Thời gian thống nhất tới nay ngót nửa thế kỷ, nhưng quả thật lòng người Nam – Bắc lúc nào cũng bất nhất chứ đừng nói tới hòa giải, hòa hợp. Cái giá của Già Hồ không chịu thống nhất khi ấy, năm 1954, đổi lấy lòng dân của hai quốc gia hôm nay thống thiết mãi mãi khôn nguôi.
Read moreTÔI TỪNG CÓ MỘT THỜI NIÊN THIẾU NHƯ THẾ (Giai Đoạn 1959-1975). (Hiep Phan)
Ngày xưa, tôi đã từng thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Nền giáo dục này đã dạy tôi làm người trước khi dạy tôi học thức. Năm 1966, tôi vào học lớp năm (nay là lớp một) tại trường tiểu học Nguyễn Du, trên tường của lớp học vỡ lòng này có một câu cách ngôn “Tiên học lễ hậu học văn” treo cố định suốt cả một năm học. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu đó là tiêu chí căn bản của nền giáo dục VNCH.
Read moreCờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị (Ðại Tá Phạm Văn Chung)
Cho đến hơn 20 năm sau, trong một quân trường Hoa Kỳ, nhân sau bài giảng về quân sử thế giới, vị tướng thuyết trình viên đã hỏi khoảng 200 sĩ quan sinh viên (khóa sĩ quan tu nghiệp) rằng:
– Trên thế giới, quân đội nào chiến đấu giỏi?
Người nói quân đội Mỹ, kẻ nói Anh, Pháp, Do Thái…. Ông tướng thủng thẳng vừa mỉm cười vừa nói: – Lực lượng Tổng Trừ Bị Thủy Quân Lục Chiến, Dù, Biệt Ðộng Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chiến đấu giỏi. Một sư đoàn của họ có khả năng chiến đấu bằng 5 sư đoàn khác, nhưng tiếc thay những lực lượng này không còn nữa.
Read moreCờ Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu (Trần Chí Phúc)
Lịch sử sáng tác của bài hát oai hùng này là khi quân Cộng Sản Bắc Việt đưa quân ào ạt đánh chiếm tỉnh Quảng Trị vào tháng 3 năm 1972 thì quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm lại vào ngày 16/9/1972 trong một trận đánh được mô tả là rất ác liệt, được ghi vào những chíến công oai hùng của người lính miền Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên Cổ Thành tỉnh Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân Việt Nam Cộng Hòa. Và chỉ một thời gian ngắn sau đó trên đài phát thanh Sài Gòn vang lên bản hùng ca Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu làm nức lòng mọi người.
Read more