Trời vừa tắt nắng, hai bên đường phố đông đúc xe cộ qua lại, ngược xuôi vì là ngày cuối tuần nên quán xá cũng đầy người. Bãi đậu xe chật cứng không còn chỗ trống. Chạy tới chạy lui, lòng vòng một đỗi cũng có người rời đi. Sau khi đậu xe an toàn, tôi đi bộ lững thững vào dãy phố đàng trước, ngoài mặt tiền. Đèn đường sáng rực hòa cùng với ánh sáng đủ màu trên các bảng hiệu nhà hàng, làm thành một khu ăn uống sầm uất của người Việt trong vùng Little Saigon. Chúng tôi có hẹn gặp nhau ở nhà hàng Gà Bistro. Chỉ độ chừng 10 người thôi, nhưng người bạn “chủ quán” cũng gọi tới, gọi lui, sợ có ít người tới dự sẽ kém vui và làm mất hào hứng của buổi họp bạn rất đặc biệt nầy.
Read moreBay Trên Miền Quá Khứ (ThaiNC)
Quê tôi vốn ở Huế, nhưng tôi lại được sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, Quảng Trị. Ba tôi đã làm việc, gặp mạ tôi ở đây, và nhận quê hương của vợ làm quê hương của mình. Năm đó tôi được mười một tuổi, và đang học lớp 5. Chiến sự leo thang mãnh liệt nơi vùng địa đầu giới tuyến nên ba mạ tôi gởi tôi về lại quê nội ở Huế trước. Quả nhiên vài tuần sau chiến cuộc bùng nổ. Dòng ngưòi di tản từ Quảng Trị về Huế sau đó đã để lại trong lịch sử một đại lộ kinh hoàng của mùa hè đỏ lửa 1972.
Nhưng tôi đã được an toàn ở Huế, tại nhà nó.
Read moreNhớ Cậu Thiệp! (Vũ Đăng Khuê)
Cậu Thiệp tức Lê Thiệp, một bút ký gia, nhà báo nổi tiếng viết nhanh, viết…độc mà tôi hay giới thiệu với bạn ta. Anh hay dùng chữ này khi nói về mình hay xưng với bạn bè và ngược lại. Tôi cũng chả biết hai chữ này bắt nguồn từ đâu, vì ngay lúc gặp, anh đã xưng như thế. Về Cậu Thiệp, tôi đã viết về “lai lịch” và “tài năng” của “Cậu” khá nhiều, xin được phép “miễn trừ”, tôi chỉ muốn nhắc lại vài chuyện chưa bao giờ kể với anh từ cái lúc anh rách hơn cái mền, lếch tha lếch thếch cho đến lúc anh phất như diều gặp gió khi trở thành anh hàng Phở 75 nổi tiếng khắp “Năm Châu”!
Read moreMùa Hè Lý Tưởng (Nguyễn Thị Ngọc Dung)
Nếu có một nơi nào không lạnh quá, cũng không nóng quá, thì đó là Vancouver. Nơi nào nắng ít, mưa nhiều, thì cũng chính là Vancouver. Cạnh Vancouver, bên kia "cầu biên giới" thì có Seattle. Khí hậu cũng tương đương. Chỉ có mùa Hè là thích nhất, vì thời tiết thường "tử tế" hơn.
Read moreBƯỚC QUA LỜI NGUYỀN - TIẾN HÀNH DỰ ÁN ĐẬP STUNG TRENG LÀ HỦY DIỆT MÔI SINH – ECOCIDE MỘT NHÌN LẠI (NGÔ THẾ VINH)
Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thuỷ điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thuỷ điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào.
Read more“Diệm thống nhất sao Già không thống nhất” (Dương Tự Lập)
Thời gian thống nhất tới nay ngót nửa thế kỷ, nhưng quả thật lòng người Nam – Bắc lúc nào cũng bất nhất chứ đừng nói tới hòa giải, hòa hợp. Cái giá của Già Hồ không chịu thống nhất khi ấy, năm 1954, đổi lấy lòng dân của hai quốc gia hôm nay thống thiết mãi mãi khôn nguôi.
Read moreQUÁN BÊN ĐƯỜNG! (Vũ Đăng Khuê)
Cách đây gần 3 năm, trong một clip về một buổi tiệc ngoài trời, chỉ một cây đàn và môt giọng hát đầy tự tin, tôi tình cờ nghe lại được một bản nhạc đã từng nghe Thái Thanh hát trước 1975, có tên Quán Bên Đường. Tôi đã cảm và giới thiệu ngay lên chung cư Phây nhưng máy bị trục trặc xóa mất.
Read moreNhật Ký của một Nữ Hộ Sinh Quốc Gia (Bác sĩ Trần Mộng Lâm)
Chiến tranh Việt Nam 1954-1975, dù gọi tên là gì chăng nữa, Nội Chiến, Chiến Tranh Xâm Lăng, Chiến Tranh Ủy Nhiệm, Chiến Tranh vì lý tưởng, vì chủ nghĩa....thì chẳng qua, đối với nhiều người, đó chỉ là một cơn bão tố, làm chết người, lôi cuốn ra biển khơi những nạn nhân vô tội, làm tan vỡ những giấc mộng, những mảnh đời một cách rất tức tưởi. Thế là có những éo le trong cuộc sống, luật sư đi làm bếp, làm nhà hàng, bác sỹ đi làm bố thắng, giáo sư chạy taxi...v.v.... Mấy ai trở lại được với những giấc mộng mà mình nuôi dưỡng, và tâm tình những người bất đắc chí đó, nào ai hay??.
Read moreĐoạn kết một chuyện tình (Huệ Trần-Góp Nhặt Đó Đây)
Vừa ký xong giấy tờ, người vợ già vừa nói với chồng: “Tôi thực sự yêu ông, nhưng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa. Tôi thành thật xin lỗi”. “Không sao, tôi hiểu.”, ông chồng già đáp lại. Nhìn cảnh này, ông luật sư đề nghị mời hai vợ chồng một bữa cơm tối. Người vợ trả lời: “Sao lại không? Dù ly hôn, ta vẫn sẽ là bạn cơ mà”.
Read moreVụ án ông già Noel (Pierre Bellemare - Đào Duy Hòa phỏng dịch)
Cách nơi họ đứng khoảng 20 mét, một ông già Noel đứng bất động trong trang phục cổ truyền: quần áo, mũ màu đỏ viền ren màu trắng, đôi giầy bốt màu đen, bộ râu dài trắng xóa. Ông già Noel đứng trên một cái bệ cạnh vỉa hè, mặc cho tuyết rơi, trời lạnh giá. Antonio đến bên cạnh ông già Noel:
Read morePhùng Há – Trăm năm nhìn lại (Võ Đắc Danh)
Theo thuyết giáo của nhà Phật, khi ta sống, cái gì ta cho thì cái đó chính là tài sản, ở lại với ta. Phải chăng, những thứ quý giá mà cô đã cho, đó chính là những vai diễn, những môn sinh mà cô đã nhọc công đào tạo để làm nên một thế hệ cải lương vàng son, vang bóng một thời.
Read moreTôi có sai không ? (PHÙNG HI)
Tôi có sai? Hình như sai, rồi hình như không sai? Tôi sẽ chối tội nếu ai đó biết. Tôi sẽ quẳng cái lương tâm chết bầm để ngủ yên. Tôi đè dễ dàng cái thiện lương yếu ớt, sau bao năm bị bào mòn bởi lắm thứ giả trá, dám ngóc đầu dậy.
Read moreCon Lọ Lem (Duy Xuyên/Tacoma)
Biển là con bé trôi sông lạc chợ, lang thang, quần áo tơi tả, đang đứng khóc mếu máo tại bờ biển Nha trang, được mẹ tôi thương hại đem về nuôi. Con bé không biết tại sao nó bị lạc cha lạc mẹ, trong một đoàn người tản cư, chạy tán loạn, khi con tàu của Pháp vừa cập bến Cầu Đá, Nha Trang, hồi năm 1941.
Read moreKỷ vật từ biệt (“Souvenir d’adieu” Pierre Bellemare - Đào Duy Hòa Phỏng Dịch)
Đọc câu chuyện TÌNH Mỹ - Nhật dưới đây thật cảm động. Người con trai Nhật đã chết vì Tình Yêu để chứng minh Tình Yêu của anh dành cho người yêu cô gái Mỹ là chân thật. Cô gái Lính Mỹ cũng chứng tỏ tấm lòng trong sạch không tham lam, mặc dầu khối tài sản đó thuộc về mình hợp pháp... Nếu tâm tính loài người hôm nay chỉ bằng một nửa của hai nhân vật Mỹ - Nhật trong câu chuyện "Tình Buồn" dưới đây, có lẽ xã hội loài người không phải tìm kiếm "Thiên Đàng hay Niết Bàn" ở đâu xa, mà đã có ngay trong thế gian này….
Read moreNhững Giọt Mưa Trên Vùng Đất Khô Cằn (Giao Thanh Phạm)
Chuyện cũ chẳng đứa nào nhắc lại bao giờ, nhưng riêng tôi thì có bao giờ quên được. Hôm nhận tiền trả nợ, Hải nói với tôi : “Ôi, ơn nghĩa gì, tình cảm trong đời nó phải như những giọt nước, bốc hơi bay lên trời, gom tụ đủ lại thì sẽ thành mưa, tưới xuống những mảnh đất khô cằn cho cây trái đơm bông”. Ghê thế đấy, cái triết lý của thằng nhóc qua Mỹ một mình mới hơn 20 tuổi đầu.
Read moreCộng Đồng Người Việt Tự Do QLD Úc Châu tham dự Lễ Hội Mùa Xuân ở Toowoonba (Phuong Ly Phan)
Phái đoàn của Cộng Đồng Người Việt Tự Do QLD do cô Kiều Oanh hướng dẩn đi tham dự Lễ Hội Mùa Xuân ở Toowoonba.
Read moreNgày của các ông bà “lão”! (敬老の日) / Vũ Đăng Khuê
Vừa viết xong một bài về “Tết của các trẻ em, Kodomo no hi” 11/9, thì nhận được một mail riêng từ một ông bạn nhắc nhở là chỉ còn vài ngày nữa là “Keiro no Hi” (敬老の日) và yêu cầu viết một bài. Ngẫm nghĩ một hồi, lại vừa được “hưởng” 1 tô thì tôi… “Ừ” và …. thế là viết.
Read moreCó những mùa Trăng! (Vũ Đăng Khuê)
Mới đó mà đã mấy chục năm. Các em, các cháu, các anh, các cô chú ngày đó nay đã thành người lớn tay xách nách mang, các ông các cụ với dâu rể, cháu chít đầy đàn, có cụ đã chầu trời và có cụ vuốt râu chờ đợi ngày….
Read moreÁnh (Song Thao)
Khi tôi hát, anh em trong đội ai cũng lắng nghe. Xong bài, mọi người ai nấy đều vỗ tay, riêng anh cán bộ, ngạc nhiên, đứng ngẩn ra: “Thế năm nay anh bao nhiêu tuổi?”. “Tôi 29”. “Vậy anh nghe đài Hà Nội bao giờ mà anh biết hát?”. “Tôi cả đời chưa nghe đài Hà Nội bao giờ. Tôi hát là hát theo từng nốt nhạc trong sách”. “Thế nà thế lào?”.
Read moreĐÔI ĐŨA TRONG VĂN HOÁ Á ĐÔNG (Thiên Cầm)
Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về văn hoá, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên đều dùng đũa trong bữa ăn, nhưng mỗi nơi lại có những thay đổi nhất định.
Read more