Ông Thạch cười ra tiếng: - Hà ... hà ... người xưa có nói "Vật tìm chủ" quả là như thế này đây. Cây đàn này đã tìm ra chủ mới của nó rồi đấy. Vậy thì "vật đi theo chủ" là đúng chứ sao? Tôi tặng cây đàn này cho cậu đấy. Cậu có nhận không? Sự việc xảy ra quá bất ngờ, khiến Trung nghẹn lời và tim đập liên hồi tưởng chừng như người ngoài có thể nghe được. Trung ấp úng:
Read moreAnh hùng Đông tiến (Huy Nguyen)
(Tấm hình duy nhất của anh Lâm còn sót lại ở Nhật Bản trong buổi diễn văn nghệ tại trại tị nạn Himeji vào giáng sinh năm 82. Cô gái đứng sau anh giữ tấm hình này 40 năm qua; là vợ người viết).
Nhưng cuối cùng anh lấy cái tên mới là Lâm Thao để trở về. Các bạn trẻ bây giờ sẽ không thể nào lý giải được tại sao có một số thanh niên hồi đó vượt biên bỏ nước ra đi, sau tìm đường về chỉ với mục đích thay đổi chế độ cho tốt hơn dù phải hy sinh mạng sống.
Read moreTruyện Ngắn Huyền Bí: Oan Hồn Người Đàn Bà Khát Tình - Topa
Người sống ở miền Nam trước 30 tháng 4/1975 mà có đọc sách báo khi nghe nói đến chuyện ma quái thì không khỏi nghĩ đến Liêu trai chí dị cùa Bồ Tùng Linh. Những chuyện này thường ngắn ngủi, văn phong đơn giản kiểu kể chuyện, kết cấu đột ngột thú vị. Bồ Tùng Linh, gốc người Mông Cổ, trưởng thành ở giai đoạn nhà Thanh mới dựng, thông minh, 18 tuổi đổ tú tài, nhưng các kỳ thi sau chẳng đỗ đạt gì. Làm thầy giáo làng nghèo, đến 71 tuổi mới được bổ làm cống sinh, 75 tuổi thì chết. Liệu trai chí dị là những chuyện kỳ dị ông viết trong nhà nhỏ sơ sài thời kỳ làm thày giáo nghèo này. Tiến sĩ Vương Ngư Dưong làm quan thương thư đọc xong Liêu Trai chí dị đã cảm đề bằng một bài thất ngôn tứ tuyệt rất hay, đặt tên là Liêu Trai đề từ (1709) nhưng cũng không làm cho Liêu trai chí dị được phổ biến rộng rãi ngay. Bài đó như sau;
Liêu trai đề từ
Cô vọng ngôn chi cô thính chi,
Đậu bằng qua giá vũ như ti.
Liệu ưng yếm tác nhân gian ngữ,
Ái thính thu phần quỷ xuớng thi.
Tạm dịch nghĩa:
Nói lời lảm nhảm (mà vui), nghe lời lảm nhảm (mà vui)
Mưa (đêm) dệt như màn mưa tơ trên giàn đậu giá dưa
Giọng đời đã chán ngấy không muốn nhắc tới nữa
Chỉ thích nghe quỷ dưới mộ mùa thu ngâm thơ.
Thi sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu phóng dịch thành
Nói láo mà chơi, nghe láo chơi
Giàn dưa lún phún hạt mưa rơi
Chuyện đời chán hẳn, không thèm nhắc
Thơ thẩn nghe ma đọc mấy lời.
Một bản dịch khác sau đó là của nhà thơ danh tiếng Vũ Hoàng Chương là
Nói bứa bừa đây nghe bứa bừa
Dây dưa giàn đậu phới tơ mưa
Giọng đời chán ngấy người lên được
Tiếng quỷ mồ thu hát thấy ưa.
Toàn tập Liêu Trai chí dị tính ra gồm trên 400 thiên, nhân vật bao gồm đủ loại hồ ly, ma quỷ, trùng thú. Được coi là một tác phẩm văn học cổ đại nổi danh Trung quốc. Các nhà bình luận hàn lâm và nghiên cứu tháp ngà sau này phân tích cho rằng Liêu Trai chí dị là có tính cách chính trị (chống đối nhà Mãn Thanh). Nhưng đối với đại đa số quần chúng bình thường thì có lẽ tính cách lý thú giải trí hấp dẫn là bao trùm. Vì thế một số các chuyện này đã được chọn lựa ra dịch sang tiếng Việt từ đầu thế kỷ thứ 20 (1901). Một trong những dịch giả hiện đại là Nguyễn đức Lân, giáo sư toán trường trung học Chu văn An Sài gòn, Sau 30 tháng 4/1975 cảnh nhà thanh đạm lại càng khó khăn hơn, cho nên Nguyễn đức Lân đã ngồi dịch một số chuyện trong Liêu Trai chí dị, có thể để tìm quên mà cũng có thể hy vọng làm phương tiện kiếm cháo. Cố gắng này thất bại vì nay chẳng thấy dấu vết của những bài dịch này. Sự kiện này dễ hiểu trong cái giai đoạn chủ trương tịch thu và đốt sách của chính phủ mới, tự xưng là cách mạng.
Thời Mãn Thanh cuối thế kỷ 17 Bồ tùng Linh là một thầy giáo nghèo thất bại trong cuộc đời, sống trong gian nhà trống trải, viết Liêu Trai chí dị tìm quên trong thế giới ảo tưởng của mình với hồ ly ma quỷ và không có điều kiện phổ biến. Thời Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cuối thế kỷ 20, thày giáo toán Nguyển đức Lân ở trong căn nhà gỗ nhỏ 3mx10m với cái gác mái tôn khu Nguyễn Thiện Thuật, dịch Liêu Trai chí dị kiếm sống cũng không thành. Có người nghĩ phải chăng cái tên Liêu Trai chí dị gắn liền với nghèo nàn bất đắc chí? Không nói được. Vì cũng thấy truyện ngắn rất Liêu trai: “Oan hồn người đàn bà khát tình” của ToPa (ở Hòa Lan là một nước không kể là nghèo nàn lạc hậu).
**
Read moreHẬN! (Thơ TRẦN ĐỨC THẠCH)
Trần Đức Thạch
Thống nhất đất nước
Mới ngớ ra "Quân ta đánh dân mình"
Miền nam giàu và dân sống văn minh
Không đói khát vật vờ như dân miền bắc...
Hận ngút trời đứa nào lừa tuổi xuân tôi coi dân mình là giặc!
Tháng Tám Tưởng Niệm Kháng chiến quân Đông Tiến (Tuệ Vân)
Tháng tám năm nay trở lại đem tới cho lòng người bao cảm xúc khi nhớ đến người xưa đã quên thân mình và gia đình chỉ vì quê hương đất nước.
Read moreTHÁNG TÁM VỀ TRONG NỖI YÊU THƯƠNG (Tuệ Vân)
Có những hình ảnh đến rồi đi, cũng có những hình ảnh con người sẽ lưu giữ hoài trong ý ức. Tôi cũng thế, đã có những hình ảnh mà mỗi khi trở về vẫn cho tôi nhiều cảm xúc. Những hình ảnh mà đã tạo nên tôi ngày hôm nay.
Read moreChuyện Tình Thời Chinh Chiến (Quan Dương)
Trong tấm hình đen trắng Trần Chơn là người đứng thứ tư có đánh dấu X súng mang vai. Còn người kể lại câu chuyện là Quan Dương đứng cuối tấm hình cũng có đánh dấu X súng cầm tay.
Trước đây cứ tưởng làm trai trong thời chiến xông pha nơi trận mạc hy sinh thân mình là ngon lành vĩ đại nhưng khi đứng trước người phụ nữ nhỏ bé kia tôi lập tức thấy mình chẳng thấm vào đâu. Tôi càng kinh ngạc hơn khi hai vợ chồng tổ chức vượt biên vì tình thế đặc biệt ghe không đủ chỗ nên Kim Loan hy sinh nhường Trần Chơn đi trước còn mình đợi chuyến sau. Thử tưởng tượng một người phụ nữ nặng chưa đầy 45 ký lại có thể cõng được một anh chàng có trọng lượng ngang ngửa với mình lên ghe còn mình phải ôm con quay trở lại lòng đầy hồi hộp lo âu.
Read moreLời nguyền trên đỉnh đèo Rù Rì (Đoàn Nhã Văn - Hoa Kỳ)
Đèo Rù Rì (Nha Trang)
Tôi khom người xuống. Chiếc xe đạp đổ đèo mỗi lúc một nhanh. Đường vắng. Đến gần khúc quẹo đầu tiên, tôi đạp nhẹ chân thắng phía sau, vừa đủ để bẻ một vòng cua thật hách. Xe tiếp tục đổ nhanh, đợi gần đến miếu, tay bóp thắng trước, chân đạp thắng sau, nghe phựt, rồi phựt, bóp mạnh thắng tay, gót chân phải đè xuống thắng chân phía sau. Tất cả đều nhẹ hều, chiếc xe như một mũi tên bắn, cứ lao nhanh về phía trước, tôi gập người xuống đến mức tối đa, lạng xe qua khúc quành, chiếc xe vượt khỏi tầm kiểm soát của tôi, lao thẳng giữa hai bệ chắn, mũi tên đã đạt tốc độ tối đa, vút về phía trước. Bên dưới là thung lũng đen ngòm. Tôi bay, bay, bay... từ trên cao độ gần 50 mét, so với mặt đường bên dưới chân đèo. Tôi nhắm mắt, hét lớn. Vùng dậy... Cả người vã mồ hôi…
Read moreTiếng Việt, tiếng Anh (Nguyễn thị Thanh Dương)
Nguyễn Thị Thanh Dương (đeo kính trắng) ăn với bạn ở Dallas , TX , USA .
Where are you, Andy, Jimmy? Come back here. Hurry up! Tôi ngẩn người khi vừa nghe ai đó gào to giữa chợ một tràng tiếng Anh với âm hưởng đầy chất Việt Nam. Nhưng tôi không ngạc nhiên vì tiếng gọi con khơi khơi giữa chợ như ở giữa sân nhà chị ta, mà vì tôi thấy cái giọng nói này quen quen, lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại.
Read moreNGƯỜI VỀ TỪ KHU CHIẾN (Nhạc sĩ Châu Đình An; Trình bầy ca sĩ Hải Lý và Châu Đình An)
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Chủ Tịch Mặt Trận Quốc Gia Giải Phóng Việt Nam từ khu chiến ra hải ngoại để tham dự Đại Hội Chính nghĩa vào tháng Tư năm 1983 tại Washington D.C., với khoảng 3.000 người tham dự.
Trời hôm nay xanh trong và nắng rực rỡ hơn mọi ngày.
Người về từ khu chiến chiếc áo đen trìu mến thân thương.
Tình Anh Kháng Chiến (KCQ Trần Thiện Khải; Ca sĩ Duy Quang)
Kháng chiến quân MTQGTNGPVN trên đường di chuyển vào quốc nội.
Nơi rừng sâu gió lạnh ngồi ôm súng nhìn từng vì sao lấp lánh.
Chốn phương trời xa vắng hiu hắt từng đêm em ơi gắng chờ anh.
ĐIẾU THUỐC BA TÔI (VML)
Nguồn hình: internet
Ông đi vì ông đã như một cây đèn cạn dầu nên thôi không cháy nữa. Vậy thôi! Trên bàn thờ ông lúc nào cũng có một cây Marlboro. Mấy đứa con hay cấm ông hút thuốc, giờ hay đến đốt một điếu thuốc lá cắm lên bàn thờ cho ông. Má tôi nhìn mà không nói gì!
Read moreGặp lại cố nhân - NGUYỄN THỊ THANH DƯƠNG
hình: nguồn internet
Tôi trang điểm xong và sửa soạn thay váy áo chỉnh tề mà lòng vừa rộn ràng vừa hồi hộp. Chốc nữa ra mắt cố nhân sau 50 năm bặt tin xa vắng. Anh có nhận ra cô gái xinh xinh tuổi hai mươi ngày xưa anh từng tương tư và thề nguyền sẽ cưới làm vợ không nhỉ? Còn anh ấy, tôi không quên mái tóc bồng bềnh của chàng sĩ quan Hải quân mỗi lần anh về phép thăm tôi và tôi từng mơ là thi sĩ để dệt những vần thơ trên tóc anh. Bây giờ tôi đã 70 và anh 75 tuổi đời rồi.
Read moreThiền vân (Thạch Trung Ẩn)
Thiên thượng phù vân (trên trời mây nổi). Góc ảnh chụp ở Florida: Thiền Vân
Xưa thời thịnh Đường Đỗ Phủ viết trong bài thơ Khả thán: “Thiên thượng phù vân như bạch y tư tu hốt biến như thương cẩu” Trên trời mây nổi như áo trắng phút chốc biến thành chó xanh”, được tôn là thi thánh, vì nói đúng việc đời thay đổi, và chính nhà thơ đã sống vất vả trong cuộc đời thay đổi, mọi dự kiến không thành.
Read moreTháng Tám Đông Tiến – Cùng Dấn Bước (Thơ Tuệ Vân)
Ta vẫn biết tự do rồi sẽ đến
Nhưng phải đấu tranh để có ngày mai
Người hỡi người hãy cùng ta dấn bước
Vì tương lai tuổi trẻ và quê hương!
Hồn bướm mơ duyên - Tân Liêu trai (Mùi Quý Bồng)
Tranh vẽ bởi bác sĩ Mùi Quý Bồng
Bẵng đi bẩy năm, sau khi Nguyên đã trỏ lại hành nghề Y Khoa, một buổi sáng khi Nguyên đang khám bệnh trong phòng mạch thì cô thư ký báo có bạn học cũ đến thăm. Nguyên mời vào văn phòng. Thì ra là Frank, Alma và một cô bé gái 6 tuổi, vô cùng xinh xắn.
Read moreBÀ ƠI BÀ ĐANG Ở CÕI NÀO? (Thi Lê)
Khoảng năm 1981-1982, đời sống giáo viên cực kỳ khó khăn. Tôi quyết định đi xe đạp thồ để có tiền mua sữa cho con. Chiếc xe đạp để đi dạy hàng ngày được bổ sung thêm cái giỏ phía trước và cái yên nệm mút phía sau poóc-ba-ga cho khách ngồi… êm đít!
Read moreNghe thơ nhạc Kháng Chiến - Tưởng niệm Đông Tiến 28 tháng 8 (Tuệ Vân)
KCQ thuộc MTQGTNGPVN trên đường di chuyển vào quốc nội.
Nhân dịp tháng tưởng niệm các KCQ VN đã hy sinh vì tổ quốc vào ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại vùng rừng núi Nam Lào trên con đường xâm nhập quốc nội thực hiện lý tưởng giải phóng dân tộc, BTVC kính mời quý vị thính giả cùng thưởng thức một số nhạc phẩm do các KCQ thực hiện trong rừng núi chiến khu.
Read moreAnh Hùng Tử - Khí Hùng Bất Tử (Tri Le)
Đầu tháng 7 năm 1987, tướng Hoàng Cơ Minh đích thân thống lĩnh đoàn quân Đông Tiến, vượt đất Lào để trở về Việt Nam. Đoàn quân tiến theo về phía trước cùng với vị chủ tướng với câu nói đã đi vào lịch sử: “đường chúng ta đi có hai cái đích, một là giải phóng Việt Nam, hai là hy sinh cho đại cuộc giải phóng Việt Nam“
Read moreNgũ uẩn là gì? -bài 1 (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Uẩn chữ Hán Việt là sợi gai kết thành bó. Suy ra Ngũ uẩn là năm sự ràng buộc, theo Từ điển Phật học của Chân Nguyên & Nguyễn tường Bách. Trong Bát-Nhã ba-la-mật-đa tâm kinh, ngay câu đầu viết: “Quán tự tại bồ tát hành thâm bát- nhã ba- la- mật- đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thế khổ ách”. Tại sao có năm sự ràng buộc?
Read more