Trong những bài hát của nhạc sĩ Thanh Hậu, tuy nhiên còn có một bài khác, sáng tác sau ngày 30 tháng 4. Bài hát này không buồn mà chua chát, nhưng vui tai mà lại ngậm ngùi, khiến TV cứ muốn nghe đi nghe lại. Bởi vì mỗi lần nghe là mỗi lần thấy thú vị. Đó là bài “Vào Vơ Vét Về.” Bài hát này diễn tả đúng tâm trạng của miền Nam VN sau khi Cộng sản vào, tên đường thì bị đổi, mọi loại vật dụng trong gia đình đều bị CS họ chở về miền Bắc
Read moreSử Việt Nam Cận Đại Qua Thơ - BƯỚC CHÂN TỰ DO - Kỳ 1 - Cập nhật (Thơ Nguyễn Sơn Đảo)
Quá mệt mỏi dân thà gạt lệ
Bỏ đình làng cha mẹ bước đi
"Cái cột đèn, nó biết đi
Nó còn đi" rứa hỏi chi là người
Những hình ảnh xe cộ đông đúc trên đường phố Sài Gòn trước 1975 (Biên soạn: Đông Kha - Nguồn ảnh: manhhai flickr / Nhạc Xưa Thời Báo)
Hầu hết những người gắn bó với mảnh đất Sài Gòn đều biết câu hát quen thuộc trong ca khúc Sài Gòn của nhạc sĩ Y Vân là: “Ngựa xe như nước trên đường vẫn qua mau…” Để thấy rõ thế nào là “ngựa xe như nước”, mời bạn xem lại những tấm hình chọn lọc thể hiện được sự sầm uất của đường phố Sài Gòn nhộn nhịp, ngựa xe đông đúc, và thậm chí là kẹt xe không khác gì hiện nay.
Read more30 tháng 4- Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (3) “Mưa Buồn Long Giao” (BS Trần Xuân Ninh – Tuệ Vân)
3/TV. Quý vị thính giả và bác sĩ N có biết không, là khi TV hỏi nhiều người cho biết thật ngắn gọn, cảm tưởng của họ sau ngày 30 tháng 4, chế độ CSVN đã đem lại điều gì đặc biệt cho miền Nam, thì câu trả lời mà TV đã nghe nhiều nhất đó là: “CS đã úp chụp lên miền Nam chủ nghĩa Mác Lê và thiết lập trên toàn cõi VN một nền chuyên chính vô sản”. Cùng một câu hỏi khi mà TV hỏi các chiến sĩ quân lực VNCH thì hầu hết nhận được câu trả lời là: cái chế độ CSVN đã đem đến cho miền Nam “các trại tập trung cải tạo”.
Read moreBánh bèo chiêu niệm (Hoài Như)
Tôi nhớ hồi ngày lễ Hai Bà Trưng, chỉ có tụi học sinh con gái là được vào trường cắm trại suốt một ngày: thi nấu nướng, thi nhảy bao bố, thi đua xe đạp chậm, thi làm hoa vải.... Giải nhất của trường năm đó là học sinh nữ lớp 9A2 với món bánh bèo. Khi nghe ông Hiệu Trưởng tuyên bố kết qủa mọi người đã ồ lên một tiếng biểu lộ sự ngạc nhiên.
Read moreChị Ơi !! Em yêu chị (Tien Luu St.)
Khi anh tốt nghiệp trung học thi đỗ vào một trường Đại học Sư phạm, chị thay anh thu xếp hành lý, lại một lần nữa đưa anh tới trường. Chị nhìn cậu con trai trẻ măng vừa qua tuổi dậy thì, do chính tay mình nuôi lớn từ nhỏ đến giờ, chị chỉ dặn anh hãy cố mà học hành, ngoài ra chị không nói thêm điều gì nữa. Nhưng anh vẫn nói: “Chị, chờ tôi quay về nhé!”.
Read more30 tháng 4 - Nhạc chủ đề Thanh Hậu (2) “Xã hội chủ nghĩa là đi xếp hàng.” (BS Trần Xuân Ninh - Tuệ Vân)
LGT: Sau 30 tháng tư, khẩu hiệu “tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” được nhắc đến hàng giờ hàng ngày và trên các báo các đài truyền thanh truyền hình VC. Chỉ trong một thời gian ngắn là người miền Nam trong đầu đầy những chữ đó. Từ đó cũng đã nẩy ra những câu nói truyền tai nhau: như xã hội chủ nghĩa là xếp hàng cả ngày, là xuống hố cả nút, là xuống hàng chó ngựa vân vân. Bài hát “Xã hội chủ nghĩa là đi xếp hàng” của nhạc sĩ Thanh Hậu đã phát xuất từ cái tâm sự mỉa mai cay đắng đó. Lời và nhạc đệm cùng nói lên cái ý ngông nghênh bất cần của ngưòi dân Việt dưới chế độ chứ không phải là với tinh thần rên rỉ than van. Điều này có phải chăng cũng giải thích cho tinh thần kiên trì tranh đấu của người dân Việt trước bạo lực trong suốt giòng lịch sử dân tộc?
Read moreKẻ Ăn Mày Phép Lạ (Trần Trung Chinh, San José ngày ó tháng 4 năm 2021.)
Nhiều người trên thế giới biết Georghiu qua tác phẩm GIỜ THỨ 25, nhưng rất ít người đọc quyển sách KẺ ĂN MÀY PHÉP LẠ. Dĩ nhiên tôi cũng không đủ giỏi sinh ngữ Anh- Pháp để đọc tác phẩm này, tôi đọc bản dịch tác phẩm này qua bản dịch ra Việt ngữ, tên của dịch giả cũng không nhớ, nhưng nhớ tác phẩm này do nhóm ông Trần Phong Giao xuất bản tại Sài Gòn. Đó là khoảng thời gian 1966 – 1967, đại khái sơ lược cốt truyên như sau :
Read moreNGƯỜI ĐI, LINH HỒN Ở LẠI… (TUẤN KHANH)
Giờ thì không có ai là kẻ thù, cần diệt trừ và không có nơi chốn nào, cần phải bị giải phóng. Chỉ có những con người nằm lại với nhau, xương thịt nằm lại trên cùng một mảnh đất, cùng ngửa mặt lên bầu trời đêm của ngọn đồi Charlie để thấy thương đau là tên gọi chung của tất cả. Tất cả thịt xương Việt Nam đã đến, đã hư không, chỉ còn linh hồn ở lại.
Read moreNhững chuyện linh tinh! (Vũ Đăng Khuê)
Kiếp người thường trải qua 4 giai đoạn: Sinh, Bệnh, Lão, Tử, lẽ dĩ nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Thằng tôi đã bước hẳn vào giai đoạn 3, trước khi được ….”gọi về”. Ở cái giai đoạn 3 này thì đầu óc vật vờ, lúc nhớ lúc quên, nói trước quên sau, nói một đàng làm một nẻo. Nếu bạn ta hỏi: hôm qua đã ăn gì? Sẽ không thể có câu trả lời ngay được mà phải “mông lung” một lúc.
Read more30 tháng 4 - Nhạc Chủ Đề Thanh Hậu (1) Một Ngày Ghi Nhớ (BS Trần Xuân Ninh - Tuệ Vân)
Ngày 30 tháng 4 là một ngày không thể quên được, đối với tất cả mọi người Việt Nam. Sự không thể quên này có những lý do khác nhau, và trái ngược nhau. Đối với CS đó là một ngày chiến thắng. Đối với tuyệt đại đa số những người sống ở miền Nam, thì đó là một ngày thất bại, một ngày quốc hận. Đối với những người ngoài cuộc, đó là ngày hai miền Nam Bắc gom lại thành một, dưới chế độ độc tài CS.
Read more20 tấm ảnh màu đẹp và sắc nét nhất của đường phố Saigon trước 1975 (phần 5) (Đông Kha /nhacxua.vn - Nguồn ảnh: manhhai flickr)
In Saigon xưa.
Phần 5 của loạt tuyển chọn ảnh màu đẹp nhất của đường phố Sài Gòn ngày xưa. Những hình ảnh này được tuyển chọn từ hàng ngàn tấm ảnh chụp Sài Gòn vào hơn 50 năm trước.
Read moreTiếng Nước Tôi (Trần Mộng Tú)
Ngày xửa ngày xưa ở ngay trên đất nước này, có rất nhiều người từ các nước trên thế giới tìm tới định cư. Họ mang văn hóa ngôn ngữ của nước họ tới và chia sẻ với nhau trong một vùng nào đó. Tuy nhiên để thích nghi với đời sống của con cái và chính mình, họ phải học hỏi ngôn ngữ và văn hóa của phần đất bao dung họ. Cha mẹ của bà Emily cũng ở trong những thành phần này.
Read moreCuộc Đời Này Đầy Dẫy Nghịch Lý (Tri Le)
Ngày xưa, dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, học sinh từ bậc tiểu học đều đã được giảng dạy môn học công dân giáo dục. Theo đó, người công dân phải biết đặt tổ quốc trên hết, phải biết kính trên nhường dưới, kính trọng người lớn tuổi. Ra đường khi gặp đám ma, phải đứng im ngã mũ cúi đầu để tỏ lòng kính trọng người quá cố. Gặp người lớn tuổi gặp khó khăn khi băng qua đường, phải biết nắm tay giúp họ qua đường.
Read moreTạ Tình (thơ Từ Hoa, nhạc Minh Huy, trình diễn Chi Huệ)
Hiên văn ai nhớ dấu hài
Mở trang cổ tích trăng cài song thưa.
Hương trời một thoáng duyên xưa
Hoá thành một áng mây đưa cuối trời.
O Lựu (Truyện ngắn - Hương Thủy )
Năm tôi lên chín tuổi, mẹ mất. Chị Cả đi lấy chồng xa, chị Hai còn dại lại đang cắp sách đến trường, Ba tôi nhờ người bác tìm hộ một người giúp việc. Và o Lựu xuất hiện trong gia đình. O Lựu người làng Bồ Bản, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhà nghèo lại đông con, mẹ o quyết định cho o lên tỉnh “đi ở ” kiếm chút vốn và cũng để bớt một miệng ăn. Năm ấy o vừa mười sáu tuổi.
Read moreToshikoshi soba! (Takenaga Hisahide)
Một ông bạn quen trên FaceBook, có lẽ đã sống ở Nhật một thời gian dài nên ông hiểu nhiều về các món ăn Nhật. Qua bài viết rất ư là… đại khái của tôi, ông đề nghị nên thêm vài giòng về Toshikoshi soba, một món truyền thống không thể thiếu vào đêm giao thừa của các gia đình Nhật. Lời khuyên rất có lý, vì ngay khi tôi chấm dứt bài viết trước, chính mình cũng chưa “hả dạ”. Trước khi vào đề xin cho phép tôi lòng vòng chút xíu.
Read moreNếu Mẹ Trẻ Lại (Thanh Dương)
Tôi vội vàng bỏ vào giỏ xách quả cam và miếng bánh bông lan để chuẩn bị đi thăm mẹ. Nursing Home chỉ cách nhà 15 phút lái xe rất tiện cho tôi đến thăm mẹ mỗi ngày.
Tưởng rằng về hưu tôi sẽ có nhiều thì giờ thong thả hơn để thăm mẹ thế mà vẫn thường có lý do bận rộn, không chuyện này thì chuyện kia, lần nào cũng hấp ta hấp tấp.
Read moreBố Và Mẹ, Và Phở (Khôi An)
Thời gian rất vô tình, cho nên điều duy nhất chúng ta có thể làm là chú ý, trân quý, và thưởng thức những cảnh đẹp, những hương thơm, những thương mến, và những nụ cười trên con đường đời mà ai cũng đi qua. Xin đừng hối hả.
Read moreVì Sao? Hỏi đáp bằng thơ (Xuyên Sơn và Kế Đô)
Anh có ở lại đây một trăm năm,
Ăn gà tây, uống coca, cũng không thành Mỹ trắng.
Anh có ở lại đây một ngàn năm,
Cắt cỏ dang nắng, cũng không thành Mỹ đen.
Tiếng Anh tiếng U nay chắc anh nói cũng đã quen,
Nhưng đến bao giờ mới phai mùi nước mắm.