Thuở ấy quen nhau trên đường thanh vắng,
Trong nắng thu sang, hay mùa trăng sáng
Chưa tròn duyên thắm nhưng đường chia đôi,
Nhưng tình xa xôi ...
Tĩnh Tâm! (Thơ Tuệ Vân)
Nhập tâm thiền định bên sông
Gió mây vờn lượn mênh mông đất trời
Thênh thang sóng nước chơi vơi
Cánh chim bay lượn lưng đồi khuất xa
Bình yên tĩnh vị hiền hòa
Bên chân gậy trúc cỏ hoa dựa đầu.
Con Gái Hà Nội Xưa (Vũ Thế Thành/ Kim Phượng sưu tầm)
Mẹ tôi nói đúng về con gái Hà Nội. Họ hiếm hoi, ẩn mình như giọt nước đọng ở mặt dưới của lá cây sau cơn mưa. Có duyên mới gặp, phải tìm mới thấy.
Read moreSống Hoa …. NHỮNG ĐÓA HOA HƯƠNG SẮC NGÀN ĐỜI (Chu Tấn )
Mỗi bông hồng hé nở mang đến cho ta lời chào mừng của một mùa xuân vĩnh hằng
(Rabindranath Tagore)
PHƯỜNG BÁT ÂM VNCS (Truyện ngắn của Trần Ngọc Tuấn)
Tốt nghiệp Nhạc Viện chưa xin được việc làm. Tôi chơi nhạc đám cưới, vũ trường, đệm đàn cho các ca sĩ hạng Phường, Quận, thi thoảng leo tới cấp Thành Phố... vẫn xác xơ chẳng đủ tram miệng, dạ dầy bữa đầy bữa vơi "điểm phổi" bằng thuốc lào hay thuốc lá nhìn kẻ no đủ lượn Dream rồi mơ tưởng đời mình tới lúc thăng hoa...
Anh Lễ nói: "Hãy ly dị phố phường theo chúng tao vài năm mày sẽ thoát kiếp sâu bọ".
Nước Mỹ, Chicago và tôi (bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Lần đầu tiên tôi biết đến nước Mỹ là do tên thành phố “Trăm quan tiền sáu cô”( San Francisco) đọc được trong một chuyện diễu trên một tờ báo mà tôi không thấy gì là buồn cười lắm, lúc học đệ thất ở Hà nội. Sau đó thì cũng trên báo tôi được biết đến thành phố Chicago có hai điều nổi tiếng. Một là tay trùm mafia Al Capone tung hoành không coi cảnh sát ra gì. Hai là Chicago có những nhà máy sản xuất thịt hộp, máy chạy không ngừng. Con bò được lùa vào cửa ở một đầu nhà máy. Phía cửa kia là những hộp thịt ngon lành sạch sẽ được chất lên xe chở ra thị trường. Trong cái giây chuyền sản xuất to lớn phức tạp này, có những công nhân luôn tay làm việc.
Read moreTẤM LÒNG NHÂN ÁI (Thơ Bắc Phong)
sœur gắng sức bồng cụ già
trên tay thêm một túi quà cầm theo
Một Thoáng “Hương Xưa” (15/10/2020 • Vương Trùng Dương)
Trong đời sống (nếu có) người đồng cảm, đồng diệu để thả hồn trong cung bậc với nhau đã khó mà kéo dài cho đến hoàng hôn của cuộc đời lại càng khó hơn. Thôi đành “Tha thiết gởi mấy cung đàn… Tơ vương nghìn năm nát tan” nhu lời ca khúc Lỡ Cung Đàn (1952) của Hoàng Giác. Trong ca khúc Hương Cố Nhân của nhạc sĩ Dzoãn Mẫn với lời hẹn ước “Từ lâu ta nguyện cùng người. Suốt đời chìm trong muôn tiếng đàn thầm rộn chơi vơi” vì mai đây mỗi người một nơi, Cung Tiến tiếp nới với hình bóng, hương vị đó với Hương Xưa.
Read moreCỨU TRỢ LŨ LỤT MIỀN TRUNG (Thơ Bắc Phong)
người chết vì lũ cuốn trôi
người sống đói lạnh đứng ngồi co ro
Quang gánh miền Trung (Huy Nguyen)
Miền Trung cũng hay được các vị lãnh đạo ví von là đòn gánh của cả nước mà miền Bắc và Nam là cái giỏ đất đai phì nhiêu ở hai đầu. Thường cái đòn gánh phải được chăm chút nhiều nhất, nếu không, nó sẽ gãy thì tiêu cả 2 thúng hàng. Gánh thường được làm từ tre có sức chịu đựng dẻo dai; chẳng khác gì sức chịu đựng của người dân miền này. Thế nhưng thực tế, đây lại là vùng chịu nhiều áp bức và bóc lột nhất. Theo dõi cái ý kiến của chính người trong guồng máy thì chúng ta thấy rằng; bộ máy quản lý đã kết hợp với đám con buôn để tận diệt tài nguyên miền Trung.
Read moreTHIÊN TAI VÀ NHÂN HỌA (Thơ Bắc Phong)
nhà quan gỗ trắc gỗ lim
mưa to lũ cuốn chết chìm mặc dân
Sông yêu sóng ngàn thước… (bác sĩ Trần Xuân Ninh, ngày 14 tháng 4/2020)
“Ái hà thiên xích lãng, khổ hải vạn trùng ba, Dục thoát luân hồi khổ, tảo cấp niệm di đà”. Nghĩa là Sông yêu sóng ngàn thước, Bể khổ sóng muôn trùng; Muốn thoát khỏi nỗi khổ luân hồi thì hãy sớm niệm Di Đà. Di đà là phật A Di Đà. Câu hỏi nẩy ra là tại sao niệm A di đà Phật mà lại thoát được khổ não. Và có thực như thế không?
Read moreTóm lược về việc biên soạn và xuất bản Sách giáo khoa tiểu học ở miền Nam trước 1975 (Nhacvangbolero.com)
Về vấn đề sách giáo khoa bậc tiểu học hiện nay đang gây chú ý và có nhiều tranh cãi, tranh luận gay gắt về mặt nội dung. Trong hoàn cảnh đó, có thể sẽ có nhiều người thắc mắc về việc biên soạn sách giáo khoa tiểu học ở miền Nam trước năm 1975 là như thế nào. Vấn đề này đã được nhắc tới một cách chi tiết trong cuốn Giáo Dục Phổ Thông Miền Nam (1954-1975) của các tác giả Ngô Minh Oanh – Hồ Sỹ Anh – Nguyễn Ngọc Tài – Nguyễn Thị Phú biên soạn, xin trích lại một số điểm đáng lưu ý về sách giáo khoa tiểu học thời kỳ 1955-1975
Read moreNhững câu chuyện ngụ ngôn ý nghĩa trong SGK lớp 1 hồi 50 năm trước (Vy Hoàng/ nhacvangbolero.com)
Bỏ qua những ồn ào và tranh cãi về Sách Giáo Khoa (SGK) của hiện tại, mời các bạn xem lại các trang sách cũ (thời VNCH), có các bài tập đọc với những câu chuyện ngắn, thường là trích nội dung từ câu chuyện ngụ ngôn của cả trong và ngoài nước, hoặc là những câu chuyện cười dân gian. Nhân vật của các câu chuyện thường là các con vật, từ gia súc gia cầm như chó, gà, vịt, bò, ngựa… đến chim chóc và thú rừng như cọp, voi, thỏ, cáo, quạ… Bên dưới mỗi câu chuyện luôn có lời nhận xét của người soạn sách, đó có thể là bài học rút ra từ câu chuyện được kể, nhằm để khuyên răn học sinh hãy xa rời thói xấu, rèn luyện tính tốt.
Read moreNhà Đối Kháng Phạm Đoan Trang (Thơ Tuệ Vân)
Tay không tấc sắt đứng giữa trời
Dõng dạc vạch trần kẻ bạo gian
Châu chấu đối đầu cùng ác điểu
Chính tâm cao nhịp trổi tiếng đàn
KIẾP KHỔ (Thơ Bắc Phong)
mưa bão dồn dập miền Trung
dâng cao nước lụt một vùng mênh mông
PHỤ NỮ BẤT KHUẤT (Thơ Bắc Phong)
bắt người cầm bút tự do (*)
nhà báo độc lập chúng lo lắng gì?
Rượu Quan San (Thơ Hải Lê)
Một tấc ly hương vạn dặm xa
Ba năm luân lạc đã như già
Chí trai chìm nổi đời kiêu bạc
Năm tháng còn nguyên nợ nước nhà.
Truyện ngắn - CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG (Van Mong Nguyen)
Sau một tuần với mấy thằng ra, xe Tiền Trạm đón tại Phi Trường Phú Bài, chạy về chợ Đông Ba đợi lấy thực phẩm tiếp tế, mua đồ ăn cho Lính đời nào mấy Ông Tiền Trạm lựa chọn so đo trả giá, cứ đưa mảnh giấy hàng cho Bà nào và mọi sự tốt lành. Mấy thằng Lính tăng cường ngồi trên xe chờ, nhìn trời mây mông lung, bỗng thằng Sơn vụt phóng nhanh nhảy xuống xe, thằng Hà giật mình nhảy theo không kịp, thằng Sơn nắm cổ người thanh niên đang cùng Cô gái đi bên đường, tay đấm miệng hậm hực. - Bạn Tao ở chiến trường chết sống để Mày tán người yêu của Nó dẫn đi chơi hả! Người con gái là Nhã, luống cuống hoảng sợ cúi đở người con trai phân bua. - Mấy Anh đừng hiểu lầm, đây là Anh bà con của Nhã mới từ Sài Gòn thăm Huế.
Read moreCây Thầu Đâu (Trần Thế Phong)
Trước ngày tôi đi, mẹ nấu một mân cơm cáo tổ tiên, ông bà cô bác. Hai mẹ con đang ngồi ăn, mẹ đứng dậy đi lại tủ thờ, mở cửa lấy ra một gói giấy có quấn dây thun thật kỹ. Mẹ mở ra ba bốn lớp giấy trong đó có một xấp tiền cuộn tròn. Mẹ nói: - Từ ngày mẹ trở về lại nhà, Trời Phật cho mẹ mạnh khỏe, mẹ trồng rau, nuôi heo, nuôi gà, buôn bán giành dụm được một ngàn rưởi mẹ cho con đem vào nuôi cháu. Mẹ ở xa quá không giúp được gì cho con cho cháu. Mẹ cũng muốn lo cho con cho cháu nhưng thời cuộc đổi thay chẳng biết làm răng được. Tôi khóc và tôi nói không ra lời.
Read more