Xuân năm nay hả hê vui là đảng
Máu loang đồng cho đảng thành công
“Giết, giết nữa, bàn tay không ngơi nghỉ” (1)
Giết đến cùng cho “sở hữu toàn dân”
SẮP XUẤT BẢN: OKINAWA – MỘT THỜI ĐỂ NHỚ (Nam Nghệ Tân Xã )
Hàng chục cuộc phỏng vấn với nhân chứng sống, những lần cất công xin tư liệu như thể điệp vụ bất khả thi trong việc đàm phán với chính quyền Okinawa, những bài hồi tưởng về các chuyến vượt biên không thể nào quên, những hình ảnh quý giá tưởng như không thể nào sưu tầm được, những bài viết từ những người tưởng như không bao giờ cầm bút… tất cả những nỗ lực phi thường đó đã kết tinh trong quyển sách này.
Read moreTùy bút: KIẾM SĨ SAMURAI – NHỮNG ÁNH THÉP HÀO HÙNG THỜI TRUNG CỔ NHẬT (Dzũng Trinh)
Anh đào là loại cây thường nở hoa hàng năm vào lúc Xuân về khi tiết trời đang ấm lên. Đời sống của những hoa Anh đào thật ngắn ngủi, nhưng có hai lần trở thành tuyệt đẹp. Đó là khi hoa nở rực rỡ dưới ánh nắng Xuân và khi hoa bay theo làn gió lìa cành. Samurai tự ví đời sống của mình đẹp và thơ như đời sống của Anh đào. Ở đó, sự sống và sự chết đều có nét đẹp khác nhau. Sự can đảm đã tạo dựng cho các Samurai xem cái chết như là một điều vinh dự, một cái đẹp của cánh hoa đào rơi.
Read moreSuy nghĩ cuối năm: CÙNG NHAU XUỐNG BIỂN MÒ CUA (Khánh Vân)
Đời sống rất thực tế ở xứ Mỹ đã đưa người ta, những người bình thường làm ăn lương thiện, đến chỗ làm gì cũng phải tính toán, từ đó phải ngân sách hóa gia đình. Tiền chợ, tiền nhà, tiền ăn, tiền bảo hiểm sức khỏe, tiền thuốc men, xe hơi, ngay cả bảo hiểm nhân mạng để ít ra có đủ tiền chôn cất hay hỏa thiêu mình sau này, chưa kể tới tiền săng nhớt và bảo trì xe cộ, tiền học hành và sách vở cho con cái, tiền thù tạc bạn bè, tiền đóng góp cho xã hội, tiền đóng thuế cuối năm... làm gì cũng phải tính. Từ đó lấy vợ lấy chồng cũng phải tính luôn.
Read moreNHỮNG MÁI ĐẦU KỀ CHỤM (TRẦN HÀN GIANG)
Sau khi chào tạm biệt người trưởng ban tổ chức, không nén vẻ xúc động, một lần nữa người ký giả của nhật báo ASAHI quay lại cúi đầu trước 8 thân người đang ngồi im lặng dưới mái tây hiên chùa JOENJI. Gió bấc trở mạnh, thổi từng cơn cắn xiết da người - cuộc tuyệt thực cho nhân quyền Việt Nam đang bước vào giai đoạn cam go nhất trước sự tấn công nghiệt ngã của thời tiết.
Read moreTìm được người thấu hiểu mình mới thực là niềm vui lớn nhất (Khuyết Danh)
Sống ở đời, nếu có một người hiểu rõ bạn thích gì, cần gì, khiến bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi ở bên, thì đó chính là món quà lớn nhất mà cuộc sống này dành cho bạn.
Read moreThơ Chuyển ngữ - ĐỢI CHỜ TRONG KHÔNG TRUNG (Trần Thụ Ân)
Tìm bóng của lời hứa
Dấu đằng sau nụ cười
Tiếng người run bối rối
Đẩy thời gian ra khơi
Buổi sáng đã lên tơ
Chờ ngày đan sức sống
Xiêm áo tung gió lộng
Rước mùa về thinh không
Hồi ký TỔNG Y VIỆN DUY TÂN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1967-1973 (Phạm Viết Tú)
Nói về Tổng Y Viện Duy Tân mà không nhắc tới các thương bệnh binh là một thiếu sót lớn, vì thương bệnh binh là đầu mối, là đối tượng phục vụ của người lính Quân y. Bây giờ đây, một số đã ra đi vĩnh viễn, một số khác đang sống vất vưởng nơi quê nhà, chịu mọi sự đắng cay và thiếu thốn cả về vật chất cũng như tinh thần, do thù hận và kỳ thị. Một số nhỏ khác có lẽ đang sống một cuộc sống không kém khó khăn tại các nước tạm dung tự do dân chủ. Có thể nói trong cuộc chiến vừa qua tại Việt Nam, các thương binh của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thực sự bị bỏ rơi, và bị nhiều thiệt thòi nhất. Biết đến bao giờ các anh hùng tử sĩ, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa mới được chính thức vinh danh trở lại? Còn giờ đây, tuy thời cuộc đã đổi thay, nhưng tôi vẫn tin rằng trong thâm tâm, người dân miền Nam vẫn tôn xưng người lính Cộng hòa là những anh hùng vô danh, đã dũng cảm chiến đấu, oanh liệt hy sinh, bảo vệ nhân dân, chống lại bạo quyền cộng sản.
Read moreNgày Xuân viết thêm về Chuyện Tháng Giêng: Từ Chiến Thắng Đống Đa đến Giỗ Trận Đống Đa (Phạm Cao Dương)
Một điều đáng tiếc khác là khác với Lịch Sử Hoa Kỳ sau chiến tranh Nam-Bắc, Lịch Sử Việt Nam không có được những người như Tướng Ulysses S. Grant của Miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của Miền Nam trong thời Chiến Tranh Nam - Bắc trong cách hai người đối xử với nhau khi Tướng Lee tới gặp Tướng Grant để chính thức đầu hàng. Tướng Lee đến với lễ phục sạch tinh, nguyên nếp, mang gươm trang trí cực đẹp của một tướng lãnh quý tộc Miền Nam ở cạnh sườn. Còn Tướng Grant thì ngược lại. Mặc dù là thuộc phe chiến thắng, ông ăn mặc xoềnh xoàng, không khác một người lính thường, quần áo, giầy trận còn “dính bùn đất hành quân”, không mang gươm cạnh sườn, ngoại trừ huy hiệu cấp tướng. Đến khi ra về Tướng Lee và các sĩ quan khác của ông vẫn được giữ nguyên tất cả, đặc biệt là không bị sỉ nhục, không phải nạp gươm và tiếp tục được ngồi trên lưng ngựa. Cả hai đều tự giữ được mình, giữ tư cách cho mình và giữ tư cách cho nhau, tôn trọng lẫn nhau trong một hoàn cảnh vô cùng tế nhị.
Read moreTùy Bút Đầu Năm (Tuệ Vân)
“Mọi sự đến rồi đi. Cái còn lại là tình người, là cái đức mà chúng ta để lại cho con cháu. Mà cái đức thì đến từ cái tâm. Cái tâm tốt thì gặp được điều lành. Cái tâm dữ thì có vay sẽ phải có trả. Quan trọng là khi chúng ta nằm xuống, cái tâm được bình thản không vướng bận.” Tôi nhớ ba mẹ chúng tôi thường nói với chúng tôi như vậy.
Read moreSaxophone Auld Lang Syne (Author: Robert Burns – Saxophone: Kenny G)
Should auld acquaintance be forgot,
And never brought to mind?
Should auld acquaintance be forgot,
And auld lang syne!
Happy New Year (Songwriters: Benny Andersson/Bjoern K Ulvaeus - Singers:ABBA) - Auld Lang Syne (Robert Burns - Singer: Mariah Carey)
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend
Happy New Year
Happy New Year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Tường trình cuối năm 2019 (Takenaga Hisahide /Vũ Đăng Khuê)
- Có Phở hay bánh cuốn không?
- Không có phở, không có bánh cuốn, …nhưng có bánh căn, chè trôi nước, nem nướng, bánh mì, cháo lòng….
Linh đình quá chứ!
Dù không có món mình yêu thích nhưng tôi vẫn quyết định đi để gặp lại….. tình yêu và cuộc sống.
Cám ơn anh các cô, các chú trong Hiêp Hội đã tất bật cả mấy tuần nay để “mâm cơm ngày Tết” Fujisawa khá thịnh soạn. Bà con cô bác tham gia nhé.
Chúc Mừng Giáng Sinh 2019 Và Năm Mới 2020 (Ban Biên Tập Bức Tranh Vân Cẩu)
Cây Bút Parker (Thụy Ái)
Chuyện ngày xưa, buổi nay nhớ tới vẫn như ngày hôm qua. Cầm trên tay cây bút Parker mà anh đã tặng cho tôi năm nào, bỗng thấy xao động và có chút nao nao trong tâm tưởng. Trải qua bao sóng gió trên con đường vượt biển, những đồ vật tôi mang theo hầu như đã mất hết, ngoại trừ kỷ vật nhỏ bé tôi đang cầm trên tay, cây bút Paker mà không hiểu vì lý do gì vẫn ở lại với tôi cho đến hôm nay. Chỉ có thể giải thích đó là kỷ niệm đẹp của một thời mà cuộc đời vẫn dành cho tôi. Cầu chúc anh, con người đặc biệt, một cuộc sống bình an hạnh phúc trong thế giới phức tạp của con người.
Read moreLời Cảm Tạ Trong Ngày Lễ Tạ Ơn 2019 (Ban Biên Tập Bức Tranh Vân Cẩu)
Nhân ngày lễ Cảm Tạ 28 tháng 11 năm 2019
Ban Biên Tập của trang Bức Tranh Vân Cẩu
Xin gởi đến Quý Thính Giả và Độc Giả lời chân thành cảm tạ:
Người quý giá nhất trong cuộc đời tôi (HANDA Kotomi)
Người quý giá nhất trong cuộc đời tôi là ba mẹ tôi. Tôi yêu ba mẹ tôi bằng cả con tim mình. Tuy nhiên, tôi đã không thể cho ba mẹ thấy được tình yêu thương đó, và nhất là giữa tôi và ba mẹ dường như không thể hiểu nhau. Đối với tôi, một người sinh ra và lớn lên ở Nhật Bản, ba mẹ tôi là người gần gũi nhất và thật đáng buồn khi nói ba mẹ tôi cũng là người xa cách nhất.
Read moreThơ Viễn Xứ (Lê Hoàng Hải)
Cơn gió đông vừa tới
Làm co ro bông cỏ lau mới trổ
Run rẩy trên đường hàng cây bóng đổ
Lạnh lùng ai,
nỗi khổ,
tha hương...
Mạn đàm về Xuân Hương nữ sĩ (Lê Hoàng Hải)
Xuân Hương nữ sĩ sinh ra trong giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn, cùng thời với các danh sĩ Nguyễn Du, Phạm Đình Hổ, Phạm Thái, Phạm Quý Thích... Nhiều con cháu họ Hồ đã cất công sưu tra, cho rằng gốc gác của nữ sĩ là từ Nghệ An, nhưng cũng không ai dám chắc. Chỉ có một thuyết nói chung chung và phổ thông hơn cả, là cô sinh ra trong một gia đình tôn quý, nhưng cha mất sớm, rồi mẹ đi tái giá, gả nữ sĩ làm vợ lẽ cho người ta. Có thuyết khác lại nói Xuân Hương mồ côi mẹ, có cha là một cụ đồ nổi tiếng, đã dắt cô đi dạy học nơi này nơi kia. Thậm chí, có người còn đặt câu hỏi, liệu có thật có một nhân vật Hồ Xuân Hương là tác giả của những bài thơ Nôm đặc biệt, hay chỉ là thơ dân gian của nhiều người gộp lại; bởi thư tịch sớm nhất viết về nữ sĩ, cũng chỉ mới xuất hiện năm 1916 mà thôi.
Read moreKhông học vẽ mà thành họa sĩ: Hồng-Hải Lê-HAMY (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Nét đặc biệt của Hồng Hải mà những người dù chỉ gặp một hai lần cũng không thể nào quên là nói năng nhỏ nhẹ, dịu dàng, tươi tỉnh. Sang Pháp, đời sống thay đổi vất vả hơn nhiều, nhưng Hồng Hải vẫn thế. Cái đặc biệt khác, là khi Hồng Hải vẽ tranh là vẽ chơi, góp vào với một nhóm họa sĩ trong thành phố Lyon, nước Pháp. Cho đến một hôm, khi đi xe buýt Hồng Hải bỗng thấy thành phố để bích chương thông báo triển lãm tranh của mình tại các trạm xe buýt. Và sau đó, Hong-Hai Le HAMY trở thành họa sĩ nổi tiếng toàn nước Pháp. Được mời triển lãm tranh toàn quốc, được mời lên truyền hình biểu diễn và được mời sang Bắc Kinh và Hồng Kộng nói về lối vẽ đặc biệt của mình.
Read more