Tình cảnh gia đình tôi thời đó thật bế tắc. Tôi đang ở Sài Gòn, ở trọ nhà một người bạn của ba để chờ đi vượt biển. Anh trai lớn của tôi nguyên là học sinh Trường kỹ thuật Cao Thắng Đà Nẵng. Sau khi ba bị bắt, anh vỡ mộng làm chàng sinh viên trường Bách Khoa Phú Thọ vì nạn lý lịch. Anh tôi ôm ba lô đi làm công nhân cầu đường; chấp nhận đi khuân gạch đá, cưa bom, vét cống khi tuổi đời vừa chạm hai mươi. Đứa em gái kế tôi, tuổi xuân phơi phới như các bạn cùng lứa thì theo đoàn thanh niên đi đào kênh ở Phú Ninh để giảm bớt miệng ăn ở nhà.
Read moreBà Giáo Thụ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh - hồi ký)
Trong hoàn cảnh túng thiếu như vậy, chắc vào khoảng đầu năm 1947 đột nhiên ba tôi bị bắt giam không hiểu vì lý do gì. Mợ tôi thông báo tin này cho bà giáo Thụ, người quen thuộc độc nhất ở Vinh. Các bạn bè quen biết hay đồng nghiệp của ba tôi đã về quê hay ra Bắc hết cả rồi, chẳng còn ai. Bà nhanh chóng ra tay giúp đỡ. Chẳng nhớ là trong vòng mấy ngày, một buổi bà đến nhà bảo cả nhà đi theo bà vào hành cung trong thành Vinh. Bà cho biết là bà có người quen là Nguyễn Thứ Lễ tức là thi sĩ nổi danh Thế Lữ và một số người tên tuổi khác đến họp với các nhân vật trong hội đồng nhân dân thành phố Vinh tối hôm đó. Bà sẽ đưa chúng tôi tới trình bày hoàn cảnh gia đình để xin cho ba tôi.
Read moreSỐNG VÀ CHẾT Ở SÀI GÒN (Hồi ký HOÀNG HẢI THỦY)
Tháng Chạp Tây, bánh xe lãng tử đưa tôi đi một vòng Cali. Đêm cuối năm trong một thành phố nhỏ, tôi xem một phim video về Hà Nội do những người Hà Nội làm. Thành phố Hà Nội được người Hà Nội yêu thương quá cỡ. Hà Nội được yêu thương trước 1945, Hà Nội được yêu thương sau 1945. Có đến 50 bài thơ, bản nhạc được làm để ca tụng Hà Nội và diễn tả tình yêu Hà Nội. Trong khi đó thành phố Sài Gòn thương yêu của tôi có gì? Thành phố Sài Gòn của tôi được thương yêu, được ca tụng như thế nào? Bao nhiêu? Một bài Sài Gòn Đẹp lắm Sài Gòn ơi của Y Vân, một bài Vĩnh biệt Sài Gòn của Nam Lộc. Còn gì nữa??
Tôi sẽ viết về thành phố Sài Gòn và tình yêu Sài Gòn.
Read moreHồi ký TỔNG Y VIỆN DUY TÂN TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CỘNG GIAI ĐOẠN 1967-1973 (Phạm Viết Tú)
Nói về Tổng Y Viện Duy Tân mà không nhắc tới các thương bệnh binh là một thiếu sót lớn, vì thương bệnh binh là đầu mối, là đối tượng phục vụ của người lính Quân y. Bây giờ đây, một số đã ra đi vĩnh viễn, một số khác đang sống vất vưởng nơi quê nhà, chịu mọi sự đắng cay và thiếu thốn cả về vật chất cũng như tinh thần, do thù hận và kỳ thị. Một số nhỏ khác có lẽ đang sống một cuộc sống không kém khó khăn tại các nước tạm dung tự do dân chủ. Có thể nói trong cuộc chiến vừa qua tại Việt Nam, các thương binh của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã thực sự bị bỏ rơi, và bị nhiều thiệt thòi nhất. Biết đến bao giờ các anh hùng tử sĩ, các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa mới được chính thức vinh danh trở lại? Còn giờ đây, tuy thời cuộc đã đổi thay, nhưng tôi vẫn tin rằng trong thâm tâm, người dân miền Nam vẫn tôn xưng người lính Cộng hòa là những anh hùng vô danh, đã dũng cảm chiến đấu, oanh liệt hy sinh, bảo vệ nhân dân, chống lại bạo quyền cộng sản.
Read more