Thế là tôi đã rời thành phố Vinh đầy ắp kỷ niệm vào khoảng giữa năm 1947. Cả gia đình gồm mợ tôi gầy ốm trơ xương ôm trong tay em gái út của tôi, Minh Nguyệt tuổi chừng 5 tháng. Dũng đeo cái cặp da người sĩ quan Nhật cho ba tôi trước ngày quân Tầu giải giới – tài sản quý nhất lúc đó của ba, vừa vì hàng da tốt, vì vừa tình nghĩa bạn bè. Tôi biết là tôi không đi tay không, nhưng không nhớ là mang cái gì. Ba tôi điều khiển cái xe đạp của ông nội đem từ quê vào khi về làng xin ông bà nội phương tiện di chuyển gia đình. Chiếc xe là hiệu Peugeot (tức là loại ngon lành nổi tiếng) ông nội mua từ ngày còn trong quân ngũ mà tôi thấy ông nội cẩn thận để trên cái giá xe đạp bằng gỗ, đặt trong căn nhà ngang của ông nội, mỗi khi tôi được ba mợ tôi đưa về quê chơi những năm trước. Chiếc xe đạp này có lịch sử đáng nói vì cái chuông của nó
Read moreBà Giáo Thụ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh - hồi ký)
Trong hoàn cảnh túng thiếu như vậy, chắc vào khoảng đầu năm 1947 đột nhiên ba tôi bị bắt giam không hiểu vì lý do gì. Mợ tôi thông báo tin này cho bà giáo Thụ, người quen thuộc độc nhất ở Vinh. Các bạn bè quen biết hay đồng nghiệp của ba tôi đã về quê hay ra Bắc hết cả rồi, chẳng còn ai. Bà nhanh chóng ra tay giúp đỡ. Chẳng nhớ là trong vòng mấy ngày, một buổi bà đến nhà bảo cả nhà đi theo bà vào hành cung trong thành Vinh. Bà cho biết là bà có người quen là Nguyễn Thứ Lễ tức là thi sĩ nổi danh Thế Lữ và một số người tên tuổi khác đến họp với các nhân vật trong hội đồng nhân dân thành phố Vinh tối hôm đó. Bà sẽ đưa chúng tôi tới trình bày hoàn cảnh gia đình để xin cho ba tôi.
Read more