Thương anh người kháng chiến quân
Gian nan vì dân đấu tranh
Thương anh tình em sẽ gửi bên người
Theo từng nhịp bước quân hành
Thương anh người trai nắng mưa
Xông pha ngày đêm sớm trưa
Mong anh ngày mai đất nước thanh bình
Ta cùng vui khúc hoan ca
Tháng Tám và những người yêu nước (Hành Tư)
Họ là những kháng chiến quân của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.
Những người đã từ bỏ sự nghiệp, rời xa mái ấm gia đình, quên đi hạnh phúc cá nhân để trở về khu chiến Dựng Cờ Chính Nghĩa. Họ đã chứng minh sự tiếp nối truyền thống hào hùng yêu nước và cứu nước của Tổ Tiên Việt Nam.
Nhạc phẩm Trăng Chiến Khu (KCQ Trần Thiện Khải - Ca sĩ Tuyết Hương)
Cây nghiêng nghiêng bóng mây dài
Quê hương đang thiết tha lời
Từ ngày quân giặc về đây
Là ngày oán hận ngàn nơi
Hò ơi hò hỡi
Lòng đã quyết ra đi vì vương bao thề
Ngày mai sông núi kia
Ngời xanh bao ước mơ
Những Đoản Khúc Tháng Tám (Tuệ Vân)
Trưa nay đọc bài viết “Nhớ Về Võ Hoàng” của một vài chiến hữu áo nâu: Vũ Đăng Khuê, Khánh Tâm, Nguyễn Xuân Nghĩa, lòng tôi có một điều gì đó nao nao. Định viết cho xong các bài dậy trong lớp theo chủ đề tháng tám của trường cho các học sinh nhưng tâm tư không tịnh, đành phải xếp lại hồ sơ viết bài vì không thể tiếp tục công việc. Ngưng tay, tôi mở máy thâu hai bài nhạc vừa viết cho tháng tám. Trong âm thanh tiếng hát, hình ảnh của những chiến hữu tiên phong lại trở về trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ của một thời áo nâu nhớ về những chiến hữu kháng chiến quân những người đã đem trọn tuổi xuân và hạnh phúc cá nhân hiến dâng cho dân tộc.
Read moreNhớ Võ Hoàng, nhà văn đi Kháng Chiến (Tâm sự của một vài áo nâu.)
Nếu đất nước ta thanh bình, điều chưa hề có từ bao lâu nay rồi, một con người tài hoa và lý tưởng như Võ Hoàng có lẽ đã cống hiến rất nhiều cho văn học và nghệ thuật nước nhà. Với sức làm việc kinh hồn và óc nhận xét tinh tế cùng khả năng diễn tả rất đa diện, Võ Hoàng đã có thể là một nhà văn có ảnh hưởng trong chúng ta ở nơi đây. Anh mất quá sớm, khi mới 35 tuổi, vào lúc sung sức nhất, sáng tạo nhất, để lại một sự tiếc thương khó nguôi ngoai trong bằng hữu, và một tiếng thở dài bất tận trong chúng ta, về hai chữ vận nước.
Read moreVề trường hợp trái giống - transgender - (Lâm Phong - Ngày 17 tháng 7/2019)
Trái giống là tạm dịch chữ transgender tiếng Mỹ. Transgender là để chỉ một người tự coi mình như ngược lại với hình thể phái tính trời sinh của mình. Nói cho rõ thì một người rõ ràng là đàn ông với những đặc tính cơ thể và sinh lý đàn ông, nhưng tự cho mình là đàn bà. Mặc y phục trang điểm và làm dáng vẻ cũng như hành xử giống như một người đàn bà. Thí dụ như mang nịt vú giả hay bơm vú giả và mặc váy…Có thể có người trái giống đi giải phẫu để có bộ phận cơ thể đàn bà. Tương tự như thế, một người transgender đàn bà thì cũng thường làm đủ cách để như là đàn ông. Trong xã hội Việt nam trước đây sống theo quy ước cổ truyền tự nhiên, tác phong tư thái của một người transgender có thể làm cho người khác thấy khác thường nhưng rồi cũng bỏ qua, không đụng chạm đến làm gì, tuy trong lòng thì cũng có chút khinh thị.
Read moreMÙA VU LAN 84 TƯỞNG NHỚ CÔNG ƠN CHA MẸ (Dương Tử Dương Ngọc Sum)
Mẹ mất năm Đinh Mão (1987) thọ 78 tuổi , vì ghét bọn Việt Cộng Địa Phương, không muốn đem về quê chôn mà muốn được hỏa táng rồi đem tro cốt rải trên Sông Đồng Nai để được dòng nước đưa ra biển. Trong thâm tâm, Mẹ tôi sợ, chính Mẹ tôi nói ra:” Chôn ở quê nhà, rồi vì thương Mẹ, các con về thăm mồ mả, lỡ chúng thù oán, phục kích bắt thủ tiêu tụi bây, bọn VC ác ôn lắm, không việc ác độc nào chúng không dám làm.” Sau 30/4/75, vì thù oán cá nhân, chúng bắt đem đi và thủ tiêu hết một đứa em thứ Bảy của tôi rồi!
Read moreNụ Hoa Trong Gió Chiều - Azalea - Bác sĩ Huỳnh Anh Trần Schroeder's painting
Nụ Hoa Trong Gió Chiều - Azalea - Bác sĩ Huỳnh Anh Trần Schroeder ‘s painting.
Read moreChế độ “Cao ngạch y liệu” (Huy Nguyen)
Sau những tin tức về tai nạn hoặc nhập viện trong tình trạng nguy hiểm của du học sinh và các em lao động Việt Nam, tôi nhận không ít tin nhắn hỏi thăm về chế độ bảo hiểm sức khỏe của Nhật Bản, Trường hợp lỡ bị bệnh nặng, chi phí trị liệu cao, không có khả năng chi trả thì sẽ như thế nào?
Read moreVề hiện tượng Trịnh Công Sơn (Bác sĩ Trần Xuân Ninh Ngày 18 tháng 7/2019)
Mới đây có một bài viết tác giả đã bỏ công ra suy nghĩ phân tích khá kỹ càng những ca khúc Trịnh Cộng Sơn về cả mặt âm thanh lẫn lời lẽ. Mà nói chung là nêu ra nhiều điều không chỉnh. Có thể là vô lý, vô nghĩa nữa. Nhưng không thể không thừa nhận rằng nhạc TCS khá là được nhiều người ưa thích, vì những lý do khác nhau. Thời Việt Nam Cộng hòa, nhờ được truyền đi bởi giọng hát Khánh Ly độc đáo, còn thời Việt Cộng nhạc TCS được VC thổi lên vì lý do chính trị, nhất là từ sau đổi mới mở cửa ra ngoài theo tư bản, cho tới bây giờ.
Read moreHồi sinh đợi ngày (Bác Sĩ Trần Xuân Dũng)
Tôi bước hết một đoạn đường nhỏ. Tôi tra chìa khóa vào ổ. Phải xoay 2,3 lần mới mở được cửa. Trong phòng tối om. Tôi đưa tay bật đèn. Một cái giường xếp , trống không. Một cái bàn nhỏ với một cái ghế. Ở vai ghế, có vắt một cái áo rằn ri của binh chủng . Trên túi áo ngực bên tay phải có thêu tên Tuấn và trên chữ này có một cánh dù. Tôi ngó lên tường, không thấy treo một bức hình nào cả. Tôi đặt mình trên chiếc giường xếp mà mỗi lần Tiểu đoàn 6 hành quân xong, được về Vũng Tầu nghỉ, Tuấn đã nằm. Tôi nhớ tới bài thơ của anh trước đây tôi đọc, và đã cảm thấy sao như có vẻ nói gở:
Đất lạnh Hồ Trường một dốc chưa say Lưng đau cát sỏi ai thay xương mình Điểm trang khô mắt đăng trình Nghiêng thêm băng gía hồi sinh đợi ngày. Nghiêm Sĩ Tuấn ...
Read moreNgọn Nến Muộn Màng Cho Người Yêu Nước Nghiêm Sỹ Tuấn (TRẦN MỘNG TÚ Bellevue 4-3-2019)
Nghiêm Sỹ Tuấn chết ở cái tuổi đẹp nhất của đời người: đời của một Y Sĩ, một Thi Sĩ và đời người Lính. Với ba cái đó cộng lại, Nghiêm Sỹ Tuấn là một con người sống lý tưởng và ôm đầy hoài bão tốt đẹp.
Anh đã bước vào cuộc chiến, bỏ lại sau lưng gia đình, công danh, tình yêu và tuổi trẻ.
Với trái tim nồng nàn Anh đã đối diện với định mệnh Si Vis Pacem Para Bellum.
Read more1949/1984/2019 (Việt Nguyên 25/6/2019)
Các công ty Apple, Google, Facebook v. v… đã biến xã hội Âu Mỹ tự do thành xã hội theo dõi dân. Năm 2000, Google thu thập tất cả những kinh nghiệm cá nhân, đời sống, lối sống của mỗi người trên mạng biến thành dữ liệu (Data) cho công ty Google và các công ty khác biết ý muốn chọn hàng của khách. Phục vụ của các công ty tốt hơn, đời sống khá hơn nhưng dân không còn đời sống riêng tư. Từ giáo dục, tài chính, thương mại cho đến hành nghề y khoa, qua mạng lưới các công ty nay kiểm soát và chỉ huy tất cả dịch vụ. Bác sĩ hành nghề y khoa mất lựa chọn và quyết định theo kiến thức cá nhân.
Năm 2013, Facebook nghiên cứu xúc cảm xảy ra trong khi người xử dụng đang lên mạng, hành động của khách hàng, thị trường thay đổi ảnh hưởng đến tâm tính của mỗi người v. v… Tất cả dự kiện được bán và trao đổi từ vụ xì căng đan chính trị Cambridge Analytica cho đến Starbucks, hay Mc Donald.
Read moreMột nhận xét khác về nhạc Trịnh Công Sơn (do Sen Nguyen chuyển qua Diễn Đàn Tuổi Hạc)
Lời giới thiệu của ban biên tập BTVC
Trịnh Công Sơn đã được VC thổi phồng ca tụng trong những năm sau khi có chính sách Đổi mới, đến độ lấy ba chữ Trịnh Công Sơn để đặt tên đường, và nhạc Trịnh Công Sơn gọi là nhạc Trịnh. Gần đây lại có dự tính mở “môn Trịnh Công Sơn học” ở đại học Văn Lang quận Gò Vấp, Sài gòn.
“Một nhận xét khác về nhạc Trịnh Công Sơn” là một bài viết được chuyển đi bởi người ký tên Sen Nguyễn, qua Diễn Đàn Tuổi Hạc. Bài viết khá dài và tác giả khá mất công tìm hiểu so sánh TCS với nhiều nhạc sĩ có danh ở Việt Nam. Vì thế bài đã được đặt tên là “Một Nhận xét khác”, vì không nặng cảm tính mê cuồng hay bài bác mà nhiều người đã có về TCS.
Xin mời quý vị và các bạn đọc cho biết. Hy vọng đến hết bài sẽ có một cái nhìn khách quan lý thú về Trịnh Công Sơn và quần chúng đã chú ý đến nhạc TCS. Cũng chưa biết chừng thấy bài này là một đóng góp cho môn Trịnh Công Sơn học. mà VC tính chế ra.
Lời ngỏ
Trong những lần chuyện trò cùng bạn bè, tôi thường bị phê bình là thiếu hiểu biết, không thấy cái hay trong nhạc Trịnh Công Sơn mà nhiều người thích. Điều này không làm tôi khó chịu vì mỗi người đều có những ý thích khác nhau và âm nhạc chỉ là một khía cạnh nhỏ trong đời sống cá nhân của tôi, nếu không có cũng không hề gì.
Tôi viết bài này không nhằm mục đích đụng chạm “thần tượng” của bất kỳ ai vì đó là điều không cần thiết nhưng để trình bày rõ ràng cho bạn bè những suy nghĩ trung thực và hiểu biết của tôi về ca khúc của Trịnh Công Sơn mà tôi chưa bao giờ giải thích. Người viết không đánh giá nhân phẩm Trịnh Công Sơn mà chỉ nhìn vào nhạc phẩm, bối cảnh sáng tác và đưa ra những sự kiện lịch sử để giải thích cho hiện tượng Trịnh Công Sơn như cũng như một nhạc sĩ XYZ nào đó.
Bài viết có thể có những lời khó nghe, có thể là sự xúc phạm đối với những người thích nhạc Trịnh Công Sơn mà không cần biết nhạc hay như thế nào nhưng nó cũng có thể đem đến cho nhiều người khác một cách nhìn khách quan hơn khi đánh giá tác phẩm của bất cứ nhạc sĩ nào.
Người viết bài này không phải là nhạc sĩ, thi sĩ hay văn sĩ mà chỉ một người bình thường với khả năng tiếng Việt của một học sinh trung học miền Nam và biết chút ít âm nhạc qua sách vở nên rất hoan nghênh những lời phê bình đứng đắn để cho người viết cùng các bạn đọc khác học hỏi.
TÌNH BẠN (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Tình bằng hữu như hồi trống vỗ,
Thưở học trò của tuổi ngây ngô,
Lưu luyến dáng phượng trời sách vỡ,
Lưu bút dày, màu giấy mực khô.
CHUYỆN TÌNH ĐÊM VŨ TRƯỜNG (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Anh mời em bước cha-cha, ta quen nhau,
Trong vòng luân vũ, ta yêu nhau,
Đèn vàng hiu hắt điêu slow ao dào,
Anh bảo chia lìa, nhịp tango bỗng nghẹn ngào.
Tội thằng bé… Nhớ thương mãi quê nhà... (Huy Nguyễn)
Tháng 3 năm 75, Ban mê Thuột thất thủ, một số chú quê ở Ban Mê bồn chồn vì không biết phải về đâu. Chỉ còn 2 tháng nữa là hết niên khóa nhưng các cha quyết định cho các chú về sớm vì tình hình càng ngày càng bi đát, Nha Trang đang hỗn loạn. Cây đàn Electone đầu tiên của Nha Trang được TCV Sao Biển mua về nhưng chưa có dịp trình diễn được mang ra để các chú thưởng thức lần cuối cùng trong thánh lễ. Đàn anh Lê đăng Ngôn được diễm phúc chơi cây đàn này và bản nhạc được chọn là “Hành trang tuổi trẻ” chắc để cây đàn phát huy được hệ thống có trống và dàn orchestra đệm theo, vốn rất xa lạ và mê hoặc với chúng tôi thời bấy giờ.
“Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời”… Tội thay, đó là lần cuối cùng chúng con gặp nhau.
Read moreNGƯỜI ĐẾN RỒI NGƯỜI ĐI: HOÀ THƯỢNG THÍCH QUẢNG THANH (bài viết KIỀU MỸ DUYÊN)
Thưa Thầy, con kính mời Thầy nói vài lời mời đồng hương Phật tử đén tham dự lễ Phật Đản ở chùa Bảo Quang trong chương trình Cái nhà là nhà của ta hàng tuần Thầy nhé.
Thầy Quảng Thanh nhanh nhẹn nhận lời ngay :
– Tôi sẽ gọi vào.
Đó là chiều thứ tư Thầy gọi vào mời đồng hương tham dự đại lễ Phật Đản ở chùa Bảo Quang, thành phố Santa Ana và Thầy cũng mời luôn đồng hương đến tham dự nhận nguyệt san Trúc Lâm, dùng cơm chay từ lúc 4 giờ chiều, nghe nhạc đạo , nhạc thiền 5 giờ và đúng 6 giờ đại lễ Phật Đản bắt đầu.
Chiều cùng ngày, Thầy gọi tới và nói :
– Tôi không thể nói trên chương trình của chị chiều thứ sáu.
Tôi rất ngạc nhiên, vì mấy chục năm nay quen thầy khi thầy hứa điều gì thì không bao giờ thầy thực hành lời hứa của thầy.
Thầy nói tiếp :
– Tôi đang nằm bệnh viện.
Kỷ Niệm 89 Năm Ngày Tang Yên Báy (17/6/1930 - 17/6/2019) (GS Phạm Cao Dương)
“Ở đó tối hôm ấy, có cả những ông già bà cả, những người áo rách, tay thành chai. Ở đó tối ấy có cả một ông thủ tướng với mấy ông bộ trưởng ngồi lẫn vào đám đông chỉ lấy tư cách là dân một nước. Chúng tôi đã được nhìn rõ nét mặt trang nghiêm của mọi người yên lặng tưởng nhớ tới người xưa, trông nước mắt chảy giòng giòng trên những bộ mặt tươi tốt hay răn reo lúc kẻ nói chuyện tả lại bước đường cùng của mười ba người liệt sĩ. Tôi đã nghe thấy tiếng “Vạn tuế” đáp lại mười ba tiếng hô “Việt Nam” của cả một dân tộc, mười ba tiếng “Vạn tuế” hô lên để an ủi anh hồn mười ba liệt sĩ lúc hùng dũng bước lên đoạn đầu đài đã bị bàn tay thực dân bịt miệng, chỉ mới kịp kêu hai tiếng “Việt Nam”.
Read moreCHUYỆN THẾ GIAN (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Thương thuyền trên sóng lênh đênh,
Bến bờ vọng tưởng, mông mênh sóng sầu.
Nhưng thôi trên quả địa cầu,
Nghiệp duyên một chuyến, đừng sầu bước đi.
Cõi đời sinh tử biệt ly,
Vui buồn một chuyến xin ghi tâm đầy.