Một năm sau mẹ tôi qua đời, bỏ lại tôi một mình đi trên con đường dài và hẹp đó với bóng dáng yêu dấu của bà. Rồi cũng một năm sau nữa, cha tôi đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh bắt đưa ra Liên Khu Năm làm “công tác xóa nạn mù chữ”. Tôi trở thành thằng bé mồ côi, phải về ở với ông bà nội. Mỗi ngày tôi vẫn đi trên con đường làng ấy, nhưng bây giờ tôi đến trường cùng một đám anh em bà con trạc tuổi. Sau này, trong đám học trò dưới mái trường làng ngày ấy có vài thằng lên núi đi làm… kách mệnh, có đứa sớm thành liệt sĩ; nhiều đứa làm quan làm lính cộng hòa, cũng có lắm thằng đuợc Tổ Quốc Ghi Ơn; đám còn lại là nông dân năm tháng soi mặt với ruộng đồng, nhưng cũng có thằng trở thành giáo sư, bác sĩ, lấy vợ rồi đóng đô luôn ở chốn thị thành, chỉ lâu lâu dắt díu nhau về thăm làng cũ.
Read moreVĩnh Biệt "Ông Thầy" Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng (Phan Nhật Bắc)
Một Đời Đau Thương (Nguyễn Thị Huế Xưa)
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố.
Huế Xưa đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, đặc biệt dành cho kỷ niệm 32 ngày 30 tháng Tư. Nhân vật chính trong chuyện kể là một cựu chiến binh chính gốc Hoa Kỳ mang họ Ngô, dòng họ của người phụ nữ Việt mà ông yêu thương nhất……….
Đôi mắt xanh của Kevin không dưng sáng lên và tia nhìn của ông trở nên thân thiện:
- Bà hay đi chùa phải không? Tôi cũng đạo Phật.
Tôi ngạc nhiên đến tột cùng.
Cuộc đàm thoại với người đàn ông Mỹ có cái tên Việt này bắt đầu kỳ thú. Có lẽ bắt gặp cái nhìn nghi ngờ của tôi nên Kevin đưa tay vào cổ áo lôi ra một sợi giây chuyền vàng với cái tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch rồi giọng buồn kể:
- Vợ tôi tặng cho tôi sợi dây chuyền này khi chúng tôi mới lấy nhau...
Rồi bỗng dưng Kevin ngưng kể, đôi mắt nhắm lại và lắc đầu:
- Chuyện tôi buồn lắm, lúc khác nói chuyện nữa nghe bà.
Một Thuở Hồn Hoang (Phạm Mạnh Tuấn)
- Làm gì ở đây?
Giọng sắc cạnh, đanh đá của cô gái trẻ cất lên sau lưng khiến tôi giật mình quay lại. Dáng dấp một thiếu nữ trong bộ đồ bộ đội màu lá chuối rộng thùng thình, trên đầu đội chiếc mũ tai bèo, mặt bịt khăn chỉ chừa hai con mắt to dữ tợn đang nhìn tôi trừng trừng. Tôi ấp úng:
- Tôi cho cá ăn.
Cô gái xăm xăm đi lại giật cái xô đựng cám trên tay tôi, hất hàm hỏi:
- Có biết làm không đấy?
Tôi cố nhịn trước câu hỏi trịnh thượng của cô gái.
- Tôi làm theo anh Vị.
Cô gái ấn xô cám vào lại tay tôi rồi đứng chống nạnh ngó lăm lăm, miệng “hừ” một tiếng.
Tôi phân vân không biết cô gái đáng ghét này là ai, không lẽ là người yêu của gã chủ nhiệm “Tổ hợp Đánh cá (THĐC) Nhà Bè”?
…………
Thưa quý vị và các bạn,
Có người nhắc tôi viết tiếp truyện "Một Thuở Hồn Hoang" hay "Oan Gia Bắc Kỳ" đọc cho vui, nên tôi ráng viết.
Hy vọng giúp vui cho quý vị được mấy phút.
Nhưng phải nói trước truyện này tôi chế ra một nửa đấy, tất cả tên các nhân vật cũng đã được đổi. Hình cũng có cái thật, cái download trên internet ...
Trân trọng,
Phạm Mạnh Tuấn
Read moreB Ẫ Y và RỌ. (Trần Trung Chính)
Quyển sách Quân Sử của TQLC/VNCH cũng đề cập đến khả năng ghê gớm và hiệu quả của Hải Pháo đặt trên các tàu chiến tiếp cận bờ biển Quảng Trị đã bắn yểm trợ TQLC/VNCH . Đây là loại vũ khí mà các tướng lãnh của BV không biết tới. Họ đã điều động nhiều súng phòng không để kiềm chế các máy bay KQ , nhiều đơn vị mang hỏa tiễn AT-3 để khống chế chiến xa của ta, dùng đại bác 130 ly tầm xa 32 km bắn cường tập vào mục tiêu để đè bẹp pháo binh ta. Nhưng không có đơn vị nào trang bị hỏa tiễn ĐỊA đối HẢI để đẩy lui các chiến hạm của HK ngày đêm pháo kích vào các căn cứ của Cộng Quân ! Điều này cũng dễ hiểu vì quân đội Liên Sô và Trung Cộng không có kinh nghiệm nào về hải pháo và cũng chưa bao giờ tham chiến với mô thức chiến trận này. Suy ra, nếu có tác chiến trực tiếp với HK thì bộ binh Trung Cộng hay bộ binh Liên Sô cũng sẽ chịu tổn thất nặng nề y như quân đội BV vậy thôi.
Read moreP H Á P M Ô N L À N G (Trần Trung Chính)
Làng Mai
Người viết chỉ sử dụng 3 chữ PHÁP MÔN LÀNG là cố ý để người đọc hiểu sao cũng được , người đọc cũng có thể suy diễn phần nói lái của 2 chữ MÔN LÀNG là hiểu ngay cuộc đời tình ái của ông Nhất Hạnh. Tuy nhiên cuộc tình bất bình thường của cặp đôi Nhất Hạnh – Cao Ngọc Phượng không phải là trọng điểm của bài viết này, người viết chỉ nêu ra sự kiện để người đọc biết được những điều mà họ không bao giờ công bố hay thừa nhận khiến cho những độc giả cỡ dưới 40 – 50 tuổi không hề biết.
Read moreTẠI SAO VŨ HOÀNG CHƯƠNG BI BẮT VÀO NHÀ TÙ KHÁM LỚN? (Phạm-công Bạch, CVA 57)
Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba: bắt đầu từ bài thơ thời sự, kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.
Read moreBàn luận về câu RỬA TAY GÓI KIẾM: Võ Thuật, Võ Đạo, Võ Khí và Võ Hiệp (Trần Trung Chính)
Thưa anh Trần Xuân Ninh,
Tác giả bài viết này chắc chắn không có học võ nên lầm giữa ĐAO và KIẾM,
Đao là vũ khí dùng để chém, Gươm cũng dùng để chém, cả 2 binh khí này to
bản và chỉ sắc bén có 01 bên, phía bên không sắc bén người ta gọi là "sống đao",
chả thế mà ông Cao Bá Quát đã làm câu thơ :
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời
Còn kiếm không có "sống kiếm" như gươm đao mà sắc bén cả 2 bên và nhọn như
lưỡi lê của garant , kiếm dùng để đâm và nhẹ hơn gươm đao nên những người nhỏ
con và phụ nữ thích sử dụng. Các môn phái dùng kiếm như Nga Mi, Côn Luân dạy
các môn sinh khinh công và sử dụng "lắc cổ tay" để giết địch thủ. Anh đọc CÔ GÁI
ĐỒ LONG thì anh thấy Kim Dung có bao giờ để Diệt Tuyệt Sư Thái và Chu Chỉ
Nhược "chém" ai bao giờ đâu ( ĐÔ LONG ĐAO THÌ CHÉM chứ Ỷ THIÊN KIẾM MỚI ĐÂM).
Một sai lầm nữa của người Việt là gọi vũ khí của các samourai là kiếm Nhật (anh xem film
7 Chàng Hiệp Sĩ thì thấy họ chém đối phương), đúng ra phải gọi là gươm Nhật mới đúng.
Sau 1984, em có đi học Aikido và được học gươm Nhật cũng như đi học kiếm tàu của môn
phái Đường Lang nên biết rõ 2 tính năng của 2 vũ khí này (tiếng Tàu ĐƯỜNG LANG nghĩa
là CON BỌ NGỰA nên đao của phái Đường Lang có cả đơn đao và song đao, giống như
Con Bọ Ngựa chém đầu con đực sau khi làm tình)
Vài dòng luận bàn võ khí cùng anh.Trần Trung Chính
Read moreN H Â N Q U Ả của G I Á O H Ộ I Ấ N Q U A N G. (Trần Trung Chính)
Một câu hỏi khác có liên quan mật thiết với học thuyết NHÂN QUẢ, đó là tại sao Giáo Hội Ấn Quang đã gieo NHÂN tốt, có LÃNH ĐẠO NỔI DANH (làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc) có đội ngữ cán bộ xách động quần chúng tài tình (có những người học vị rất cao), có sự ủng hộ cuồng nhiệt của khối tín đồ (xem phật tử Huế đi dự đám tang của nhà sư Thích Trí Quang hồi tháng 11/2019)…vậy tại sao kết QUẢ của Giáo Hội Ấn Quang ( sau khi nhà sư Thích Quảng Độ qua đời) lại quá bi thảm !
Có một cái gì “không ổn” trong diễn trình NHÂN – DUYÊN –QUẢ này chăng ? Theo ý kiến riêng của người viết, chính Thích Trí Quang và tập đoàn lãnh đạo của tăng lữ Bình Trị Thiên đã “luộc chín” NHÂN TỐT của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập GHPGVNTH vào năm 1964 tại Sài Gòn.
Read moreRửa Tay Gác Kiếm (Sean Bảo)
Viết xong bài Giang Hồ Vặt mà tâm trí còn phiêu hốt, lại thèm đi giang hồ trong tư tưởng nên đào bới lại trong những trang kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung mà làm nguồn cảm hứng. Bắt đầu bằng câu chuyện "rửa tay gác kiếm" của Lưu Chính Phong trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Tưởng cũng nên kể lại rằng Lưu Chính Phong là cao thủ phái Hành Sơn, một danh môn chánh phái. Mê thổi tiêu, sáo mà kết bạn tri âm với Khúc Dương, một tay chơi thất huyền cầm 7 dây tuyệt diệu. Khúc Dương trưởng lão lại thuộc phe Ma giáo bàng môn tả đạo. Tình bạn tri âm tri kỷ hiếm có này vượt qua định kiến giai cấp chánh tà, trái phải; để từ đó người du dương với tiếng sáo, kẻ miên man với tiếng đàn; giai điệu Tiếu Ngạo Giang Hồ ra đời tiêu dao đầy hào khí mà âm ba cuồng cuộn tình nhân thế, đi vào cõi nhân gian một câu chuyện hư thực đẹp mê hồn và quyến rũ. Tiếu Ngạo Giang Hồ là khúc nhạc hòa tấu không lời. Chỉ có tiếng tiêu và đàn dây nên có lẽ rất vi vu, réo rắt và phiêu bồng. Nhưng chắc chắn thiếu phần rộn rã quyến rũ như các bản hòa tấu của Paul Mauriat, hay của Yanni gần đây. Dù vậy cái tựa của ca khúc và câu chuyện của Kim Dung thì thật là tuyệt đẹp và lôi cuốn muôn phần...
Read moreThấy ta rồi.........
Ai đã bắn què chân con hùm xám Nguyễn Ngọc Loan?
Nguyễn Ngọc Loan
Để kết thúc câu chuyện, tôi xin nhường lời cho Eddie Adams:
“Ông Loan chạy thoát Việt Nam trong thời gian Sài Gòn xụp đổ và đến Mỹ. Sau cùng ông định cư ở vùng Burke, tiểu bang Virginia. Ông gắng mở một tiệm ăn ở miền Bắc Virginia nhưng khi có người biết ông là chủ thì tiệm ăn đóng cửa. Có những người phản đối đi vòng quanh khu đó hò hét để xả hơi nỗi bất bình của họ một cách thời thượng, an toàn.
“Ông ta rất đau yếu vì bị ung thư một thời gian. Và tôi nói chuyện với ông trên điện thoại tôi muốn làm một cái gì đó. Tôi giải thích mọi điều và kể lại chuyện tấm hình đã hủy hoại đời ông như thế nào thì ông ta chỉ muốn quên chuyện đó. Ông nói thôi bỏ đi. Còn tôi thì không muốn ông bỏ đi như vậy.”
“Thiếu tướng Loan từ gĩa cõi đời. Ông để lại vợ và năm đứa con. Phần lớn những bản tóm lược tiểu sử người quá cố cũng giống như tấm ảnh đã hủy hoại đời ông, chỉ có một chiều và cố chấp”.
Adams gửi hoa phúng điếu với một tấm thiệp trên viết dòng chữ, “Cho tôi xin lỗi. Lệ đang ứa trong mắt tôi.”
Read moreMột Cuộc Di Tản Giáo Dục Lớn Khỏi Việt Nam (Nguyên Ngọc)
Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà.
Read moreSÚNG TRƯỜNG AR 15 và M 16 (Trần Trung Chính)
Cho đến nay gần 50 năm VC chiếm được miền Nam nhưng bọn lãnh đạo của CSVN chưa bao giờ công bố số tổn thất nhân mạng của cán binh miền Bắc, nhưng dân chúng miền Nam biết rõ là miền Bắc không có Thương Phế Binh và các Nghĩa Trang Liệt Sĩ thì có bia nhưng không có hài cốt !!!
Số liệt sĩ của binh sĩ miền Bắc theo sự phỏng đoán đã lên tới khoảng 3 triệu, như vậy chắc chắn họ bị giết không phải do AR 15 và M 16. Còn vũ khí nào đã giết được cán binh Cộng Sản nhiều như thế ?......
Read moreCon ơi ! ... Bây giờ con ở đâu ? (Philato)
Tuổi già Việt Nam sống trên đất Mỹ được hưởng tương đối "dư giả" về vật chất, đầy đủ về y-dược hơn gấp bội các cụ đồng niên tại quê nhà nhưng hình như lúc nào cũng thấy thiếu thốn tình cảm của con cháu, nhất là những cụ phải "ra-riêng". Cuối tuần, ngày nghỉ lễ, hễ nghe chuông điện thoại reo là mừng, tưởng ngay ra tiếng con gọi, vội vàng chạy đến, chưa nhắc phôn lên đã hỏi:
Read moreĐám Cưới Ngày Xưa (Tiểu Tử)
Ông mai là thầy giáo Kiến, nhờ là bà con của hai bên nên mọi sự đều được dễ dàng… Tuy vậy, ổng cũng gặp chút khó khăn khi tính chuyện đám cưới! Nguyên do là ông Cả Dừa đòi đàng trai đến rước dâu ‘bằng một con heo đứng’ – nghĩa là heo sống – Nghe như vậy, ông Cả Bảy nói: “Cũng đúng chớ! Tập tục ông bà để lại làm sao thì mình cứ làm theo y chang như vậy mới là phải đạo!”
Read moreTHÁNG TÁM VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC (Phạm Diễm Hương)
Quý chiến hữu thân kính,
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã hy sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại Nam Lào. Trong trận đụng độ này, ngoài chủ tịch Hoàng Cơ Minh, Mặt Trận còn mất một số chiến hữu lãnh đạo khác như chiến hữu Trần Thiện Khải, Chiến hữu Võ Hoàng và một số Kháng Chiến Quân...
Những tháng năm khó khăn sau biến cố Nam Lào: Tất cả chúng ta đã phải dằn nỗi đau mất mát quá lớn lao để tiếp tục đấu tranh, đểtừ chiến khu, từng đoàn quân Đông Tiến vẫn tiếp tục lên đường về nước, để ở hải ngoại các chiến hữu mình tận tâm tận lực phản bác, bẻ gãy mọi luận điệu xuyên tạc của địch cùng những dèm pha cay nghiệt của một số người (đứng bên lề công cuộc đấu tranh), để bảo vệ chính nghĩa, để che chắn mọi tổn thương nhắm đến Anh Linh các chiến hữu đã hy sinh.
Chúng ta hãnh diện đã giữ gìn được thanh danh quý ch/h Tiên phong trong suốt 37 năm qua. Trong các buổi lễ Tưởng Niệm. chúng ta thường tuyên đọc phần tiểu sử ngắn của Thầy và của từng Kháng Chiến Quân. Bất giác tôi chợt lo, theo thời gian, thế hệ các ch/h trẻ sẽ không biết hoặc không còn nhớ phần đời rất thật, rất sống động và giá trị của các KCQ. Các KCQ dần mất hút, chỉ còn linh vị với bảng tên bên dưới.
Trong Khí Thiêng Tháng Tám năm nay 2024, tôi muốn mời quý ch/h cùng đi lại từ đầu, cùng gặp các KCQ lúc họ đang bước vào lịch sử như Võ Hoàng, như Trần Thiện Khải...
Hôm nay xin mời quý ch/h đọc lại bài viết về KCQ Võ Hoàng của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa viết năm 2001, là năm MT chính thức tuyên bố về những mất mát tại Nam Lào. Bài viết được đăng trong cuốn “Trên Đường Đông Tiến”, Việt Tân xuất bản năm 2007.
Phạm Diễm Hương
Read moreCao Hổ Cốt ( DS Trần Thanh Cảnh)
Cao Hổ Cốt
Trong y học cổ truyền cao hổ thường được dùng làm thuốc bổ dương, vì có nhiều đạm. Ngoài ra nó còn được dùng làm thuốc giảm đau, mạnh gân cốt, trừ tê thấp.Nhưng những tác dụng này mang tính truyền thuyết nhiều hơn là thực chứng.
Read moreGÓP PHẦN GIẢI ĐÁP MỘT NGHI VẤN LIÊN QUAN ĐẾN “CANH GÀ THỌ XƯƠNG” (Trần Huy Bích)
Đền Trấn Vũ/Quan Thánh- Hà Nội
SAI LẦM, HAY TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT CÔ GIÁO TRẺ
Ngày 12-9-2012, cô giáo Hà Thị Thu Thủy dạy tiết cuối trong đề tài ôn tập ca dao cho học sinh lớp 7A10 tại trường Trung học Phổ thông Lômônôxốp ở Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 4 tháng 10, một phụ huynh lớp ấy liên lạc với ban Giám hiệu nhà trường, phàn nàn rằng trong bài tập môn Văn của con có câu “canh gà Thọ Xương là một món ăn ngon của Hà Nội” nhưng câu ấy không được sửa và bài vẫn được cô giáo cho 8 điểm (trên 10). Sau khi tìm hiểu và nhận được thêm thông tin từ các bạn của con, vị phụ huynh ấy vừa khiếu nại với nhà trường, vừa tung tin ra trước dư luận. Sự việc sau đó được phát tán trên mạng, nhiều phụ huynh nhập cuộc, đua nhau chỉ trích cô giáo và đòi kiểm tra lại trình độ học vấn của cô. Nhà trường cho biết cô tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc loại “Giỏi,” và bảo vệ luận văn Thạc sĩ với số điểm tối đa 10/10. Cô giáo Thủy giải thích rằng khi giảng bài thơ của Dương Khuê mà cô gọi là ca dao, có học sinh hỏi, “Có phải đó là món canh của Hà Nội?” cô đã trả lời, “Cũng có nhiều người hiểu như thế, các con cảm nhận như thế nào?” nhưng sau đó không giảng lại rõ hơn cho các em. Có học sinh viết, “Hà Nội còn đặc sắc với những món ăn nổi tiếng như canh gà Thọ Xương,” cô gạch dưới những chữ ấy bằng mực đỏ và ghi nhận xét ở bên lề là “Sai.” Tuy nhiên, có lẽ vì không đủ thời giờ, cô đã không sửa lại cho tất cả các em. Điều đáng nói là sau đó cô giáo Thủy nộp đơn xin từ chức, trở nên trầm cảm nặng, phải vào bệnh viện. Sau khi ra khỏi bệnh viện, cô tắt điện thoại cá nhân vì mệt mỏi trước búa rìu dư luận, không liên lạc với ai nữa, và về quê.
Read moreB I Ế T S Ợ (Trần Trung Chính)
Cuộc đời chính trị của nhà sư Thích Trí Quang được soi rọi nhiều nhất từ Lễ Phật Đản năm 1963 cho đến1975, cho nên người viết thấy rõ phe thứ nhất đã cố tình bưng bít sự thật về “con người chính trị “ củaThích Trí Quang qua một số bài viết như sau :
1. Viên Giác Phan Tấn Hải đã dịch những tài liệu giải mật của CIA viết từ tháng 11/1963 để chứng minhrằng CIA đã giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu chứ không phải là Thích Trí Quang. Nhưng lịch sử chiến tranh Việt Nam đâu có dừng lại ở thời điểm tháng 11/1963, thế những việc làm lợi cho Việt Cộng của Thích Trí Quang từ 1963 đến 1975 sao Viên Giác Phan Tấn Hải không truy tìm những tài liệu giải mật của CIA để mà dịch luôn cho xứng đáng là người soi sáng lịch sử ? (Viên Giác Phan Tấn Hải là đương kim Chủ Bút của công ty VIỆT BÁO ở Nam Cali nên trả lời câu hỏi này)
Read more