Một năm sau mẹ tôi qua đời, bỏ lại tôi một mình đi trên con đường dài và hẹp đó với bóng dáng yêu dấu của bà. Rồi cũng một năm sau nữa, cha tôi đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh bắt đưa ra Liên Khu Năm làm “công tác xóa nạn mù chữ”. Tôi trở thành thằng bé mồ côi, phải về ở với ông bà nội. Mỗi ngày tôi vẫn đi trên con đường làng ấy, nhưng bây giờ tôi đến trường cùng một đám anh em bà con trạc tuổi. Sau này, trong đám học trò dưới mái trường làng ngày ấy có vài thằng lên núi đi làm… kách mệnh, có đứa sớm thành liệt sĩ; nhiều đứa làm quan làm lính cộng hòa, cũng có lắm thằng đuợc Tổ Quốc Ghi Ơn; đám còn lại là nông dân năm tháng soi mặt với ruộng đồng, nhưng cũng có thằng trở thành giáo sư, bác sĩ, lấy vợ rồi đóng đô luôn ở chốn thị thành, chỉ lâu lâu dắt díu nhau về thăm làng cũ.
Read moreNgưòi Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang -Phạm Tín An Ninh-
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại:
· Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi. Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Read moreĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ (Phạm Tín An Ninh)
Một đám con nít sáu mươi
Tìm nhau kể chuyện trên trời dưới sông
Trên trời mây nổi mênh mông
Dưới sông bèo dạt bềnh bồng nổi trôi…
PHẠM TÍN AN NINH – CON ĐƯỜNG GIẢI OAN CHO MỘT CUỘC BỂ DÂU (Đỗ Trường)
Sau chiến tranh, tuy bị bức tử, nhưng Văn học miền Nam vẫn hồi sinh, phát triển, để bước sang một trang sử mới. Văn học Hải ngoại, một hình thức, hay tên gọi văn chương tị nạn, là sự nối dài của nền Văn học ấy. Và từ đó, ngoài các nhà văn tên tuổi, ta thấy, xuất hiện một loạt các cây viết mới. Họ xuất thân từ những người lính, tù nhân, thuyền nhân tị nạn, như: Cao Xuân Huy, Song Vũ, hay Phạm Tín An Ninh…
Read moreGiai nhân tự cổ…(Phạm Tín An Ninh)
Nhờ bài thơ với bốn câu mở đầu không đâu vào đâu này, tôi bất ngờ nhận được điện thư của một người có tên Van Loubet từ một nơi nào đó gởi ngợi khen và hỏi tôi có phải là cậu bé nhà quê ngày xưa vào Nha Trang, có thời trọ học ở một con hẻm lớn trên đường Phương Sài. Tôi khá ngạc nhiên, vì bài thơ tôi viết vội chỉ để gởi đăng trên Đặc San Võ Tánh & Nữ Trung Học Nha Trang, nhân dịp đại hội cựu học sinh hai ngôi trường này tổ chức tại Houston hơn hai năm trước đó, mùa hè năm 2005;
Read moreNhững dấu chân lưu lạc (Phạm Tín An Ninh)
Xin cám ơn Na-Uy, đất nước xa xôi, lạnh lẽo, nhưng rất nồng ấm tình người. Nơi in đậm mãi những dấu chân lưu lạc của tôi và cả gia đình. Đã cho chúng tôi, nhất là các con cháu tôi, một tương lai tốt đẹp như hôm nay, mà nếu còn ở lại trong nước sẽ phải khốn cùng dưới chế độ phân biệt đối xử của chinh quyền Cộng Sản
Read moreĐôi mắt mùa xuân (Phạm Tín An Ninh)
Nếu không nhờ đôi mắt ấy có lẽ tôi không bao giờ nhận ra vợ chồng người bạn trẻ, từng là ân nhân đã giúp tôi giữ được mạng sống của nhiều đồng đội và của cả chính mình, thời tôi còn lăn lộn trên chiến trường, khi lằn ranh sống chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
Read moreO Huế ngày xưa (Phạm Tín An Ninh)
Về đây tìm lại – người ơi
Bao nhiêu kỷ niệm một thời đáng yêu
Tóc pha sương – đẫm nắng chiều
Về đây – mang tuổi thơ theo với mình
Tản mạn tháng Tư: Cái Bóng Cuộc Chiến Và Món Nợ 45 Năm (Phạm Tín An Ninh-Tháng 4/ 2020)
Một chế độ đi ngược lại lòng dân và xu thế phát triển của nhân loại, tất yếu phải bị đào thải. Vấn đề còn lại chỉ là thời gian – và sẽ biến thiên tùy theo những trái tim có cùng nhịp đập.
Read more