…………..Nhưng “bà” khôn ngoan hơn bọn việt cộng đàn ông ở chỗ bà không vào các trang Việt ngữ của chúng tôi để phát biểu và tranh luận công khai với những nội dung chống đối như vầy, mà bà đóng vai một người phụ nữ nuôi con và dạy con học tiếng Việt ở Mỹ như một người Việt tỵ nạn của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đọc văn của bà và lập trường chánh trị ỡm ờ thân cộng, ca ngợi cộng sản một cách khôn khéo thì biết rõ bà, cho dù có sống thật ở Mỹ, bà cũng không thể nào là một người thuộc cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ như chúng tôi, mà là một loại “di dân kinh tế” từ Việt Nam cộng sản sang “đế quốc Mỹ” sống mà thôi. Chúng tôi biết, bà không dám đối thoại trực tiếp với chúng tôi tại bất cứ diễn đàn Việt ngữ nào ở hải ngoại, nên bà dùng BBC làm cái loa khổng lồ tung ra thứ dư luận truyền đơn cộng sản một chiều rải khắp thế giới, bơm các kiểu lý luận của bà vào đầu óc những người Việt ngây thơ không biết gì về cộng sản, vào đầu óc các thế hệ trẻ con người Việt vốn kém tiếng Việt, và vào đầu các bà mẹ Việt Nam quanh năm chỉ quen với cái bếp và đàn con, muốn dạy con tiếng mẹ đẻ ở xứ người. Mánh khóe này của bà tinh vi lắm.
Read moreỪ thôi
Ừ thôi từ tạ mê lầm
Niệm dòng tâm tưởng trăm năm bồ đề
Ừ thôi dạo suối Tào Khê
Hương trầm thoang thoảng dạt về cõi không
Ừ thôi khép chặt cửa lòng
Tay nâng chuỗi hạt bên sông gọi thuyền
Ừ thôi tay vẫy nghiệp duyên
Đêm khuya soi bóng u huyền ngàn năm
Lê Diễm Chi Huệ
Một chuyến về quê (Thạch Trung).
Một tháng trời về thăm Việt Nam trôi nhanh vùn vụt, đối với Hồng Mai. Những lo ngại bị làm khó dễ như không cho nhập cảnh, bị lục vấn lôi thôi hay là bị mọi người đối xử một cách phân biệt đã không xẩy ra. Trong những chuyện mua sắm các thứ hàng hóa lặt vặt người bán luôn luôn nhỏ nhẹ dễ thương, tuy là nói thách hơn thật nhiều. Và trả giá mà cả đã không tạo ra những phản ứng thô bỉ, khó chịu, như chuyện kể truyền miệng hay bài viết ra trên mạng. Người từ xa có thể cho rằng Hồng Mai đã gặp may mắn. Nhưng mà một cách khách quan thì rõ ràng là có thay đổi mà cụ thể là đi lại dễ dàng không phải khai báo lôi thôi tạm trú tạm vắng như sau cuộc đổi đời 30 tháng 4 /1975. Nàng nhớ lại tuy đã biết thân bỏ lối ăn mặc xí xọn, nhưng có lần Hồng Mai sơ ý ra phố mặc quần ống loa, cán bộ- hay dân “cách mạng 30” đã đem kéo ra xẻ ống quần!
Read moreLuống Cải Hoa Vàng (VIỆT DƯƠNG)
Bao nhiêu năm, không bao giờ em nghĩ là còn gặp lại anh, nhưng nhớ đêm ở Vinh An, nhớ chiếc bao cát, nhớ lúc anh vẫy tay khi trực thăng bay lướt qua những hàng rào kẽm gai - Phương như nghẹn lời... Cả đời người, em không thể tìm thấy cái chi đáng nhớ hơn là lúc anh dẫn em qua con đường đất lỗi lõm giữa những hàng kẽm gai đầy mìn ra bãi trực thăng.
Read moreBước Chân Tự Do (Nguyễn Sơn Đảo)
Bước Chân Tự Do- Nguyễn Sơn Đảo
Nhân thế chiến lần hai kết thúc
Dân Việt cùng góp sức vùng lên
Đuổi Tây, Nhật lấy lại quyền
Việt Nam tự chủ xây nền tự do
Tia hy vọng ấm no vừa thấy
Xảy tranh hùng tự dấy can qua
Anh em một mẹ đẻ ra
Bất hòa ẩu đả cửa nhà nát tan
Hận thù cứ gieo lan từ bước
Không như thời chiến trước hậu Lê
Hai phe quân chủ lăm le
Mà là chủ nghĩa Mác-Lê mất còn
Khởi đầu Ất Dậu non sông Việt (1945)
Pháp bạo tàn Nhật triệt tháng Ba
Vua tuyên bố độc lập và
Hủy đi hòa ước Pháp đà ký xưa *1*
Với khí thế dân vua Bảo Đại
Triệu nhân tài dựng lại quê Cha
Bổ ông thủ tướng sử gia
Lập ra nội các nước nhà Trọng Kim
Khi chính phủ mới tìm mưu kế
Đòi uy quyền thực tế về tay
Bọn quân phiệt Nhật cần đay
Khai than đốt lúa đói gầy lõ xương
Hoa Kỳ thả bom đường lổ chổ
Gạo miền Nam không chở kịp thời
Dân ăn củ chuối cải trời
Chết hơn một triệu có nơi một làng
Họa kinh hoàng chưa từng lịch sử
Hai quả bom nguyên tử lìa càng
Xuống hai thị xã Phù Tang
Nhật rơi lệ kéo cờ hàng đồng minh
Bắc Nhật bị Tưởng binh lột giáp
Nam Anh dàn xếp Pháp theo vào
Huế vua Bảo Đại lao đao
Họ Trần từ chức tài cao lu mờ
Việt Minh chớp thời cơ đúng lúc
Của đa phần công chức biểu tình
Nhảy lên giữ máy phóng thanh
Hô hào ủng hộ Việt Minh tuần hành
Khắp thôn dã đến thành Hà Nội
Hưởng ứng lời kêu gọi đứng lên
Tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền
Ép vua Bảo Đại trao quyền Việt Minh
Triều đình Huế nhiệt tình thoái vị
Bửu kiếm và ngọc tỉ giao ngay
Ngọ Môn đài Ất Dậu ngày
Hăm Lăm tháng Tám vua nay vận tàn
Hai tháng Chín trăm ngàn tụ tập
Nghe "Tuyên Ngôn Độc Lập" Ba Đình
Họ Hồ tên gọi Chí Minh
Cũng là chủ tịch Việt Minh đọc bài *2*
Dăm ba đảng vươn vai hợp tác
Thành lập ra nội các nước nhà
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Định ban hiến pháp quốc ca quốc kỳ *3*
Ở ngoài Bắc vẫn thì tự chủ
Pháp trong Nam làm chủ tình hình
"Hiệp Định Sơ Bộ" Chí Minh *4*
Đón Tây trở gót đồn binh Bắc phần
Đảng phái hội đoàn dân phản đối
Họ Hồ quanh co thối thác là
Tàu luôn rình rập chiếm ta
Để che kế diệt quốc gia bất đồng
Vắn tắt Việt Minh không mạnh mấy
Có vài người giỏi khuấy động lên
Từ Nam chí Bắc đoạt quyền
Quốc gia rời rạc chẳng nên việc gì
Thế liên hiệp thay vì đoàn kết
Lại cơ tâm bắn giết lẫn nhau
Bầu nhiệt huyết, vỡ tan mau
Nảy mầm quốc cộng vui sầu xót xa
Thực dân Pháp được đà lấn lướt
Đoàn ngoại giao hai nước họp ngành
Việt Nam, Đà Lạt bất thành
Fontainebleau thất bại đành dụng binh
Chiến tranh Pháp-Việt Minh bùng nổ
Cựu hoàng ngài không nỡ lòng cam
Nhìn họ Hồ, lái Việt Nam
Vào vòng cộng sản đệ tam Nga, Tàu
Cựu hoàng đế hội nhau Hương Cảng
Cùng những người các đảng bôn ba
Thuận tìm giải pháp quốc gia
Trong liên hiệp Pháp dần dà đứng lên *5a*
Bao trở ngại luôn bền vững chí
Đòi thực dân Pháp ký trả quyền
Bắc Trung Nam cả ba miền
Tháng Ba Kỷ Sửu Pháp bèn trả ta (1949)
Cựu hoàng đế khải ca hồi quốc
Cùng thần dân tham chước tiền trình
Một tân nội các hình thành *5b*
Ngài làm quốc trưởng tiến hành mở mang
Sang năm Cọp Việt Nam ló bóng (1950)
Các nước đàn anh dõng dạc vào
Họ Hồ ôm chặt Tàu Mao
Hoa Kỳ, Pháp thả áo phao cựu hoàng
Khí giới đạn quân trang quân dụng
Những quân trường quốc cộng mọc lên
Pháp, Tàu cố vấn hai bên
So tài đọ sức rồng tiên võ vàng
Năm Quý Tỵ bỗng quàng phải ách (1953)
Hồ Chí Minh "Cải Cách Ruộng..." người
Sai cho "lở đất long trời
Gay go quyết liệt" xương rơi mới đành *6*
Thực dân Pháp tan tành Giáp Ngọ (1954)
Trận Điện Biên cuốn vó đầu hàng
20 tháng 7 vạ mang
Genève đàn điếm xé ngang bản đồ
Kể từ đó đôi bờ Bến Hải
Hai màu cờ phân dải Bắc Nam
Cờ vàng ba sọc đỏ Nam
Lá cờ nền đỏ sao vàng Bắc phương
Người dân Bắc lên đường đội gánh
Cõng bồng con cháu lánh nạn "Hồ"
Thấy rồi nanh nọc cộng nô
Vô Nam lập nghiệp dưới cờ tự do
Miền Nam thủ tướng Ngô Đình Diệm
Được cựu hoàng tín nhiệm mời thay
Thế ông Bửu Lộc bắt tay
Bài Tây đuổi cộng đắp xây cộng hòa
Việc Nam Bắc cộng và không cộng
Thảy đều phòng bị chống chọi lâu
Trải hai giai đoạn như nhau
Trước tranh thủ lợi thế sau đối đầu
Nam khỉ sự đậm mầu chính biến
Bình Xuyên tan cuộc chiến lụi tàn
Còn là Hòa Hảo thi gan
Ông Ba Cụt bại dứt màn nội tranh
Thủ tướng Diệm nên danh vững thế
"Trưng Cầu Dân Ý" phế cựu hoàng
Lên làm tổng thống miền Nam
Đặt tên là nước Việt Nam Cộng Hòa *7*
Ở ngoài Bắc tiếp đà đấu tố
Trí địa hào phú hộ đêm nay
"Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đầy chết thôi" *8*
Nông dân quệt bồ hôi tất tả
Hiến ruộng vườn cho xã ngâm nga
"Mỗi người làm một thành ba
Để cho cán bộ xây nhà xây sân" *9*
Văn nghệ sĩ góp phần đả thực
Viết thật thì rất mực lưu tâm
Tù đày đói khổ nhiều năm
Thả bày "quản chế" nghề cầm bút treo *10*
Cầm quyền Bắc Genève thúc giục
Đòi miền Nam tổ chức hiệp thương
Bàn về "tổng tuyển cử" nhưng
Miền Nam không ký tên không bị ràng *11*
Cả hai nối liền sang giai đoạn
Tìm đồng minh bè bạn năm châu
Bắc em cộng sản Nga, Tàu
Mỹ phe tư bản đỡ đầu miền Nam
Miền Bắc khởi leo thang Kỷ Hợi (1959)
Thành lập đoàn mở lối vào Nam
Vượt Trường Sơn ở Nghệ An
Xuyên qua Lào nối với phần cực Nam
Đường mòn tít mù ngàn cây số *12*
Phức tạp nhiều xa lộ song song
Bắc Nam giao tiếp Tây Đông
Tỏa như lưới nhện ẩn trong núi rừng
Nam đáp trả nằm vùng cộng sản
"Luật mười năm chín" phản đòn và
"Phong trào cách mạng quốc gia"
"Cần Lao", quân sự đẩy ra xóm làng *13a*
Các đơn vị võ trang Hà Nội
Bí mật cho lặn lội vào Nam
Cứu nằm vùng sắp rã tan
Khỏi vòng truy quét của Dân Vệ đoàn *13b*
Năm Canh Tý miền Nam bận rộn (1960)
Giải quyết nhiều bất ổn bạn thù
Caravelle, Chánh Thi dù
"Bến Tre, Mặt Trận" trí ngù ngờ Tây *14*
Lãnh đạo Bắc lanh tay gióng trống *15*
Thúc lập "Quân Giải Phóng Miền Nam" (1961)
Tấn công vài trận tiếng vang
Xứng tầm xung kích "giỏi hàng đánh thuê"
"Ấp Chiến Lược" vỗ về dân dã (1962)
Cộng hạ tầng chạy ngã lăn cù
Gọi nhau ơi ới vào khu
Quân Nam bình định tiễu trừ xã thôn
Năm Quý Mão dập dồn sóng gió (1963)
Phật giáo, khiên liên tỏ bất bình
Mỹ mua chuộc tướng big Minh
Giết ông Nhu, Diệm chính tình rối ren
Như điện yếu volt đèn thiếu sáng
Năm canh dài sờ soạng véo nhau
Mãi hơn mười tám tháng sau
Thiệu, Kỳ hai tướng đương đầu mới thôi
Bắc Bộ Phủ mừng vui khôn xiết
Từng sư đoàn ráo riết vào Nam
Pháo cao xạ hỏa tiễn SAM
Kèm quân tập kết miền Nam trở về
Việt Nam Cộng Hòa kề miệng hố
Hoa Kỳ đem quân bộ chiến sang
Tân Tây Lan, Úc, Nam Hàn
Đài Loan, Phi, Thái Lan... rần rộ qua *16*
Nền Đệ Nhị Cộng Hòa chớm nụ
Ông Thiệu-Kỳ đắc cử Đinh Mùi (1967)
An ninh trật tự vãn hồi
"Ly khai, đuổi Mỹ" hết thời còi thui *17*
Tết năm Khỉ sặc mùi tử khí (1968)
Hà Nội thì "nhất trí tiến công"
Saigon, Đà Nẵng, Huế cùng
Tỉnh thành hầu hết bốn vùng miền Nam
Ngày hưu chiến rền vang tiếng súng
Quân Saigon phản ứng thiệt nhanh
Đánh quân Hà Nội tan tành
Chỉ là Huế chậm cộng hành tội dân
"Tổng Khởi Nghĩa" ba lần thất bại
Bảy mươi ngàn lính dại bỏ thây *18*
Họ Hồ đau chết trùng ngày
02 tháng 9 đổi ngày 03
Bí thư thứ nhất là Lê Duẩn
Lên cầm quyền Mỹ phản chiến xung
Biểu tình đốt phá lung tung
Đòi hòa đàm rút quân ngừng ném bom
Đã đến lúc Johnson chủ thuyết
Được thay bằng chủ thuyết Nixon
Mặc dù Hà Nội nướng quân
"Việt Nam Hóa Chiến Tranh" dần duỗi ra
Canh Tuất Việt Mỹ qua Miên đánh (1970)
Vùng Lưỡi Câu đất thánh tịch thu
Năm khu tiếp liệu lù lù
Đủ trang bị bảy mươi tư tiểu đoàn *19*
Sang Tân Hợi Nam dàn thế trận (1971)
Triệt hạ khu tiếp vận Tchépone
Bảy trăm mười chín Lam Sơn
Quân Nam mất tích thương vong chín ngàn *20*
Thủ đô Pháp tại bàn thương thuyết
Chủ trương đoàn Bắc Việt cù nhây
Vừa đàm vừa đánh bấy nay
Ngoại giao quân sự trên tay Saigon
Hè Nhâm Tý tung đòn khốc liệt (1972)
Ba sư đoàn trận liệt Trị-Thiên
Hai Komtum xứ cao nguyên
Ba An Lộc lập đô miền Đông, Nam...
Pháo dọn đàng binh tùng thiết đánh
Lấy Quảng thành, Tân Cảnh, Lộc Ninh
Nhà Nam thay tướng điều binh
Phản công chiến sĩ quên mình xông pha
Quân đoàn III Bình Long anh dũng
Quân đoàn II sừng sững cao nguyên
Trung tuần tháng Chín Trị-Thiên
Cờ vàng chính nghĩa bay trên cổ thành *21*
Đánh võ bại họp đành nghiêm chỉnh
Nhưng thực tình có tính cầm chừng
Miền Nam hiệp định bất đồng
Bắc đòi hỏi quá lố ngưng mật đàm
Phòng không hỏa tiễn SAM-2 đợi
B.52 vào tới thư-hùng
Noel Hà Nội, Hải Phòng
Khai thông bế tắc đì đùng pháo bom *22*
Ngưng bắn lại cứ đòm nhau mãi
Tháng Giêng năm Sửu tái hội bàn (1973)
Ngày Hăm Bảy ngoại giao đoàn
Bốn bên ký kết hòa đàm Paris *23*
Sau hiệp định Nam thì suy yếu
Kissinger hưởng tiếu mạ đời
Mực chưa ráo pháo lệnh bồi
"Giành dân, lấn đất" rền trời bến Nam
Hà Nội vẫn mưu toan võ lực
Mặc dân lành cùng cực gian nan
Nhất là chiếm lấy giang san
Dựng lên xã nghĩa thiên đàng Mác-Lê
Nhằm đang lúc tứ bề thọ địch
Hải quân Tàu công kích cướp ngang
Đảo Hoàng Sa của miền Nam
Ngày 19 tháng Giêng năm Giáp Dần (1974)
Bắc Cộng Phủ góp phần với bạn
Phản đối Nam lên án cộng Hoa *24*
Sau này chân tướng lộ ra
Công hàm gán ghép Hoàng Sa cho Tàu
Chiến trận Phước Long đầu Ất Mão (1975)
Bắc thăm dò Mỹ bảo kết sao
Mới hay hảo hớn năm nào
Tảng lờ ý chí của hào hiệp xưa
Tổng thống Thiệu dây dưa làm cứng
Bỏ cao nguyên, Đà Nẵng khoi ngòi
"Đít to đầu bé" nửa vời
Hai vùng chiến thuật tả tơi tan hàng
Bắc Việt lấy dễ dàng chóng vánh
Thừa thắng xua quân đánh Saigon
Sư đoàn 18 lòng son
Quân đoàn 4 cộng thấm đòn cửa Đông
Nam thì-thế bòng bong gỡ rối
Ông Thiệu bèn khăn gói về vườn
Ủy quyền phó tổng thống Hương
Rủ ông thủ tướng tha phương kệ đời
Dân tản mát màn trời chiếu đất
Bế bồng con lật đật gánh gồng
Nắng gieo oi ả khí nồng
Pháo reo phụ họa não lòng ầu ơ
Tân tổng thống Hương ờ trao lại
Phủ đầu rồng cho đại tướng Minh
Tiến hành giải pháp điều đình
Ước mơ liên hiệp hòa bình anh em
Bắc lợi thế không thèm để mắt
"Cấp tiến" Nam nghệch mặt buồn xo
Giật mình tỉnh giấc âu lo
Người anh em đã thập thò cửa dinh
Dương tổng thống Văn Minh ấp úng
Kêu gọi quân buông súng đầu hàng
Tướng HƯNG, PHÚ, VĨ, HAI, NAM
Tự tìm cái CHẾT VẺ VANG THEO THÀNH
30 tháng 4 giành chiến thắng
Đánh dấu: - Ngày giải phóng miến Nam ?
- Ngày vui thống nhất Bắc-Nam ?
- Ngày dân luống chịu lầm than lạc loài ?
Hiện rõ mặt độc tài cộng sản
Chủ tịch "...ban quân quản tướng Trà" *25*
Nghe Lê Duẩn quyết định là
"Dẹp đi ý chính phủ ba thành phần"
Sắp đặt "cải tạo" quân cán chính
Hạ sĩ quan, dân, lính ba ngày
Còn thì bất xứng dãi bày
10 ngày 1 tháng dụ đày khổ sai
Những lời nói lạ tai rộ đỏ
Như "thời kỳ quá độ", khẩn trương
Những câu khẩu hiệu, lập trường
"Ba giòng thác cách mạng" đường tiến lên
"Khoa học kỹ thuật then chốt nhất"
Nhưng nhắm về "sản xuất đầu tiên"
Kiểm kê tài sản tịch biên
Đi "kinh tế mới" đổi tiền lưới dân
Hậu quả việc tư nhân sản xuất
Buôn bán gì thảy tất hiến không
Vào "nhà nước quản lý" chung
Toàn dân sở hữu ngư ông đảng quyền
Văn hóa phẩm gom liền đốt sạch
Báo nhạc tranh ảnh sách miền Nam
Chợ trời chúng vẫn dọc ngang
Truy tầm tác giả tống giam hả lòng
"Hợp tác xã" ruộng đồng bỏ dở
Lại đang tay cấm chợ ngăn sông
Lấy từ miếng thịt hàng rong
Trơ trơ khám xét trợn trừng trớ trinh
Kể sao đặng dân tình oan khúc
Gặp nhau chi dở khóc dở cười
"Đỉnh cao trí tuệ loài người
Đỉnh cao chói lọi" khéo ơi mập mờ
Người chết bị đào mồ cuốc mả *26*
Người sống cơ hàn chả giống ai
Xưa mò đáy biển ngọc trai
Nay tai họa "bác, đảng" tài hơn xa
Quá mệt mỏi dân thà gạt lệ
Bỏ đình làng cha mẹ bước đi
"Cái cột đèn, nó biết đi
Nó còn đi nữa" nói chi là người
Ra khơi gặp lúc trời giông tố
Sóng bủa vây như hổ vờn mồi
Con tàu bé nhỏ chơi vơi
Lênh đênh biển cả tìm nơi bến bờ
Trại tị nạn đến giờ rộng mở
Hành nang vào xứ xở tự do
Đủ nghề nail vắt sữa bò
Sửa xe đánh cá mò sò...lập thân
"Có đời sống tinh thần phong phú
Không ngại ngần chí thú làm nên"
Xe hơi nhà cửa ấm êm
Cử nhân cao học đề tên bảng nhiều
Nhìn quê Mẹ tiêu điều xơ xác
Máu Lạc Hồng bàn thác kiên gan
Mỹ Âu Nhật Úc râm ran
Bảo nhau dựng lại cờ vàng xứ xa
Anh lính chiến cộng hòa thủa trước
Vẫn hằng mang nợ nước chưa tròn
Xá chi sông suối đèo non
Lưu ngôn bóp bẹp vo tròn thị phi
Vợ con có tiện nghi đầy đủ
Mái nhà xinh ấp ủ niềm tây
Cố là góp gió đưa mây
Vai ba lô ước quê ngày tự do
Ông Võ Đại Tôn dò tin tức
Từ Úc tìm tổ chức Vàng Pao
Ở khu biên giới Thái, Lào
Làm đầu cầu giúp đỡ vào Việt Nam
"Bắt tay với cha Vàng trong nước
Các hội đoàn phục quốc liên minh"
Trên đường về gặp phục binh
Cuối Thu Tân Dậu hy sinh một người (1981)
Khuyên đại tá Tôn thời trở giáo
Đảng mở ngay họp báo tuyên truyền
Phóng viên quốc tế ngạc nhiên
Đại Tôn quả cảm giữ nguyên lập trường
Lần đầu ở "thiên đường" đảng trị
"Đỉnh cao" thua chiến sĩ Đại Tôn
Trung ương bẽ mặt phấn son
Đại Tôn "vô ngục luyện hồn mười năm" *27*
Trần Văn Bá tiếng tăm đèn sách
Việc nước còn là trách nhiệm chung
Kinh thành ánh sáng ung dung
Trở về sát cánh quần hùng đấu tranh
Cùng hai bậc đàn anh Quốc Tuý
Văn Hạnh vào Giáp Tý nhập biên (1984)
Lúc này đi lại Cao Miên
Tay sai Hà Nội cầm quyền Nam Vang
Theo thủy lộ dễ dàng từ Thái
Đổ bộ làng Minh Hải - Cà Mâu
Tiếc thay cộng dử mồi câu *28*
Bắt Trần Văn Bá hè nhau hành hình
Mặt Trận Tướng Cơ Minh hào kiệt
Nhật, sinh viên "Người Việt Tự Do"
"Quân Dân, Phục Quốc" hẹn hò
Rừng Đông Bắc Thái phất cờ mộ quân
Thành lập đảng Việt Tân nung đúc
Gương anh hùng công đức tiền nhân
Đuổi xuôi xả cộng canh tân
Xây nền kinh tế quốc dân phú cường
Với quan niệm chủ trương con Việt
Tự đứng lên giải quyết việc mình
Sức dân muôn vạn hùng binh
Công tâm hơn chú việc chinh chiến thành
Để khai triển đấu tranh vận dụng
Nỗ lực vào vận động nhân dân
Đảng viên cán bộ cộng quân
Quốc gia yêu chuộng tinh thần tự do
Dồn bạo đảng Liên Xô hậu thuẫn
Đối phó nhiều mặt trận khác nhau
Âm thầm cương quyết dài lâu
Tới ngày hội lớn nâng bầu khải ca
Toàn dân Việt Nam tha thiết được
Hòa bình xây dựng nước Việt Nam
Nhưng vì quốc bộ gian nan
Ở "Bên Thắng Cuộc" dã man đọa đầy
Bao năm trải bom cày đạn xới
Khổ đau nhiều rồi rối thêm chi
Tự do dân chủ đến thì
Mà sao xa xỉ néo ghì tương lai
Ghìm trăm họ mãi hoài tăm tối
Lê dân hờn phản đối tất nhiên
Việt Tân trong bối cảnh trên
Nổi lên tiếp sức bẻ xiềng Mác-Lê
Thu Đinh Mão trở về quốc nội (1987)
Từ Thái băng Lào tới cao nguyên
Bị vây đánh sáu tuần liền
Tướng Minh tử tiết vang phiên tử hình *29*
Cùng thời gian này, năm 1987. Thế giới cộng sản đã lỗi thời và đồng loạt các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ vào năm 1989. Thành trì cộng sản Liên Xô cũng đã sụp đổ vào năm 1991.
Cộng sản Việt Nam và cộng sản Tàu lại đi theo "nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa". Xin có vài câu thay lời kết, kể lại cái buổi giao thời biến thái ấy:
Lê Duẩn chết Trường Chinh đổi mới
Văn Linh lên "cởi trói báo, đài"
Năm sau "trói lại" như hài
Liên Xô sụp đổ xo vai theo Tàu
***Hết***
Sách tham khảo:
- Một Cơn Gió Bụi của Trần Trọng Kim
- Việt Nam Máu Lửa của Nghiêm Kế Tổ
- Một Thời Nhiễu Nhương của Bạch Hạc Trần Đức Minh
*1* Hòa ước: Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Quý Mùi (1883)....nhiều người chỉ rõ vua Bảo Đại hủy bỏ hai hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884.
*2* - Ngày 2 tháng 9 tại Hà Nội, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân bản Tuyên Ngôn Độc Lập và tuyên bố nước Việt Nam hoàn toàn tự chủ. (dùng từ họ Hồ, không có ý là bày tỏ sự kính trọng mà chỉ đơn giản muốn chia xẻ là người Việt Nam dùng tên riêng để gọi nhau chứ không gọi tên họ như Tàu hoặc một số nước khác .v.v..).
*3* Tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, quốc ca là bài Tiến Quân Ca và quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng.
*4* Hiệp Định Sơ Bộ ký kết ngày 6 tháng 3 năm 1946, thỏa thuận cho quân đội Pháp đóng quân tại các địa điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Kay, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên Phủ, Huế, Tourane. (Thân thiện với Pháp để đối phó với quân đội Tưởng. Loại trừ quân Tưởng có nghĩa là đánh đòn quyết liệt vào các đảng phái đối lập).
*5a* Chính Phủ Nam Kỳ Quốc được thành lập ngày 3 tháng 6 năm 1946 do BS Nguyễn Văn Thinh làm thủ tướng kiêm tổng trưởng nội vụ. BS Thinh tự tử ngày 10 - 11 - 1946. Ngày 4 - 12 - 1946, tân chính phủ mới ra đời do BS Lê Văn Hoạch làm thủ tướng. Tháng 10 năm 1947, cựu hoàng Bảo Đại giải tán Chính Phủ Nam Kỳ Quốc lập Chính Phủ Lâm Thời Nam Phần Việt Nam do ông Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Tháng 5 năm 1948, Chính Phủ Lâm Thời Nam Phần Việt Nam đổi tên là Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời.
*5b* Hiệp ước về độc lập và thống nhất cho Việt Nam được ký kết giữa tổng thống Auriol và cựu hoàng Bảo Đại đã diễn ra tại điện Élysée ngày 8 - 3 - 49. Quốc hội Pháp biểu quyết chấp thuận ngày 6 - 6 - 1949. Tại Saigon vào ngày 14 - 6 - 1949, cựu hoàng ký với cao ủy Léon Pignon nghị định thư quy định chi tiết những điều khoản ghi trong hiệp ước ngày 8 - 3 - 1949. Với tư cách quốc trưởng, cựu hoàng Bảo Đại giải tán Chính Phủ Trung Ương Lâm Thời của ông Nguyễn Văn Xuân và thành lập tân nội các Quốc Gia Việt Nam do ngài làm quốc trưởng kiêm thủ tướng ngày 2 - 7 - 1949, và chuyển quyền cho ông Nguyễn Phan Long làm thủ tướng ngày 18 - 1 - 1950. Sau đó, ngày 6 - 5 - 1950, ông Trần Văn Hữu lên thay thế chức vụ của ông Long. Ngày 6 - 6- 1952, ông Nguyễn Văn Tâm thay ông Hữu đã mãn nhiệm kỳ. Ngày 17 - 12 - 1953, ông Nguyễn Văn Tâm từ chức. Ngày 12 - 01 - 1954, quốc trưởng bổ nhiệm ông Nguyễn Phúc Bửu Lộc. Ngày 7 - 7 - 1954, ông Ngô Đình Diệm lên thay ông Bửu Lộc.
*6* Báo Nhân Dân số 897 ngày 18 tháng 8 năm 1956, đã đăng bài: Thư Gửi Đồng Bào Nông Thôn Và Cán Bộ Nhân Dịp Cải Cách Ruộng Đất Ở Miền Bắc Căn Bản Hoàn Thành của chủ tịch HCM đã viết: "Cải cách ruộng đất là một cuộc đấu tranh giai cấp chống phong kiến, một cuộc cách mạng long trời lở đất,gay go quyết liệt...." (hết trích). (Xin được chia xẻ thêm về sự hiểu biết của tôi thì từ thời Ngô Quyền cho tới hết triều Nguyễn. Việt Nam theo Chế Độ Quân Chủ Chuyên Chế. Còn căn cứ vào sử sách thì Tần Thủy Hoàng, ông vua Tàu này đã xóa bỏ chế độ phong kiến ?).
*7* Ngày 23 - 10 - 1955, miền Nam qua cuộc "Trưng Cầu Dân Ý" đã chọn ông Ngô Đình Diệm với tỷ lệ phiếu bầu 98.2%. Ngày 26 - 10 -1955, ông Diệm tuyên bố thành lập Chế Độ Cộng Hòa và trở thành vị tổng thống đầu tiên ở miền Nam, đổi tên Quốc Gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hòa.
*8* Thi sĩ Xuân Diệu:
"Anh em ơi quyết chung lưng
Đấu tranh tiêu diệt tàn hung kẻ thù
Địa hào đối lập ra tro
Lừng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đầy chết thôi".
*9* "Mỗi người làm một thành hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Mỗi người làm một thành ba
Để cho cán bộ xây nhà xây sân".
*10* Vu án tạp chí: Giai Phẩm Mùa Xuân, Giai Phẩm Mùa Thu, Giai Phẩm Mùa Đông và báo Nhân Văn. Gọi chung là vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Hà Nội đã đàn áp văn nghệ sĩ và trí thức không chịu phục tùng sự lãnh đạo của cộng sản chỉ ngay sau khi Hồ Chí Minh xin lỗi và lau nước mắt vì đã giết hại, đày ải rất nhiều người trong vụ Cải Cách Ruộng Đất.
*11* Hiệp định Genève ngày 20 - 7 - 1954, gồm có các nước Anh, Pháp, Liên Xô, Trung cộng và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký kết; Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam không ký. Tổng Tuyển Cử tháng 7 năm 1956 nằm trong bản Tuyên Bố Chung Cuộc của hội nghị Genève ngày 21 - 7 - 1954, lại không mang chữ ký của ai cả.*12* Hệ Thống Đường Mòn Hồ Chí Minh của Trần Đỗ Cẩm, SQ/QLVNCH. (nguồn internet).
*13a* Hà Nội tuyên truyền rằng: luật 10/59, ông Diệm "lê máy chém đi khắp muôn dân" nhưng sau nửa thế kỷ, kể từ ngày có luật 10/59. Ban Tuyên Giáo cộng đảng vẫn không chỉ ra được người thứ hai bị chém đầu bằng máy chém trong luật 10/59 của ông Diệm. Đảng Cần Lao (Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng) và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia là hai tổ chức chính trị đã vận động đưa ông Ngô Đình Diệm về nước và sau khi ông Diệm làm thủ tướng đã khống chế chính quyền, thao túng mọi hoạt động chính trị ở miền Nam Việt Nam.
*13b* Lúc đầu Việt cộng giả dạng trang bị như là lính miền Nam để lén lút xâm nhập. Dân Vệ sau đổi là Nghĩa Quân, Bảo An Đoàn là Địa Phương Quân. Tiền lương của người lính Dân Vệ ngày ấy là 900$00 một tháng, Bảo An là 1.200$00. Việt cộng thường rải truyền đơn khủng bố tinh thần của lính Dân Vệ với hai câu thơ sau:
"Ngàn hai bắt được thì tha
Chín trăm bắt được lột da cắt đầu".
*14* Nhóm Caravelle gồm có 18 thân hào, nhân sĩ, trí thức họp nhau ở khách sạn Caravelle tại Saigon ra một tuyên ngôn gởi tổng thống Diệm. Nhưng ông Diệm bác bỏ mọi luận cứ và bắt giam tất cả những người đã ký tên. Cuộc đảo chánh ngày 11 - 11 - 1960 do trung tá Vương Văn Đông chủ mưu nhưng ngoài mặt là đại tá Nguyễn Chánh Thi, tư lệnh lữ đoàn nhảy dù lãnh đạo. "Phong trào Đồng Khởi" phát xuất ở ba xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc quận Mỏ Cầy, Bến Tre. "Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam" có các khuôn mặt như Huỳnh Tấn Phát, Trần Bửu Kiếm, Nguyễn Văn Hiếu là người cộng sản. Nhiều trí thức Tây đã bình luận cuộc nổi dậy ở miền Nam Việt Nam có lợi cho cộng sản như: Philippe Devillers và Jean Lacouture (Pháp), hai giáo sư George M. Kahin và John W. Lewis thuộc đại học Cornel (Mỹ).
*15* Năm 1961, - Hà Nội thành lập "Quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam" là một "bộ phận" của "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam" do đảng sáng lập, xây dựng, giáo dục và lãnh đạo. - Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng Lao Động đã từng nói rằng: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc", (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, NXB Văn Nghệ, California, 1977, trang 422 và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVN từ 1991 đến 2000 trong cuộc phỏng vấn của đài BBC ngày 24 tháng 1 năm 2013).*16* Năm nước tham chiến là Mỹ, Úc, Nam Hàn, Thái Lan, Tân Tây Lan. 3 nước Tây Ban Nha, Philippines và Đài Loan góp vào việc yểm trợ dưới hình thức không tác chiến như cố vấn về tâm lý chiến và hoạt động dân sự vụ.
*17* Năm 1966, Phật giáo chủ xướng đòi ly khai được Huế và Đà Nẵng hổ trợ và một vài đơn vị của quân đội và cảnh sát. Một số sinh viên học sinh đã biểu tình đuổi Mỹ. Năm 1967, liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử, ông Thiệu lên làm tổng thống, ông Kỳ làm phó.
*18* "Tổng công kích hay tổng khởi nghĩa": đợt 1 vào Tết Mậu Thân. Lính Hà Nội chết 40.000; đợt 2: khởi đầu vào 1 giờ trưa ngày 4/05/1968 tai Saigon, Việt cộng đã xử dụng một xe taxi chở đầy chất nổ đến phía sau đài vô tuyến truyền hình Việt Nam ở đường Phan Đình Phùng rồi châm ngòi nổ. Tiếng nổ này là hiệu lịnh tổng công kích của Hà Nội và dẫn đến hậu qủa là lính Hà Nội chết 11.894, bị bắt sống 2150 và mất 4.500 vũ khí đủ loại. Đợt 3: vào 1 giờ đêm ngày 17/08/1968, tấn công vào Tây Ninh, Bình Long quân đoàn III và một số tỉnh thành của các quân đoàn I, II và IV. Trong đợt này Hà Nội lại nướng thêm vào khoảng 20.000 bộ đội.
*19* Trận chiến Campuchia năm 1970. Mỹ: chết 338, mất tích: 13 ; Việt Nam Cộng Hòa: chết 638, mất tích: 35 ; Hà Nội: chết 11.369, bị bắt làm tù binh: hơn 2000. Mất: 25.000 vũ khí các loại; 16.762.000 viên đạn súng nhỏ; gần 200.000 đạn phòng không; 68.000 đạn súng cối; 43.000 đạn chống chiến xa B.40 và B.41; 2.000 hỏa tiễn 107 và 122 ly; 62.000 lựu đạn; 40.000 ký chất nổ; 50.000 ký thuốc men; 7.000.000 tấn gạo và 435 xe đủ loại.
*20* Trận Hạ Lào 1971. Miền Nam: thương vong và mất tích 9.000; mất: 198 vũ khí cộng đồng; 3.000 vũ khí cá nhân; 22 chiến xa và 54 thiết quân vận. Hoa Kỳ: chết và mất tích 253; 107 trực thăng bị phá hủy; 600 trực thăng bị hư hại. Miền Bắc: ước độ 13.000 kể cả thương vong do không quân gây ra; mất: 5.000 vũ khí cá nhân; 2.000 vũ khí cộng đồng; (2.000 xe quân sự ?); ngót 100 xe tăng và thiết giáp và 20.000 tấn đạn dược. (số tổn thất của đôi bên dựa vào các tài liệu của Hoa Kỳ).
*21* Thủy Quân Lục Chiến reo trên cổ thành.
*22* Chiến dịch không tập của Hoa Kỳ vào Hà Nội - Hải Phòng từ ngày 19/12 đến 30/12/1972 được mệnh danh là Linebacker II đã huy động 455 phi cơ chiến thuật và 206 phi cơ B.52. Đã ném bom các mục tiêu ở khu vực Hà Nội - Hải Phòng và hai đường xe lửa chiến lược ở Đông Bắc và Tây Bắc Hà Nội, tổng kết lại là 12.287 tấn bom gây tổn thất nặng nề về vật chất cho Bắc Việt và làm chết 1.318 thường dân.Theo Sir Robert Thomson, một chuyên viên người Anh, từng là cha đẻ của kế hoạch chống du kích ở Malaysia vào thập niên 50 thì Bắc Việt đã bắn 1.242 hỏa tiễn loại SAM-2, và không còn hỏa tiễn nào nữa, đã bắn hạ 30 phi cơ, trong đó có 15 phi cơ B.52, số 15 phi cơ B.52, có 10 chiếc rơi ở lãnh thổ Bắc Việt, 5 chiếc rơi ở Lào và Thái Lan. (buồn cười cho người Mỹ là trước khi ném bom lại thông báo cho Bắc Việt là (tớ) ném bom ở những mục tiêu này đấy nhé..! Còn các ngài lãnh đạo "đỉnh cao trí tuệ" thì khôn lanh hơn, ém nhẹm mọi tin tức đến người dân để thần thánh hóa tài cao chóí lọi của họ).
*23* Hòa đàm Paris bắt đầu vào ngày 13/05/1968 và 4 bên ký kết vào ngày 27 tháng Giêng năm 1973.
*24* "Tại hội nghi La Celle Saint Cloud, Việt cộng bác bỏ đề nghị của Việt Nam Công Hòa lên án Trung cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa". Trích từ tựa đề của báo Chính Luận mà hải quân thiếu tướng Hồ Văn
Kỳ Thoại đính kèm trong Can Trường Chiến Bại, Hải Chiến Hoàng Sa. (công hàm Phạm Văn Đồng là do Trung cộng tiết lộ sau này, sau 1975..?).
*25* - Thượng tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy Ban Quân Quản Thành Phố Sài Gòn-Gia Định-Chợ Lớn.
- "Khi chiến dịch bắt đầu, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã tuyên truyền về việc sẽ lập ở miền Nam một chính phủ ba thành phần. Tuy nhiên, khi cờ đã được cắm trên dinh Độc Lập. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn quyết định dẹp bỏ ý tưởng này". trích: "Bên Thắng Cuộc, chương 2a, Những Ngày Đầu" của nhà văn Huy Đức.
*26* Sau 1975, cầm quyền Hà Nội đã đập phá nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nghĩa trang Đô Thành và nhiều nghĩa trang khác trong nội thành và vùng phụ cận Saigon-Gia Định-Chợ Lớn. Chỉ để lại khu nghĩa địa Bình Hưng Hòa nhưng chủ nhân ông là "Nhà nước".
*27* "Hơn mười năm trong ngục tù tăm tối
Tôi luyện hồn để thấy rõ tim nhau"
Trích: (:Nguyện Đồng Hành Cùng Anh Em", thơ ông Võ Đại Tôn).
*28* - Trần Văn Bá nhà cách mạng. - Kế hoạch CM-12 (bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
(29) Phiên tòa tháng 12 năm 1987 tại Saigon, dù đã tự sát trước đó ông Hoàng Cơ Minh vẫn bị tuyên án tử hình. Trích: Hoàng Cơ Minh (bách khoa toàn thư mở Wikipidea).
TOA TÀU CUỐI (ПОСЛЕДНИЙ ВАГОН) Tác giả: Olga J.
Trước đây, Adel cho rằng, trong cuộc đời sẽ không có gì đáng sợ hơn khoảng khắc khi người ta mang đến cho cô giấy triệu tập gửi về từ Việt Nam - để mời cô đến và thông báo cho cô biết về việc vị hôn phu của cô, trung úy Pierre Langevin, bị mất tích. Hóa ra, bây giờ vẫn còn có những phút giây đáng sợ như vậy!
Read moreBÃO TUYẾT (Chu Tấn)
Thưa chú, an cư lạc nghiệp sao được khi đời sống luôn bị đủ thứ đe doạ bao quanh như Lan đã nói. Nhưng còn một vấn đề rất lạ là hơn chục năm trở lại đây gia đình những ông lãnh đạo cao, thấp và những người giàu đã tìm cách cho gia đình con cái họ qua Mỹ theo diện đầu tư, du học, kết hôn để ở lại Mỹ. Họ muốn gia đình họ tránh xã hội bất an ở Việt Nam, nhưng lại nhất quyết duy trì chế độ mà họ muốn con cái họ từ bỏ.
Read moreTrí Thức theo Cộng Sản. ( Bùi Xuân Cảnh )
Các ông trí thức tranh cải nhau rất kịch liệt về nhiều vấn đề họ nêu ra. Nhưng riêng về chuyện tranh cãi nhau giữa người theo và người chống cộng, thì bọn theo cộng đâu cần đến chân lý. Các ông theo cộng thường né tránh lời tố cáo sự không tưởng và tàn độc của cộng sản, bằng cách tố ngược lại những khuyết điểm và sai lầm của phe quốc gia! Kiểu tranh luận cù nhầy này, rút lại chỉ là sự tố cáo các sai lầm vớ vẩn giữa người quốc gia và những anh tập sự làm cán cộng, làm nhạt nhòa đi cái cốt lõi, là sự không tưởng, sự tàn bạo kinh khiếp và nguy hiểm của chủ thuyết Cộng sản.
Read moreThơ Nhị Thập Bát Tú ( Trần Xuân Dũng)
Bỏ Khẩu Nghiệp Đi.
Sát phạt bằng lời, thỏa cái Ta
Kẻ kia dám hó hé đâu mà !
Người mang khẩu nghiệp không hề biết
Miệng chó mửa ra chẳng thấy ngà.
****
Cá Khác Con Người
Bị câu, miệng cá giật lên đau
Người được yêu, vui vẻ trong đầu
Được thả, cá chìm mong trốn thoát
Bị lơi, người níu lại càng lâu.
****
Già Trên Xứ Người
Đất mới xem thêm được mấy trò
Con rằng: Già chẳng chịu chết cho !
Chồng hay vợ dõi theo, chê trách:
Mù, điếc, vụng về, đêm, ngáy, ho.
Trần Xuân Dũng
Trích “Thơ Nhị Bát Tú “
Cột Đồng Mã Viện (Đỗ Hoàng Ý)
“Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”……….
Trong suốt gần 2000 năm từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa cho đến đầu thế kỷ thứ 21,
trong các cổ sử, cổ thư, các biên khảo, không có ghi chép nào tả rõ hình thể địa thế vùng động
Cổ Sâm. Vậy nếu chừng nào chưa biết được hình thể địa thế vùng động Cổ Sâm thì không thể
quả quyết kết luận “động Cổ Sâm chính là nơi có huyệt hàm rồng kết phát đế vương”
.
Đấy là chưa kể sự việc Mã Viện dựng đồng trụ đến nay vẫn chỉ là truyện truyền thuyết,
chắc gì đã có thật. Nếu có đồng trụ Mã Viện chăng nữa thì các văn gia, sử quan Tàu qua bao đời
vẫn còn mơ hồ không đồng thuận ghi lại được vị trí của đồng trụ, nếu có, là ở đâu?
Read moreNỖI BUỒN MÙA THU (PHẠM TÍN AN NINH )
Một năm sau mẹ tôi qua đời, bỏ lại tôi một mình đi trên con đường dài và hẹp đó với bóng dáng yêu dấu của bà. Rồi cũng một năm sau nữa, cha tôi đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh bắt đưa ra Liên Khu Năm làm “công tác xóa nạn mù chữ”. Tôi trở thành thằng bé mồ côi, phải về ở với ông bà nội. Mỗi ngày tôi vẫn đi trên con đường làng ấy, nhưng bây giờ tôi đến trường cùng một đám anh em bà con trạc tuổi. Sau này, trong đám học trò dưới mái trường làng ngày ấy có vài thằng lên núi đi làm… kách mệnh, có đứa sớm thành liệt sĩ; nhiều đứa làm quan làm lính cộng hòa, cũng có lắm thằng đuợc Tổ Quốc Ghi Ơn; đám còn lại là nông dân năm tháng soi mặt với ruộng đồng, nhưng cũng có thằng trở thành giáo sư, bác sĩ, lấy vợ rồi đóng đô luôn ở chốn thị thành, chỉ lâu lâu dắt díu nhau về thăm làng cũ.
Read moreVĩnh Biệt "Ông Thầy" Y Sĩ Thiếu Tá Trần Xuân Dũng (Phan Nhật Bắc)
Một Đời Đau Thương (Nguyễn Thị Huế Xưa)
Tác giả là cư dân Austin, Texas; Công việc: y tá trưởng trong một bệnh viện thành phố.
Huế Xưa đã góp nhiều bài viết sống động và nhận giải vinh danh tác giả Viết về nước Mỹ 2006. Sau đây là bài viết mới nhất của cô, đặc biệt dành cho kỷ niệm 32 ngày 30 tháng Tư. Nhân vật chính trong chuyện kể là một cựu chiến binh chính gốc Hoa Kỳ mang họ Ngô, dòng họ của người phụ nữ Việt mà ông yêu thương nhất……….
Đôi mắt xanh của Kevin không dưng sáng lên và tia nhìn của ông trở nên thân thiện:
- Bà hay đi chùa phải không? Tôi cũng đạo Phật.
Tôi ngạc nhiên đến tột cùng.
Cuộc đàm thoại với người đàn ông Mỹ có cái tên Việt này bắt đầu kỳ thú. Có lẽ bắt gặp cái nhìn nghi ngờ của tôi nên Kevin đưa tay vào cổ áo lôi ra một sợi giây chuyền vàng với cái tượng Phật Quan Thế Âm Bồ Tát bằng cẩm thạch rồi giọng buồn kể:
- Vợ tôi tặng cho tôi sợi dây chuyền này khi chúng tôi mới lấy nhau...
Rồi bỗng dưng Kevin ngưng kể, đôi mắt nhắm lại và lắc đầu:
- Chuyện tôi buồn lắm, lúc khác nói chuyện nữa nghe bà.
Một Thuở Hồn Hoang (Phạm Mạnh Tuấn)
- Làm gì ở đây?
Giọng sắc cạnh, đanh đá của cô gái trẻ cất lên sau lưng khiến tôi giật mình quay lại. Dáng dấp một thiếu nữ trong bộ đồ bộ đội màu lá chuối rộng thùng thình, trên đầu đội chiếc mũ tai bèo, mặt bịt khăn chỉ chừa hai con mắt to dữ tợn đang nhìn tôi trừng trừng. Tôi ấp úng:
- Tôi cho cá ăn.
Cô gái xăm xăm đi lại giật cái xô đựng cám trên tay tôi, hất hàm hỏi:
- Có biết làm không đấy?
Tôi cố nhịn trước câu hỏi trịnh thượng của cô gái.
- Tôi làm theo anh Vị.
Cô gái ấn xô cám vào lại tay tôi rồi đứng chống nạnh ngó lăm lăm, miệng “hừ” một tiếng.
Tôi phân vân không biết cô gái đáng ghét này là ai, không lẽ là người yêu của gã chủ nhiệm “Tổ hợp Đánh cá (THĐC) Nhà Bè”?
…………
Thưa quý vị và các bạn,
Có người nhắc tôi viết tiếp truyện "Một Thuở Hồn Hoang" hay "Oan Gia Bắc Kỳ" đọc cho vui, nên tôi ráng viết.
Hy vọng giúp vui cho quý vị được mấy phút.
Nhưng phải nói trước truyện này tôi chế ra một nửa đấy, tất cả tên các nhân vật cũng đã được đổi. Hình cũng có cái thật, cái download trên internet ...
Trân trọng,
Phạm Mạnh Tuấn
Read moreB Ẫ Y và RỌ. (Trần Trung Chính)
Quyển sách Quân Sử của TQLC/VNCH cũng đề cập đến khả năng ghê gớm và hiệu quả của Hải Pháo đặt trên các tàu chiến tiếp cận bờ biển Quảng Trị đã bắn yểm trợ TQLC/VNCH . Đây là loại vũ khí mà các tướng lãnh của BV không biết tới. Họ đã điều động nhiều súng phòng không để kiềm chế các máy bay KQ , nhiều đơn vị mang hỏa tiễn AT-3 để khống chế chiến xa của ta, dùng đại bác 130 ly tầm xa 32 km bắn cường tập vào mục tiêu để đè bẹp pháo binh ta. Nhưng không có đơn vị nào trang bị hỏa tiễn ĐỊA đối HẢI để đẩy lui các chiến hạm của HK ngày đêm pháo kích vào các căn cứ của Cộng Quân ! Điều này cũng dễ hiểu vì quân đội Liên Sô và Trung Cộng không có kinh nghiệm nào về hải pháo và cũng chưa bao giờ tham chiến với mô thức chiến trận này. Suy ra, nếu có tác chiến trực tiếp với HK thì bộ binh Trung Cộng hay bộ binh Liên Sô cũng sẽ chịu tổn thất nặng nề y như quân đội BV vậy thôi.
Read moreP H Á P M Ô N L À N G (Trần Trung Chính)
Người viết chỉ sử dụng 3 chữ PHÁP MÔN LÀNG là cố ý để người đọc hiểu sao cũng được , người đọc cũng có thể suy diễn phần nói lái của 2 chữ MÔN LÀNG là hiểu ngay cuộc đời tình ái của ông Nhất Hạnh. Tuy nhiên cuộc tình bất bình thường của cặp đôi Nhất Hạnh – Cao Ngọc Phượng không phải là trọng điểm của bài viết này, người viết chỉ nêu ra sự kiện để người đọc biết được những điều mà họ không bao giờ công bố hay thừa nhận khiến cho những độc giả cỡ dưới 40 – 50 tuổi không hề biết.
Read moreTẠI SAO VŨ HOÀNG CHƯƠNG BI BẮT VÀO NHÀ TÙ KHÁM LỚN? (Phạm-công Bạch, CVA 57)
Sau đêm hôm ấy, hình như có một buổi họp khẩn cấp của các “nhân vật then chốt” cộng sản, và Vũ-hoàng-Chương đã bị bắt. Như vậy cái tội phản động của thi sĩ họ Vũ không phải là một mà có đến ba: bắt đầu từ bài thơ thời sự, kế đến không nể nang tình bạn và sau cùng là đã dạy khôn cho kẻ đang thắng thế. Theo Sông-Lô thì Vũ-hoàng-Chương không phải là người dại, cũng không phải người can đảm mà Ông chính là người của tự do không phải quị lụy trước bất cứ một áp lực nào.
Read moreBàn luận về câu RỬA TAY GÓI KIẾM: Võ Thuật, Võ Đạo, Võ Khí và Võ Hiệp (Trần Trung Chính)
Thưa anh Trần Xuân Ninh,
Tác giả bài viết này chắc chắn không có học võ nên lầm giữa ĐAO và KIẾM,
Đao là vũ khí dùng để chém, Gươm cũng dùng để chém, cả 2 binh khí này to
bản và chỉ sắc bén có 01 bên, phía bên không sắc bén người ta gọi là "sống đao",
chả thế mà ông Cao Bá Quát đã làm câu thơ :
Một nhát gươm đưa đéo mẹ đời
Còn kiếm không có "sống kiếm" như gươm đao mà sắc bén cả 2 bên và nhọn như
lưỡi lê của garant , kiếm dùng để đâm và nhẹ hơn gươm đao nên những người nhỏ
con và phụ nữ thích sử dụng. Các môn phái dùng kiếm như Nga Mi, Côn Luân dạy
các môn sinh khinh công và sử dụng "lắc cổ tay" để giết địch thủ. Anh đọc CÔ GÁI
ĐỒ LONG thì anh thấy Kim Dung có bao giờ để Diệt Tuyệt Sư Thái và Chu Chỉ
Nhược "chém" ai bao giờ đâu ( ĐÔ LONG ĐAO THÌ CHÉM chứ Ỷ THIÊN KIẾM MỚI ĐÂM).
Một sai lầm nữa của người Việt là gọi vũ khí của các samourai là kiếm Nhật (anh xem film
7 Chàng Hiệp Sĩ thì thấy họ chém đối phương), đúng ra phải gọi là gươm Nhật mới đúng.
Sau 1984, em có đi học Aikido và được học gươm Nhật cũng như đi học kiếm tàu của môn
phái Đường Lang nên biết rõ 2 tính năng của 2 vũ khí này (tiếng Tàu ĐƯỜNG LANG nghĩa
là CON BỌ NGỰA nên đao của phái Đường Lang có cả đơn đao và song đao, giống như
Con Bọ Ngựa chém đầu con đực sau khi làm tình)
Vài dòng luận bàn võ khí cùng anh.Trần Trung Chính
Read moreN H Â N Q U Ả của G I Á O H Ộ I Ấ N Q U A N G. (Trần Trung Chính)
Một câu hỏi khác có liên quan mật thiết với học thuyết NHÂN QUẢ, đó là tại sao Giáo Hội Ấn Quang đã gieo NHÂN tốt, có LÃNH ĐẠO NỔI DANH (làm rung chuyển Tòa Bạch Ốc) có đội ngữ cán bộ xách động quần chúng tài tình (có những người học vị rất cao), có sự ủng hộ cuồng nhiệt của khối tín đồ (xem phật tử Huế đi dự đám tang của nhà sư Thích Trí Quang hồi tháng 11/2019)…vậy tại sao kết QUẢ của Giáo Hội Ấn Quang ( sau khi nhà sư Thích Quảng Độ qua đời) lại quá bi thảm !
Có một cái gì “không ổn” trong diễn trình NHÂN – DUYÊN –QUẢ này chăng ? Theo ý kiến riêng của người viết, chính Thích Trí Quang và tập đoàn lãnh đạo của tăng lữ Bình Trị Thiên đã “luộc chín” NHÂN TỐT của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngay từ những ngày đầu tiên thành lập GHPGVNTH vào năm 1964 tại Sài Gòn.
Read moreRửa Tay Gác Kiếm (Sean Bảo)
Viết xong bài Giang Hồ Vặt mà tâm trí còn phiêu hốt, lại thèm đi giang hồ trong tư tưởng nên đào bới lại trong những trang kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung mà làm nguồn cảm hứng. Bắt đầu bằng câu chuyện "rửa tay gác kiếm" của Lưu Chính Phong trong Tiếu Ngạo Giang Hồ. Tưởng cũng nên kể lại rằng Lưu Chính Phong là cao thủ phái Hành Sơn, một danh môn chánh phái. Mê thổi tiêu, sáo mà kết bạn tri âm với Khúc Dương, một tay chơi thất huyền cầm 7 dây tuyệt diệu. Khúc Dương trưởng lão lại thuộc phe Ma giáo bàng môn tả đạo. Tình bạn tri âm tri kỷ hiếm có này vượt qua định kiến giai cấp chánh tà, trái phải; để từ đó người du dương với tiếng sáo, kẻ miên man với tiếng đàn; giai điệu Tiếu Ngạo Giang Hồ ra đời tiêu dao đầy hào khí mà âm ba cuồng cuộn tình nhân thế, đi vào cõi nhân gian một câu chuyện hư thực đẹp mê hồn và quyến rũ. Tiếu Ngạo Giang Hồ là khúc nhạc hòa tấu không lời. Chỉ có tiếng tiêu và đàn dây nên có lẽ rất vi vu, réo rắt và phiêu bồng. Nhưng chắc chắn thiếu phần rộn rã quyến rũ như các bản hòa tấu của Paul Mauriat, hay của Yanni gần đây. Dù vậy cái tựa của ca khúc và câu chuyện của Kim Dung thì thật là tuyệt đẹp và lôi cuốn muôn phần...
Read more