Một tháng trời về thăm Việt Nam trôi nhanh vùn vụt, đối với Hồng Mai. Những lo ngại bị làm khó dễ như không cho nhập cảnh, bị lục vấn lôi thôi hay là bị mọi người đối xử một cách phân biệt đã không xẩy ra. Trong những chuyện mua sắm các thứ hàng hóa lặt vặt người bán luôn luôn nhỏ nhẹ dễ thương, tuy là nói thách hơn thật nhiều. Và trả giá mà cả đã không tạo ra những phản ứng thô bỉ, khó chịu, như chuyện kể truyền miệng hay bài viết ra trên mạng. Người từ xa có thể cho rằng Hồng Mai đã gặp may mắn. Nhưng mà một cách khách quan thì rõ ràng là có thay đổi mà cụ thể là đi lại dễ dàng không phải khai báo lôi thôi tạm trú tạm vắng như sau cuộc đổi đời 30 tháng 4 /1975. Nàng nhớ lại tuy đã biết thân bỏ lối ăn mặc xí xọn, nhưng có lần Hồng Mai sơ ý ra phố mặc quần ống loa, cán bộ- hay dân “cách mạng 30” đã đem kéo ra xẻ ống quần!
Lúc đó tức muốn điên người, vì tiếc của mà cũng vì bị trấn áp vô lối. Nhưng sau khi đã sang được Mỹ sống đời dễ dàng thoải mái, thì Hồng Mai thấy hành động này cũng phần nào hiểu được. Những người Cộng sản tuy chiến thắng nhưng nghèo rách, vì cuồng tín theo chủ nghĩa Mác Lê áp dụng khẩu hiệu của bác Hồ “Tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên chủ nghĩa Xã hội”, thực hiện kinh tế tập trung, ngăn sông cấm chợ, nên tài hóa không lưu thông, thiếu thốn đủ mặt, đủ thứ. Vì thế không tránh nổi ghen tức mà cuồng tín tuôn ra lời bác Hồ nhân danh cần kiệm và đạo đức để cấm lối ăn mặc đẹp đẽ ở trong xã hội ngỏ xung túc miền Nam theo kinh tế thị trường. Và trước mắt trong chuyến thăm Việt nam mấy tuần này, Hồng Mai rõ ràng thấy đường xá mở mang, xe cộ lưu thông nhộn nhịp. Giờ tan sở không có chỗ len chân. Người nọ lấn lên người kia để về nhà sớm hơn dăm ba phút, mà chẳng để làm gì! Tất cả dường như đều trong môt tâm thức thường xuyên bứt rứt căng thẳng. Mà cũng có thể chỉ trong tình trạng con chuột bạch liên tục bước trong cái lồng cầu cho tới khi người bán chuột chặn không cho cái lồng cầu quay nữa.
Nhưng ngay lúc này vào ngày cuối trước khi lên phi cơ trở về Mỹ, Hồng Mai đang thanh thản trong một căn phòng bầy biện đẹp đẽ tiện nghi. Có bàn ăn, có salon, tủ lạnh, lò vi ba… Không phải là trong một khách sạn, mà là trên gác môt căn nhà có cầu thang đi riêng ở phía sau cuối sân đậu xe cạnh nhà. Tương tự như mô thức Airbnb ở các nước phát triển. Giá cả phải chăng, có ăn sáng, Người em rể giàn xếp lo hộ.
Trời sáng, nắng và nóng nhưng chỉ làm cho Hồng Mai dễ chịu, vì cảm giác thoáng mát vừa tắm xong, trong chiếc váy hoa mỏng rộng rãi mặc ở nhà.
Có tiếng gõ cửa. Nhìn qua lỗ thấu kính nhỏ gắn trên cánh cửa, Hồng Mai ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông tóc hoa râm, mặt có nét quen quen, da sạm nắng nhiệt đới Việt nam quanh năm nắng bụi và khói xe. Lục tìm nhanh trí nhớ, Hồng Mai thốt lên tự nhủ “Bình, đúng là Bình”. Mở cửa, Mai hỏi “Anh Bình? anh đi đâu mà đến đây?”
Người khách tửng tửng đáp lại ”Câu hỏi đó phải để dành cho người bị hỏi mới đúng. Tai vì “anh Bình” ở ngay đây. Cái nhà này là một trong hai cái nhà anh Bình sở hữu cho thuê để làm kế sinh nhai. Tên bây giờ là Bằng chứ không phải là Bình”. “Vâng, thì mời anh Bằng vào” Mai nói. Và chỉ về phia salon mời ngồi. Người khách nói:
“Khi về định cư dưỡng già ở Việt nam tôi tưởng rằng sẽ không bao giờ gặp lại Hồng Mai thế mà bây giờ lại gặp Hồng Mai hôm nay. Xem thấy tên Mai một mình trong danh sách khách đến trọ cho nên lên đây hỏi thăm để tạo chút ngạc nhiên.”, Bình đáp. Và trầm ngâm: “Phải 30 năm hơn chứ không ít…” Nếu tính từ thuở Mai hăng say hoạt động xã hội và văn nghệ; Cứu lụt miền Trung; Hát hò trong ban Gió Khơi, sinh hoạt tại hội Việt Mỹ, trong các đại hội văn nghệ liên trường kinh thương, khoa học, kiến trúc vân vân”… Còn lúc đó tôi làm sở ngoại thương.”…
Mấy câu Bình nói làm cả một thời lí lắc ham vui của cô nữ sinh Hồng Mai hiện trở lại. Những buổi đi học với chiếc áo dài trắng, nhưng trong cặp thì dấu chiếc quần ống loa hay chiếc váy ngắn mini jupe để bát phố khi có giờ trống vì giáo sư vắng mặt bất thường, hay để đi “bùm” ở những câu lạc bộ bỏ túi trong các khu cư xá công chức hay sĩ quan. Trong các buổi bùm này có đủ thành phần. Từ các bà vợ sĩ quan chồng bận hành quân đến các cô choai choai không có việc làm, các cậu con nhà giầu được hoãn hay miễn dịch vì lý do gia cảnh…Mai nhớ rằng lâu lâu tham dự những buổi đó thì đều thấy mặt Bình. Lúc đó Bình kể như là tay thế giá nhất trong nhóm, vì tốt nghiệp ở Pháp về, không vợ con, nhiều thì giờ. Cho nên chẳng thiếu gì các bà các cô xúm quanh chạy theo. Còn Mai thuộc hạng nhỏ nhít đứng ngó.
Đến ngày 30/ 4/1975, Bình vẫn không mất việc nhờ hiểu biết chuyên môn mà chế độ mới cần trong những hoạt động giao thương với Pháp. Còn Hồng Mai vì mới tốt nghiệp, chưa từng làm cho chế độ cũ và có mấy bà dì gia đình cách mạng ngoài Bắc, nên được một chân thư ký trong sở. Được ít lâu, người cán bộ cách mạng chủ nhiệm một ban trong sở khi bị đổi đi xa đã rủ Hồng Mai “thoát ly” theo ông. Gia đình khi nghe tin rụng rời không biết tính sao thì vừa may có một chỗ trống trên chiếc tầu vượt biển vì người đi đổi ý vào phút chót, Mai được gửi lên thế chỗ. Và sống sót tới Hoa kỳ.
-“Lúc Hồng Mai được gia đình cho vượt biên trốn ông cán bộ chủ nhiệm rủ Mai ”thoát ly” thì anh Bằng đang có công việc ổn định vì là Việt kiều yêu nước từ Pháp về. Tại sao chỉ vài năm sau thì tình cờ một hôm Mai lại thấy anh ngồi ăn một mình trong một tiệm ăn ở Houston”? Rồi bây giờ dưỡng già ở Việt Nam làm một ông chủ cho thuê nhà theo kiểu Airbnb”? Hồng Mai tò mò hỏi.
-“Chuyện hơi dài, nhưng vẫn có thể tóm tắt được”, Bình đáp. Một là họ mượn tôi vì lý do chính trị muốn khoa trương chính sách trọng dụng nhân tài tốt nghiệp ngoại quốc của đảng và nhà nước. Hai là mặc dầu cơ chế tổ chức của họ lúc đó không có ban ngành nào cần khai dụng những hiểu biết chuyên môn của tôi nhưng ít ra thì tôi cũng như một chậu kiểng vô hại, lúc nào muốn bỏ đi cũng được. Trong cái hoàn cảnh đó sau một thời gian ngắn làm việc thì một cán bộ lớn gả con gái cho tôi. Sau đó, cả hai vợ chồng được qua Pháp trở lại. Nhưng sinh hoạt bên Tây đời sống cả hai chúng tôi đều khó khăn vì bằng cấp của tôi ở Tây chẳng thiếu gì, mà kiếm được việc trong hệ thống chính phủ thì cũng khó và không có mấy lợi tức. Người vợ từ gia đình cán bộ của tôi thất vọng. Tôi cũng không vui. Thế là hai vợ chồng ly dị. Rồi tôi một mình sang Mỹ kiếm việc làm trong cộng đồng VN đang lớn dần sau cuộc đổi đời. Đó là thời gian tôi gặp Hồng Mai ở tiệm ăn tại Houston, nhưng không chào hỏi nói chuyện. Đã ở Mỹ chắc Hồng Mai dư biết rằng bằng cấp của Tây hay bằng nước nào đi nữa thì sang Mỹ là phải có bằng Mỹ mới dùng được. Hơn nữa bằng chuyên môn tài chính với kinh tế Tây của tôi là vất đi, còn học lại cũng vất vả mà không kiếm ra việc. Cho nên tôi bỏ nghề đầu óc quay sang làm nghề lao động cổ xanh (blue collar) kiếm tiền độ nhật. Tên Bình của tôi biến thành Benjamin, rồi thành Bằng. Kiếm ăn như thế sống đơn giản khỏi phải vắt óc, và tối về nằm ngủ thẳng giấc. Tuy vậy trong đáy lòng vẫn không tránh khỏi mang mặc cảm. Vì trong tiềm thức vốn tự thấy mình là dân chữ nghĩa bên Tây. Cho nên sau một thời gian dành dụm đủ tiền tôi về VN, mua nhà cho thuê sinh sống thoải mái. Và nhờ thế gặp lại Hồng Mai hôm nay”.
-“Sao anh không lấy một người vợ Việt Nam? Để hết lẻ loi, và dễ dàng xây dựng sự nghiệp hơn vì hai người chung lòng chung sức vẫn hơn một người?”.
-“Lấy vợ hay lấy chồng ngày nay thì cũng dễ thôi. Nếu tính theo kiểu business thì trả chừng trăm ngàn đô là có thể làm giá thú với một người ở Mỹ. Các cô gái hơ hớ không ngần ngại lấy các ông chồng già ở Mỹ để có thể ra khỏi Việt Nam, rồi sau khi đầy đủ giấy tờ hợp lệ, ly dị cái một, lập lại cuộc đời, không muộn. Cũng có trường hợp có người đàn ông trẻ khỏe trong nước lấy một bà VN ở Mỹ có tiền, già hơn mình cả chục tuổi để giúp bà đỡ lạnh lẽo những ngày còn lại. Lại có các bà sồn sồn ở VN lấy ông chồng Mỹ già bệnh hoạn giữ việc chăm sóc để lấy tiền gửi về nuôi con đàn cháu đống ở Việt Nam…. Nói chung thì một người đàn bà, già hay trẻ gì ở VN cũng sẵn sàng có thể lấy một người đàn ông ở Mỹ hay ngoại quốc. Riêng đối với tôi thì đã ngán đời sống ở xã hội Âu Mỹ rồi nên mất hứng thú lôi kéo chắp nối với phụ nữ Việt cần xuất ngoại. Vả lại ở tuổi này, tôi nghĩ ôm rơm chỉ thêm nặng bụng. Lấy một người vợ có khi không chắc là hết lẻ loi, hay thêm tay thêm chân chung lòng chung sức như Hồng Mai nói. Mà đa phần là thêm vấn đề, thêm cô độc, vì không còn mấy yêu đương lãng mạn, nên dễ bất đồng ý kiến. Cho nên nói huỵch tẹt ra là nếu có đòi hỏi thì đi giải quyết. theo kiểu ‘ăn bánh trả tiền’. Dễ dàng đơn giản hơn nhiều. Thế còn Hồng Mai nghĩ sao? Không muốn hết lẻ loi sao? Tôi hỏi lại Hồng Mai như thế là đùa dùng phép võ gậy ông đập lưng ông của Mộ dung Cô Tô trong truyện Kim Dung đó’’.
Hồng Mai nói:
-“Cũng lạ. Một người từng trải đầu óc tiến bộ theo hướng “xã hội chủ nghĩa”như anh, có trong đầu cả hai nền giáo dục Pháp và Mỹ mà lại không hài lòng với cuộc sống thoáng và mở của hai xã hội Mỹ và Pháp. Lúc trẻ đã về VN sau khi tốt nghiệp, nhưng không sống đươc cái lối Việt Nam cho nên rồi lại ra đi. Đứng tuổi quay về sống độc thân ở Việt Nam gọi là dưỡng già ! Âu cũng là cái số, như đạo Nho nói. Hay cái nghiệp theo nhà Phật”…
-“Hồi xưa gặp Hồng Mai ở Việt Nam chỉ biết Mai là cô học sinh áo trắng hát hay, và nhịp nhàng mềm mại bước trong điệu rumba/ bolero hấp dẫn. Bây giờ lại thấy lý luận giỏi nữa và biết cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Tài năng mới này Mai kiếm ở đâu ra thế?”, Bình hỏi.
-“Mai chỉ đi đại học cộng đồng học tiếng Anh và một chút kỹ thuật để đi làm ngang tầm sức học của mình kiếm sống. Nhưng phần chính là học ở cuộc đời. Vì phải trải qua nhiều trận khó khăn chìm nổi từ khi vượt biển sống sót sang tới đất Mỹ lập gia đình. Rồi chồng qua đời trong một tai nạn xe hơi, để lại đứa con trai mới học mẫu giáo mà bây giờ đã trưởng thành, chăm chút vợ con sống thuận thảo chung nhà với Hồng Mai. Thật vất vả…Thì cũng phải chịu. Vì thấm hiểu được rằng đời là bể khổ. Rằng khó nhọc khổ sở do cuộc đời mang đến có thể nói là khó tránh, nhưng nếu biết mà thích ứng được thì cũng không khổ lắm. Như mấy câu trong bài thơ Cư Trần Lạc Đạo của vua Trần Nhân Tông:
“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc san hề khốn tắc miên…” nghĩa là ‘sống ở đời mà vui với đạo tùy theo hoàn cảnh; lúc đói thì ăn lúc mệt thì ngủ‘.
Thái độ Mai bình thản, tiếng nói dịu dàng, mặt tươi tỉnh. Viện dẫn đạo Nho đạo Phật một cách tự nhiên không mang tính thuyết giảng. Bất giác Bình không khỏi tự thấy mình đã thiếu khả năng trong suy nghĩ giải quyết chuyện đời, khi nhìn lại quá trình đời sống của chính mình. Đơn giản mà nói thì Bình chỉ là một người tùy cơ hội nhất thời. Nếu có ngược suôi thì chỉ là né cái khó khi gặp và thuận theo cái dễ cho tiện. Chẳng hề có định hướng phân minh cuộc sống ra sao. Du học Pháp rồi về Việt Nam để gọi là phục vụ tổ quốc, nhưng không thích ứng được với hoàn cảnh thực tế mà từ xa thấy cao đẹp qua chuyện kể và bài viết. Cho nên rồi sang Tây, sang Mỹ trở lại và sau chót lại về VN như bây giờ. Những chuyến đi đi về về này xem ra không khác gì thái độ của mấy người học không hay cầy không biết không hội nhập vào được đời sống Mỹ để kết cục trở về VN dưỡng già sống bằng tiền trợ cấp an sinh xã hội Mỹ. Nhìn triệt để như vậy Bình thấy giật mình, như bị một tiếng sét: thán phục và say mê người phụ nữ đơn giản điềm đạm trước mặt, chấp nhận đối phó với mọi hoàn cảnh của đời. Như chưa từng có với những người đàn bà Bình đã gặp. Tất cả đã chỉ cho chàng những cảm giác không bền, thoáng qua. Ngược lại Hồng Mai tạo cho Bình một ấn tượng thực sâu sắc. Đẹp, tế nhị, tự nhiên, và theo nguyên tắc “tùy duyên”. Rõ ràng là chỗ dựa cho một người như mình mà bản chất - nghĩ cho kỹ, chỉ là né tránh giải quyết những gập ghềnh bất cập của cuộc đời. Một cách vô thức, Bình cầm lấy tay Hồng Mai. Bàn tay xương xẩu nhưng mềm mại. Hồng Mai giụt tay lại. Nhích lại gần, Bình choàng tay quanh vai Hồng Mai kéo sát vào mình định đặt một cái hôn lên mặt nàng. Hồng Mai phản ứng đẩy mạnh ra: “Anh Bình! Làm gì vậy?”.
-“Anh yêu em!”. –“Không được! Mình lớn tuổi cả rồi!”. Lì lợm, Bình theo đà lực đẩy đứng dậy, xoay mình đứng trước mặt Hồng Mai, cúi xuống nắm lấy hai cẳng chân gần gót Hồng Mai đang buông thõng chạm sàn gác dở lên cao quá đầu gối, khiến chiếc váy rộng tuột xuống bụng. Luồn một tay xuống dưới cái váy, Bình nắm lấy đai lưng cái sì lip mầu tím xậm kéo xuống khỏi mông, vất ra. Động tác này làm cho Mai nằm ưỡn ngửa thỗn thện, mông ở trên mép sofa. Nàng không xoay người úp sấp xuống được vì vướng Bình ở giữa hai chân. Những sự việc này đã diễn ra bất ngờ, và nhanh chóng làm nàng lúng túng thụ động không biết đối phó thế nào cho phải. Như một phản ứng tự nhiên, nàng cho hai tay xuống che vùng dưới bụng. Vừa bị thôi thúc bởi ham muốn nhục thể tích lũy, vừa muốn dùng cách “ván đã đóng thuyền” để thực hiện nhu cầu chiếm đoạt làm sở hữu dài lâu người đàn bà có sức lôi cuốn im lặng nhưng không cưỡng nổi - mới khám phá, Bình nhanh chóng mở rẹt cái zip quần. Ập lên người Hồng Mai, Bình vòng hai tay ra sau lưng nàng kéo về phía trước đồng thời xốc tới. Hai vùng nhạy cảm chạm vào nhau nhưng không thể nào làm gi khác hơn ngoài sự ghì chặt, vì vị trí bất tiện, vướng tấm tựa lưng của cái sofa, và vì sự chênh lệch chiều cao hai người. Hồng Mai vùng vẫy. Bình kéo Hồng Mai ra khỏi cái sofa, đẩy nàng ngồi xuống sàn, rồi nằm đè lên. Hai cái đùi người phụ nữ tự nhiên bị bẹt ra. Hai tay Hồng Mai nắm lại đấm túi bụi vào Bình. Rồi một tiếng “á!” vì đau, bật ra khỏi miệng Hồng Mai khi cơ thể bị xâm phạm. đồng thời kèm theo một cảm giác trào dâng khó tả nhưng quen thuộc từ lâu không thấy, khiến Hồng Mai lặng đi trong sự mất tự chủ giây lát. Tuy nhiên bản tính phản kháng tự ái trời sinh khiến Hồng Mai không nằm yên. Bình phải loay hoay trên bụng người phụ nữ để tìm cách nhấn sâu. Hai tay Hồng Mai quyết liệt luồn vào giữa vùng rốn hai người, lách xuống phía dưới theo hướng đẩy Bình ra. Quá vùng mu, chạm túi đựng tinh hoàn lủng lẳng, liền nắm lấy bóp thật mạnh và giật ra. Bình hét lên một tiếng thất thanh, bật ngửa. Hồng Mai đứng lên, cái váy bị đẩy lên ngực tỏa xuống quá đầu gối che người. Không để ý đến sự thiếu vắng cái sì líp đã bị vất đi, Mai bước nhanh tới cửa, ra ngoài vụt chạy xuống thang.
Thạch Trung