Trí Thức theo Cộng Sản. ( Bùi Xuân Cảnh )

Trí Thức theo Cộng Sản. ( Bùi Xuân Cảnh )

Có người đã cho rằng điều đáng ghi nhớ nhất trong thiên niên kỷ vừa qua của nhân loại là sự hình thành và sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Theo thiển ý, chẳng những đó là điều đáng ghi nhớ nhất, mà còn là sự kiện lịch sử quan trọng nhất. Nhân loại chưa bao giờ bị thống khổ và kinh hoàng như thế, với hàng trăm triệu người bị sát hại dã man, bị đầy đọa xuống hàng súc vật, và thế giới nhiều phen đã bị cộng sản đẩy đến bên bờ một cuộc chiến tranh nguyên tử. Nếu trí ngu con người đã tạo ra cái chủ nghĩa ác ôn này, thì cũng chính trí khôn con người đã nhận ra con quái vật đó, và tiêu diệt được nó. Một số người Việt Nam, thế hệ cha anh của chúng ta hôm nay, đã đi rước lấy cái chủ nghĩa giết người này về, gây tang thương máu lửa trong gần một trăm năm qua, với những khổ đau chất ngất cho chúng ta, và con cháu tới ngày nay. Trong khi tại cái nôi của chủ nghĩa này, người ta đã chặt đầu con rắn độc cộng sản từ lâu, thì chúng ta vẫn còn đang bị nó xiết cổ!

Tại sao?

Chúng ta đã quằn quại, khổ công suy nghĩ, phân tích, xem tại sao tới nay cộng sản vẫn còn ngự trị trên nước ta, và đã có nhiều câu trả lời:

Tại thời cơ chưa tới; tại dân trí ta còn kém, tại nền văn hóa Khổng giáo đã khiến các sĩ phu chỉ biết cúi mặt tôn thờ chính quyền, dù là chính quyền vô đạo lý và bất nhân; Tại chúng ta thiếu đoàn kết; Tại cộng sản Việt được Chệt đỏ chống lưng cho nó ngồi, tại chính sách Hoa Kỳ muốn duy trì việt cộng để be bờ chống Tàu cộng tràn xuống Đông Nam Á v..v…

Đồng ý với câu trả lời nào, là tùy sự suy nghĩ của mỗi người, và không phải là mục đích của bài viết này. Điều tôi muốn trình bày là tại đất nước ta, đã có một tầng lớp trí thức đem tài năng và uy tín của họ, để phục vụ cho một bọn cướp tàn bạo nhất trong lịch sử, giúp cho giặc quàng cái xiềng vô cổ dân ta, và chính bản thân họ đã lãnh hậu quả của sự sai lầm đó ra sao.

Tại sao một bọn vô học, hiếu sát và lưu manh, có đầy đủ tính chất của một bọn cướp, lại đã có thể nắm đầu những kẻ được đất nước nuôi dưỡng để lãnh đạo, những kẻ “đầu đầy chữ, bụng đầy sách” có sự hiểu biết hơn người, và là tinh hoa thời đại?

Tại sao trong lúc người dân ít học đã biết rõ sự tàn độc và nhưng mưu đồ đen tối của lũ bịp cộng sản, thì có những nhà trí thức lại mê muội đồng hành với bọn đạo tặc và ca ngợi cái ác? Thật là những câu hỏi làm đau đầu và khó trả lời!

 

Chủ nghĩa cộng sản được một số cán bộ ít học đưa vào Việt Nam. Có nhiều lý do để cho rằng bọn này chẳng hiểu gì nhiều về cái chủ nghĩa mà chúng nó muốn gieo rắc. Xin đừng ai ngụy biện để chứng minh rằng những ông Nguyễn Sinh Cung, Đặng Xuân Khu, Trần Phú, Đỗ Mười, Lê Duẩn, … và hầu hết các cấp lãnh đạo của Việt cộng, đã đọc và hiểu thấu đáo Tư Bản Luận!

Nếu có ông trí thức nào bỏ công đọc các kinh điển của chủ nghĩa Mac, rồi “phụ đạo” cho các lãnh tụ, thì với trình độ văn hóa tiểu học, các lãnh tụ đó có sức để hiểu nổi không? Cụ Nguyễn Mạnh Tường, một người nằm “trong chăn” cộng sản, viết cuốn Hồi Ký "Un Excommunié," đã mỉa mai bọn lãnh tụ cộng sản về sự mù tịt, không biết chút gì về cái chủ nghĩa mà chúng cuồng tín. Thật ra, cho tới lúc này, bọn đầu sỏ của Việt cộng trong cái gọi là Bộ Chính Trị, tự thâm tâm, đều biết chúng chỉ là một bọn bịp.

Chúng như một lũ mù đang dọ dẫm tìm đường đi để tự cứu! Cộng đảng đã từng sửa sai bao nhiêu lần, sửa lại theo cái đã cho là sai, và cuối cùng đưa ra cái mô hình xã hội mà chính chúng cũng không dám nói rõ là chúng đang rụt rè trở lại con đường tư bản: Kinh Tế Thị Trường Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa!

Thế nhưng trong khi đó, một số trí thức, ngay từ những ngày đầu, khi chủ nghĩa cộng sản mới được du nhập xứ Việt, đã vội tung hô bọn cộng, giúp chúng gieo rắc môt cái chủ nghĩa vô cùng tàn độc! Vẻ uyên bác, cùng với xảo thuật và miệng lưỡi của đám trí thức theo cộng này, đã góp phần quan trọng cho sự thành công của lũ chơi bạc bịp! “Xã hội không còn giai cấp; làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu; phá tan biên cương loài người sống thân yêu …,” những món hàng không tưởng đầy sự bịp bợm ấy, đã một thời được các ông trí thức theo cộng say sưa truyền đạt, nay trở thành chuyện khôi hài vô duyên, chẳng còn anh Cộng lớn, Cộng bé nào dám nhai lại.

Không biết chúng ta có nên gọi những ông có học, có bằng cấp cao, mà đầu óc đã ngừng suy luận, hoặc chỉ suy nghĩ về danh, lợi, này là trí thức chăng? Trí thức, như chúng ta thường nghĩ, phải là kẻ hiểu sâu, biết rộng, phân biệt phải trái, là tinh hoa chỉ lối cho người khác noi theo. Ngoài lãnh vực chuyên môn, người trí thức phải biết quan tâm đến cái thể chế và tổ chức xã hội mình đang sống, góp sức làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Người trí thức chỉ đường cho quần chúng noi theo, phải nhận chân được sự lương thiện và sự bịp bợm. Có người sẽ coi lại : biển học thì mênh mông, các tổ chức xã hội, thể chế chính trị thì phức tạp, ai mà dám cho mình là người biết hết sự đời. Trong khi đó thì bọn Cộng sản là bậc thầy của sự bịp bơm và là bọn điếm đàng quốc tế, được huấn luyện và dạy dỗ những phương cách vô cùng xảo quyệt để lừa bịp. Vả lại, chúng tôi cũng không thích nghiên cứu chính trị, nên không biết gì về chủ thuyết cộng sản. Ấy cũng là sự thường vậy!

Thưa vâng!  Không ai biết hết sự đời! Ít người muốn tìm hiểu về chính trị. Nhưng cái thể chế chính trị do một bọn cướp áp đặt lên đầu mình, thì mình cần, và có bổn phận phải biết nó ra sao chứ! Huống chi chủ thuyết cộng sản và những hậu quả khốc liệt của nó trong gần một thế kỷ qua, trên khắp thế giới, thì không ai có thể chối bỏ là mình không biết tới nó. Vả lại, nếu đã nhận mình không biết rõ về cộng sản, thì lý do gì khiến mình đi theo nó, ca tụng nó? Một điều quan trọng thiết thân đến chính ta, đến con cháu ta, đến xã hội mà ông cha đã nghàn năm vun đắp như thế, mà những kẻ được đời tôn xưng là trí thức lại nhắm mắt tin theo. Không những chỉ hùa theo cái ác, các ông còn dâng hiến tài năng và trí óc cho bọn dã nhân, để chúng thêm nanh thêm vuốt, trong cái xảo thuật bịp bợm và cướp đoạt chính quyền. Nếu trí các ông ù lì, con tim hóa đá, không còn suy nghĩ, và vô cảm trước bao tang thương dâu biển do cộng sản gây ra, thì các ông trí thức, cũng còn có đôi mắt, đôi tai chứ? Có cần chi phải vận dụng tới trí thức uyên bác của các ông để nghiên cứu xem cộng sản là gì! Các ông phải thấy lũ dân đen mà các ông cho là ngu dại, do cảm tính, đã biết ngay rằng chủ nghĩa cộng sản là con rắn độc, là tên bạo chúa tàn ác chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Đã có bạo chúa nào trong cuộc đời ngự trị của hắn, tiêu diệt được cả trăm triệu người vô tội? Bằng kinh nghiệm và cảm nhận, những kẻ mà các ông cho là kém cỏi và vô học, những thằng dân đen, đã bỏ chạy cộng sản còn nhanh hơn tránh dịch hạch! Biết bao lần người dân đã “bỏ phiếu bằng chân” khi cộng sản tới. Chả lẽ các ông không còn cả một chút tò mò trẻ thơ để hỏi: tại sao người ta phải bỏ chạy như thế? Nếu mắt các ông không mù, tai các ông chưa điếc, sao các ông không nhìn thấy bao cảnh kinh hoàng, không nghe những lời than van kêu khóc xé trời, rạch đất của người dân trong nanh vuốt giặc! Hay các ông không thích nhìn gần, mà chỉ muốn viễn mơ về các khung trời xa lạ, để mở mang trí óc? Nếu thế, các ông phải thấy hễ nơi nào có cái bóng dáng “xã hội chủ nghĩa,” là nhân dân nơi ấy tàn mạt, xã hội nơi ấy điêu tàn! Đây là một sự thực hiển nhiên, phơi bày trước mắt loài người lâu gần một thế kỷ; nhưng bọn trí thức theo cộng dường như đã mù, và câm, nên không thấy, và không nói lên được một điều gì!

Danh từ trí thức tôi viết đây, không phải chỉ gồm có những người học cao, văn bằng lớn, mà còn bao gồm cả những ông nhà văn, nhà báo, những người có tên tuổi và địa vị trong xã hội, đã từng là ngọn đuốc hướng dẫn dư luận một thời.

Hồi còn là học trò nhỏ, và ngay khi đã theo học đại học, tôi luôn kính sợ và cảm phục các ông có bằng lớn, các ông viết văn, viết báo, nghĩ rằng mình chỉ nên dựa cột mà nghe, khi các sư, sĩ bàn luận chuyện quốc gia đại sự. Nhưng trong trí óc non nớt của tôi lúc đó, đã thấy có những đám khói mây mờ mịt của sự ngờ, khi thấy ông giáo sư này nói “gà,” nhưng ông tiến sĩ nọ lại kêu “ vịt.   Các ông trí thức tranh cải nhau rất kịch liệt về nhiều vấn đề họ nêu ra. Nhưng riêng về chuyện tranh cãi nhau giữa người theo và người chống cộng, thì bọn theo cộng đâu cần đến chân lý. Các ông theo cộng thường né tránh lời tố cáo sự không tưởng và tàn độc của cộng sản, bằng cách tố ngược lại những khuyết điểm và sai lầm của phe quốc gia! Kiểu tranh luận cù nhầy này, rút lại chỉ là sự tố cáo các sai lầm vớ vẩn giữa người quốc gia và những anh tập sự làm cán cộng, làm nhạt nhòa đi cái cốt lõi, là sự không tưởng, sự tàn bạo kinh khiếp và nguy hiểm của chủ thuyết Cộng sản.

Bọn trí thức theo cộng, khi bị đuối lý trước những lý luận tố cáo sự bất lương của họ, và trước những sự thực hiển nhiên sờ mó được, về sự sai lầm và tàn độc của cái chủ nghĩa mà họ tôn thờ, vẫn nhơn nhơn, lì lợm, lớn tiếng xưng tụng cộng sản. Họ nghĩ rằng lý của kẻ mạnh bao giờ cũng sẽ là chân lý, và cộng sản là kẻ mạnh, là thế lực đang lên. Không may cho họ, công sản không phải là kẻ mạnh, và lại là thế lực đang đi xuống! Khi cái chủ nghĩa này lăn đùng, đột tử, ngay tại nơi nó phát sinh, những anh theo cộng, nhất là những anh đi hai hàng, lừng chừng đứng giữa, bỗng cảm thấy tẽn tò, vỡ mặt, trước cái xác chết xú uế của chủ nghĩa cộng sản và một núi rác phó sản của nó quá đỗi dơ bẩn, mà từ bao lâu các anh tôn thờ hôn hít. Nhiều anh quay ra cải chầy cải cối: “Chủ nghĩa cộng sản theo lý thuyết, vẫn là chủ nghĩa rất tốt, có sức hấp dẫn. Chỉ khi thực hành mới biết nó không như lý thuyết, và những sự sai lầm của nó, có thể do những người thi hành và áp dụng cái chủ nghĩa ấy gây ra!”

Theo cái trí ngu đần của tôi thì trên đời này không hề có cái lý thuyết nào đúng, mà khi đem áp dụng, thì nó thành ra sai! Lại như nói rằng những sai lầm là do người thi hành gây ra, tức là công nhận những tay tổ sư nhà Cộng như Lê Nin, Stalin, Mao, Hồ… đều là kẻ đã áp dụng sai chủ nghĩa cộng sản. Nhưng nếu những tổ sư nhà cộng mà còn không biết áp dụng sao cho đúng chủ nghĩa, thì ai sẽ làm được chuyện đó? Hỏi như thế chỉ để vạch trần cái lý luận gian manh của mấy anh theo cộng tới giờ thứ 25.

Nhưng xin cho tôi trở lại với chủ đề bài viết: điểm qua một số trí thức theo cộng và hậu quả mà họ nhận lãnh.

1 - Trí Thức Nguyễn Hiến Lê.

Nguyễn Hiến Lê

Học giả Nguyễn Hiến Lê, một người mà tôi rất kính trọng, trong Hồi Ký của ông, cho biết ông đã đọc trước sau khoảng hai chục cuốn viết về cộng sản Nga, Trung Hoa, Đông Âu. (Thực ra, người Việt chúng ta đâu có cần phải đọc sách nhiều như thế, để biết cộng sản là cái gì! Và tìm hiểu cộng sản qua sách vở, có khi đưa tới sai lầm gây ra đại họa. Nhưng ông Lê là… học giả mà!)

Ông Lê cũng được nhiều bạn di cư vô Saigon kể cho ông nghe chính sách điền địa ở Bắc tàn nhẫn tới mức bỏ tù, giết cả những người kháng chiến, có con ở trong kháng chiến, chỉ vì họ có gần hai hecta đất, và bị liệt vào hang địa chủ bóc lột. Chính những bạn của ông Lê cũng đã giúp kháng chiến, đều có lòng ái quốc, đều là những người tốt, mà không thể sống ở ngoài đó được, phải bỏ nhà cửa, họ hàng, mồ mả tổ tiên, vào Nam với hai bàn tay trắng, sống chen chúc trong những khu lao động, can đảm lập lại cuộc đời. Và ông Lê, sau khi đã nghiên cứu, biết rõ cộng sản như thế nào, ông biện minh cho thái độ thân cộng của ông như sau:

“Tôi tuy ghét, tởm Stalin, Mao Trạch Đông… nhưng vẫn tin rằng chế độ cộng sản công bằng hơn chế độ tư bản …, cộng sản Bắc Việt không thể nào tàn nhẫn như Nga và Trung Hoa được!”

Và ông Lê kết luận bằng cách quơ cả đám trí thức vào phe của ông:

“Đó là tâm lý chung của đa số trí thức Saigon, chứ chẳng của riêng tôi.”

[Hồi Ký – Tập 3, trang 20, nhà xuất bản Văn Nghệ].

Ông học “giả” khả kính, đọc thiên kinh vạn quyển, được tận mắt, tận tai nghe các bạn thân ở Bắc thuyết trình cho nghe sự tàn bạo của bắc cộng, mà ông vẫn “tin rằng” và còn võ đoán rằng “đó là tâm lý chung của đa số trí thức Saigon,” thì những ông trí thức, học “thiệt” sẽ “tin rằng” và có “tâm lý” ra sao về cộng sản? Sự suy diễn của nhà học giả - và của đa số trí thức Saigon, theo lời ông Lê – cũng rất kỳ lạ, đến mức khó hiểu.

Ghét Mao Trạch Đông, ghê tởm Stalin, nhưng lại tin rằng cộng sản Bắc kỳ không tàn nhẫn như Nga, Tàu! Cộng sản Việt há không phải là một bản sao, một thứ học trò hăm hở theo lời thầy, và tên đày tớ tuyệt đối vâng theo lời chủ? Nếu đã nhận là Nga Tàu tàn bạo bất nhân, thì thằng tay sai là Việt cộng, được các sư tổ cộng sản cầm tay chỉ việc, làm sao mà khác được? Có khi bọn việt cộng còn muốn “vượt chỉ tiêu” của cha, anh nó về mức độ tàn nhẫn và dã man. Kìa, hãy xem anh Pol Pot xứ Chùa Tháp, học trò yêu của Mao đã vượt Mao ra sao về mức độ tàn bạo! Tại sao nhà học giả không dựa vào những điều mắt thấy, tai nghe, những điều sách vở cung cấp cho ông, mà ông lại “tin rằng” một cách vô căn cứ như thế? Chỉ sau khi việt cộng chiếm Miền nam, và thi hành các chính sách tàn bạo, ông Lê mới vỡ mộng. Ông biện luận về sự sai lầm của ông như sau:

“Muốn thấy một chế độ ra sao, thì phải sống dưới chế độ đó dăm năm. Muốn nghe ai phê bình, khen chê gì thì nghe, muốn đọc sách gì thì đọc, dù là người thông minh, chịu suy nghĩ, cũng chỉ biết lờ mờ một chế độ thôi.”

[Hồi KÝ – Tập III trang25-26]

Phải sống dăm năm dưới chế độ cộng sản, rồi mới biết nó ra sao! Nếu cứ phải sống dưới chế độ cộng sản dăm năm, để biết nó thế nào, rồi mới quyết định chống nó hay theo nó, thì đây thật là một cuộc thí nghiệm điên rồ và chết người. Khi bị cộng sản xâm chiếm, không nên chống cự, vì mình chỉ biết lờ mờ về cộng sản. Hãy để cho nó cai trị dăm năm, xem sao đã. Điều chắc chắn là khi biết nó ác ôn, thì rất khó vùng vẫy khỏi tay nó, và nếu có thể, thì cái gíá phải trả để thoát cùm gông sẽ đắt như thế nào!

Tôi đọc những lời ông Lê viết trong cuốn Hồi Ký III , nhiều lúc bực mình không chịu nổi, về sự biện minh rất kỳ cục của ông. Xin chịu ông Lê có tài biện luận, để xóa sự sai lầm về thái độ thân cộng của ông. Nhưng trong khi ông học giả chỉ “biết lờ mờ” về cộng sản, ông lại ca tụng nó, và thằng dân đen không có đến nửa chữ để nghiên cứu nghiên cò về cộng sản để lận lưng, lại quá biết cộng sản như thế nào, và chạy trối chết để mong thoát tay nó!

Còn gì khôi hài hơn không? Những ông trí thức theo cộng trong nước ngày xưa, và ở hải ngoại bây giờ, đều có chung một “đức tính”: các ông luôn mang một bộ mặt cao ngạo, nói, viết, những câu ngang dạ, ra điều ta đây là kẻ nhìn xa trông rộng, dè bỉu những người chống cộng là thiển cận, là cực đoan, là chụp mũ bừa bãi! Khi chúng ta đang đổ xương máu để ngăn chặn một kẻ thù hung hiểm, thì các ông viết báo, phát ngôn những lời xỏ xiên, châm chọc, tìm đủ mọi khe hở để lách mũi dao nham hiểm vào lưng chúng ta, và tán dương cộng sản; nhưng các ông không dại gì chạy ra bưng với giặc trong thời chiến, và ngày nay cũng không rời bỏ tiện nghi vật chất và tự do ở nước ngoài để “về xây dựng đất nước” như miệng các ông hô hào và tán tụng cộng sản.

Mưu chước của các ông trí thức này là làm thế nào để vẫn được sống yên thân trong sự bảo vệ của chính quyền quốc gia, hoặc an toàn ở ngoại quốc, mà vẫn lập công được với giặc, vẫn được một bọn lủng lẳng đứng giữa, tán tụng là có cao kiến! Tệ hơn nữa, xưa cũng như nay, các ông luôn tranh đấu Đòi quyền lợi, Đòi tự do nơi cái chính quyền mà lúc nào các ông cũng dài mỏ chê bai.

Ông học giả Nguyễn Hiến Lê viết:

“Tôi vốn có cảm tình với Việt Minh, với cộng sản. Tôi khinh những chính phủ bù nhìn của Pháp, Mỹ. Tôi phục tinh thần hy sinh, có kỷ luật của anh em kháng chiến và mỗi lần có thể giúp họ được gì thì tôi sẵn lòng giúp.”

[Hồi Ký – Tập III, trang 17-18 ]

Ông học giả phục cộng sản, khinh các chính phủ quốc gia “bù nhìn” nhưng ông khôn lắm, ông cứ sống ở vùng quốc gia để an toàn, yên ổn ngồi soạn, viết hơn trăm tác phẩm.

Có khi nào ông học giả tự hỏi: Nếu ông “may mắn” được sống trong chế độ cộng sản, ông có thể nào xuất bản được 100 tác phẩm? Ông cũng vờ vịt, làm như không biết bọn Bắc cộng là tay sai của Nga, Tàu. Khi những kẻ mà ông “sẵn lòng giúp,” dùng thế lực và sự trợ giúp của cộng sản quốc tế, cướp được miền Nam, như ông mong muốn, ông Lê đã trắng mắt, nhìn chúng cướp tiền ông dành dụm trong ngân hàng, do ông khổ công dài lưng nặn óc viết văn; chúng đã chiếm nhà ông ở Long Xuyên; chúng “treo bút” của ông, khiến ông không còn cho được tác phẩm nào ra đời! Ông phải âm thầm xé một số tác phẩm ông dầy công tra cứu, viết lách, thành giấy vụn. Ông cũng kinh hãi, không còn dám nghĩ đến chuyện về thăm cố hương miền Bắc, thăm căn nhà ở ngõ Phất Lộc, tại Hà Nội, nơi có nhà mồ lão quái “Hồ Chủ tịch mà tám chín phần mười người Việt kính mến” [Hồi Ký tập III, tr 20], chỉ vì Miền Bắc nay đã tan hoang, sau khi việt cộng xây dựng “thành công” cái mà chúng gọi là chủ nghĩa xã hội!

Nhưng dù sao ông Lê cũng còn lương thiện.  Trong cuốn Hồi Ký – Tập III , ông đã thành thực mô tả cái xã hội xấu xa mà bọn cộng đã áp đặt lên Miền Nam sau năm 1975, và tuy quá muộn màng để hối lỗi, ông đã không tiếc lời mạt sát bọn cướp vô học khi chúng đã phô trương hết sự bịp bợm và tàn ác, sau ngày thành công cướp đoạt chính quyền Miền Nam. Vào lúc bọn việt cộng phải chọn “đổi mới hay là chết,” như chúng nói, chúng đã cho in Hồi Ký của ông Lê. Nhưng bản chất lưu manh cố hữu, chúng chỉ cho in nhưng phần ông Lê đã lầm lạc khen chúng, và xóa đi những trang ông chửi cha chúng nó. Việt cộng cũng lập lờ đánh lận con đen, để đồng bào hiểu lầm, là ông học giả ủng hộ chúng, bằng cách đặt tên một con đường nhỏ, đâu đó trong thành Hồ, là đường Nguyễn Hiến Lê.

Tôi sở dĩ viết về ông Lê trước tiên, vì ông là một người tôi ngưỡng phục. Ông Lê học giả mà còn hiểu về cộng sản như thế, thì những ông, bà trí thức “học thiệt” khác, sẽ thờ cộng như thế nào! Vâng, chúng ta hãy điểm qua vài ba trí thức khác, đã bán linh hồn cho quỷ, để thấy “mỗi người một vẻ,” họ đã góp sức đưa cái xiềng cộng sản và cổ dân ta như thế nào. Ông Nguyễn Hiến Lê mất ngày 22 tháng 12 năm 1984.

 
2 - Trí Thức Nguyễn Mạnh Tường

Nguyễn Mạnh Tường

Nói tới tên ông, nhiều người Việt nghĩ ngay tới việc ông đỗ hai bằng tiến sĩ, Văn và Luật tại Montpellier, Pháp trong một năm, lúc mới 23 tuổi. Ngoài ra, người ta không nhớ ông đã làm được công nghiệp gì tương xứng với tài năng và công lao học tập! Điều đó không có chi lạ. Ông đã theo “Hồ tặc” đi kháng chiến, và kể từ lúc ấy, đời ông kể như đã đi vào ngõ cụt.

Đã có quá nhiều sách báo nói về ông Nguyễn Mạnh Tường và những tháng ngày thê thảm của ông và gia đình ông, dù bản thân ông chưa phải là trái chanh đã hết nước trong tay Cộng. Nếu không đọc cuốn sách “Un Excommunié” do chính ông viết, chúng ta khó tương tượng ông “lưỡng khoa tiến sĩ” này lại bị đau nhục dưới tay “vượn người” như thế! Nhưng vì đâu nên nỗi?

Hoàn cảnh lịch sử? Lòng yêu nước, hay sự bịp bợm của cộng sản đã đưa ông vào thảm trạng?

Năm 1936, cậu thanh niên 27 tuổi, với hai bằng tiến sĩ từ mẫu quốc hồi hương, tương lai sáng rỡ như mặt trăng mặt trời. Cậu trở thành giáo sư trường Lycée du Protectorat tức trường Bưởi, rồi cậu mở văn phòng luật sư tại hai biệt thự tại thủ đô Hà Nội. Khi cộng sản cướp chính quyền, cậu hào hứng hiến luôn cả hai biệt thự cho nhà nước. Kháng chiến bùng nổ, cậu không ngại gian lao, xách khăn gói vào Khu Tư, tức Thanh Hóa theo “Bác.”

Chiến tranh tạm ngừng năm 1954, nhà trí thức lúc ấy đã mỏi mệt vì những điều tai nghe, mắt thấy về Đảng và “bác,” nhưng cổ đã vướng tròng, khó bề thoát ra.

Trở về Hà Nội, ông được cộng sản ấn vào tay một lô chức tước “phó,” vô danh và… vô thực luôn: Phó chủ tịch Hội Luật Gia Việt Nam, phó Trưởng khoa Đại Học Sư Phạm, thành viên Hội Hữu Nghị Việt-Xô, v..v...  “ Đó là các chức vụ hoàn toàn có tính cách lễ nghi, không hiệu năng mà cũng chằng có thực quyền, đó là những chức vụ mà tôi chỉ là kẻ dư thừa.”

Năm 1956, có phong trào Đòi tự do, dân chủ của các báo Nhân Văn, Giai Phẩm. Báo Nhân Văn đăng bài phỏng vấn ông Nguyễn Mạnh Tường. Ông vạch trần tính chất phản dân hại nước của cộng sản:

“Đảng Viên đảng Lao Động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tính thần dân chủ, xa lìa quần chúng, tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình… ”

Dĩ nhiên, ông cũng còn tin cộng sản có thể sửa đổi được, và ông đề nghị những biện pháp sửa đổi! Ngày nay, dù đã có một tay cộng sản gộc, chính tông, là Boris Yelsin bỏ đảng và tuyên bố là “Cộng Sản không thể sửa đổi,”  nhiều ông trí thức của ta vẫn tin rằng có thể dùng kiến nghị, thư ngỏ… để thay đổi chính sách của Cộng sản. Cộng sản dĩ nhiên không thèm đếm xỉa gì đến những đề nghị của ông Tường; nhưng lãnh đạo Cộng sản lại dương những con mắt cú vọ quan sát, nhằm “chiếu tướng” ông trí thức. 

Ngày 30 tháng 10 năm 1956, ông luật sư, giáo sư, kiêm luôn bao nhiêu chức Phó và Thành viên các hội, đọc một bài diễn văn tại cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, phân tích những khốc hại đẫm máu của việc “Cải Cách Ruộng Đất,” và đề ra phương hướng để tránh mắc lại! Ông Trí thức lúc ấy chắc vẫn tin là cộng sản mắc “sai lầm,” chứ không phải là chúng chủ tâm và tỉ mỉ hoạch định đủ phương kế để giết người và cướp đất ruộng. Sau bài diễn văn với những đề nghị này, nọ của ông, dây thừng quanh cổ ông được cộng sản xiết chặt lại. Bao nhiêu chức tước vớ vẩn của ông được gỡ sạch. Ông bị đưa ra đấu tố tại trường Đại Học cho học trò ông xỉ vả, mắng mỏ; ông bị ra trước Mặt Trận Tổ Quốc để các “đồng chí” của ông đấu đá. Ông bị các đảng viên đảng Xã Hội, một đảng bù nhìn do cộng sản nặn ra để trang trí cho chế độ, đấu tố ông lần chót. Ông chống trả rất can trường, với lập luận sắc bén của một luật sư có tài. Nhưng rồi ông đau khổ nhận rằng: 

“Con cừu thì không thể lý luận với một con chó sói.”

Số phận ông đã được Cộng đảng quyết định: Bỏ cho chết đói giữa một sa mạc hận thù không lối thoát. Ông than thở:

“Tôi đã là kẻ lữ hành trong chuyến đi qua sa mạc kéo dài từ năm 1958 đến năm 1990, hơn ba mươi năm dài đằng đẵng! Chìm trong vùng cát của sa mạc tuyệt vọng làm cạn khô dòng nước mắt, tôi đã lê tấm thân bị tra tấn bởi thiếu thốn cô đơn với quả tim rướm máu bởi nỗi buồn chua cay và vị đắng của mật!”

 Trong ba mươi năm dài ấy, nhà trí thức sống ra sao?  Ông kể lại:

“Trước tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen sa hoa của những người tư sản. Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tố́i. Khẩu phần cơm rau mỗi ngày một ít đi, và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát cháo để ăn. Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất trên khuôn mặt dài ra vì ốm đói.”

Trong cơn khốn cùng như thế, gia đình ông Tiến sĩ “may mắn” có được một con gà mái “mắn đẻ một cách đáng ngạc nhiên. . Mỗi ngày con gà cho một trái trứng, và mỗi người trong gia đình thay phiên nhau hưởng. Muốn cho gà đẻ trứng, thì phải cho nó ăn. Khốn nỗi người còn sắp chết đói, lấy đâu gạo, bắp cho gà! Nhà trí thức ‘phát huy sáng kiến’:  “mỗi ngày, vào lúc hoàng hôn, khi chợ đã vắng người mua bán, tôi lượn quanh để lén nhặt những mảnh rau vụn, tránh không để người qua đường nhìn thấy, mang về nuôi nó…

Thê thảm không còn gì để nói! Nhưng con gà, dù mắn đẻ, tất cũng không nuôi sống nổi cả gia đình của ông tiến sĩ. Ông phải đau khổ, năn nỉ những kẻ có tiền để họ mua những thứ ông có thể vơ vét ở trong nhà: sách vở, quần áo của ông, son phấn , tóc giả của bà, muỗng nĩa trong bếp… Giống hệt tình cảnh của toàn dân miền Nam năm 1975 khi được cộng “giải phóng.” Ba mươi năm vật lộn mỏi mòn, chỉ để khỏi chết đói!

Cộng sản đã trả công cho sự nhiệt thành và công lao hạn mã của ông bằng cái đói và nhục. Nhiệt thành, say sưa, vì khi Cộng mới nổi lên, ông đã đem tất cả nhà cửa hiến dâng cho đảng. Công lao hãn mã, vì ông đã lặn lội sang tận thủ đô Bruxelles của Bỉ, năm 1956, đem tài hùng biện, chứng minh với Hiệp Hội Luật Gia Dân Chủ thế giới, là Bắc cộng có “chính nghĩa” khi dùng súng đạn để “giải phóng miền Nam.” Nhưng xem tư cách và sự phản ứng can trường của ông trong suốt 30 năm bị cộng mưu dìm cho chết, chúng ta ngậm ngùi thương ông hơn là oán giận. Ông đã lạc đường vào lịch sử và bị vây bọc trong hoàn cảnh khó khăn. Không khuất phục được ông, bọn cộng vô học ghen, tức, đầy đọa và hạ nhục ông.

So sánh với những anh “trí thức” hải ngọai ngày nay, từng kinh hoàng bỏ chạy khi cộng sản tới, lại được chứng kiến sự tan rã tận gốc của cái chủ thuyết giết người tàn độc, mà vẫn xun xoe đưa đầu cho cộng sai khiến, chúng ta phải kinh ngạc về sự “khả úy” của các “trí thức” hậu sinh. Ông Nguyễn Mạnh Tường có lẽ đã trả được mối thù với bọn việt cộng bằng cách mô tả sự tàn độc của chúng trong hai cuốn Hồi Ký mà ông để lại cho đời. 

Ông đã thảnh thơi từ giã cuộc đời ngày 13 tháng 6 năm 1997.

3 - Trí thức Dương Quỳnh Hoa.

Dương Quỳnh Hoa

 Bà Dương Quỳnh Hoa sinh trưởng trong tầng lớp thượng lưu của xã hội Việt Nam. Bà theo học y khoa tại Saigon rồi sang Pháp năm 1948 học tiếp và đỗ bác sĩ năm 1953. Ăn phải bả Cộng sản, bà liên lạc với Cộng sản Pháp, gia nhập cộng đảng vào cuối thập niên 1950 và hoạt động cho Cộng trong thời gian ở Pháp từ 1948 đến 1954. Sau 1954, bà về Saigon nằm vùng và do thám cho cộng. Năm 1960, được bọn Bắc cộng giựt dây, bọn theo cộng miền Nam thành lập Mặt Trận Giải Phóng. Bà Hoa là một sáng lập viên của cái Mặt Trận này. Năm 1968, sau vụ đại bại của cộng quân, mụ cùng chồng trốn ra bưng với Việt cộng, và được cho làm Bộ Trưởng Y Tế. Trong thời gian ở trong bưng, đứa con trai nhỏ của mụ đã chết vì bệnh sưng màng não. Chồng bà là Huỳnh Văn Nghị được cộng dụ dỗ cho nhập Đảng; nhưng ông Nghị nhận rõ bộ mặt thật của bọn giải phóng, nên tìm cách khước từ “vinh dự” đó. Năm 1975, sau khi chiếm được Miền Nam, bọn Bắc Cộng ra tay xóa sổ cái Mặt Trận Giải Phóng.

Những anh chị trót bán linh hồn cho quỷ trong Mặt Trận, như các anh Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như Tảng… và bọn lủng lẳng đứng giữa như Nguyễn Ngọc Lan, Chân Tín, Lý Quý Chung, Lý Chánh Trung… đều vỡ mặt, tẽn tò như một lũ con nít bị lừa không được ăn kẹo! Chính bà Hoa sau này đã thú nhận việc đi theo Cộng là một ảo tưởng chính trị trong đời bà. Ngày 17 tháng 10 năm 1996, khi được tờ báo Far Eastern Economic Review phỏng vấn:

 “Quel est l’évenement le plus marquant pendant les 50 années passées?” 

Bà trả lời: 

“L’effondement du mur de Berlin qui a mis un term à la “grande illusion.” (dịch tạm: Biến cố nào được kể là nổi bật nhất trong 50 năm qua?)

 Bà DQH:

 “Đó là sự sụp đổ bức tường Bá Linh và chấm dứt một ‘ảo tưởng lớn.’ ”

Khi được Stanley Karnow phỏng vấn về sự thất bại của cộng sản Việt nam, bà nói:

 “Tôi đã là người cộng sản cả đời tôi. Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản và sự thất bại của nó, quản trị kém, tham nhũng, đặc quyền, áp chế, lý tưởng của tôi đa hết .”[I have been a communist all my life, but now I’ve seen the realities of Communist, and it is a failure - mismanagement, corruption, repression. My ideals are gone”]

 Cuối thập niên 1970, bà nói với Nguyễn Hữu Thọ: 

 “Tôi và anh chỉ là những kẻ bù nhìn, là những món đồ trang sức rẻ tiền. Chúng ta không thể nào phục vụ một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ.”

 Khi được phỏng vấn về bọn lãnh đạo Việt cộng, bà lạnh lùng trả lời:

“Đó là những kẻ ngu si đần độn, bởi vì họ là cộng sản.”

Trong những câu bà Hoa nói trên, chúng ta nên chú ý đến câu: “Nhưng bây giờ khi chứng kiến những sự thật về chủ nghĩa cộng sản…

Đó chính là một lời thú nhận là: “dù học hành nhiều như bà, được sống trong một nước tự do như nước Pháp, có thừa phương tiện tìm hiểu, nghiên cứu, bà đã không biết gì về chủ nghĩa cộng sản!

Ngày 25/2/2006, người nữ cán bộ cộng sản đã góp công không nhỏ cho cộng sản đặt cái ách khốn cùng trên đầu đồng bào của bà, lặng lẽ bị các oan hồn chết vì giặc cộng, đưa về trước Diêm Vương để nghe phán xét tội lỗi. Cái bạo quyền bà đã hy sinh hết tuổi thanh xuân và tài năng để dựng nên nó, không có được một lời nói về bà. Mang “ảo tưởng,” tự hiến mình làm “bù nhìn, đồ trang sức rẻ tiền,” “không biết sự thật về cộng sản mà vẫn theo chúng” thì kết quả đương nhiên chỉ có như thế.

Các vị trí thức tiền bối như Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hiến Lê, Dương Quỳnh Hoa, do hoàn cảnh lịch sử hoặc do sai lầm nhất thời, đã có lúc theo cộng hay thân cộng. Nhưng khi nhận rõ bộ mặt phản dân hại nước của cộng sản, họ đã có phản ứng quyết liệt. Trí thức Nguyễn Manh Tường đã dõng dạc tuyên bố:

“Tôi không hề tham gia mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, luôn luôn ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Người trí thức phải đứng về phía nhân dân, chứ không đứng về phía nhà cầm quyền.”

Ông cũng đã can đảm nhận chịu 30 năm đọa đầy thê thảm chứ không đầu hàng cộng. Khi thoát khỏi sự kiềm chế của Cộng sản, ông đã viết hai cuốn sách:

(1) Un Excommunié – và

(2) Une Voix Dans La Nuit

(http://www.viet.rfi.fr/vi%C3%AAtnam/20110918-plan-vii-nguyenmanh-tuong-tieu-thuyet-une-voix-dans-la-nuit-ii-van-de-tri-thuc-v)

bày tỏ lập trường của trí thức, và mô tả sự xấu xa tàn độc của Cộng sản. Cuốn “Une Voix Dans La Nuit,” [chưa xuất bản, được bà Thụy Khuê trích dẫn và bình luận trong Website của RFI] viết về về sự thiết lập chế độ ác ôn cộng sản ở Việt Nam. Ông viết xong vào năm 1993, lúc đã 85 tuổi, chứng tỏ ông trí thức vẫn nặng lòng vì đất nước. Bà Dương Quỳnh Hoa cũng dứt khoát vứt bỏ mọi ưu tiên mà chế độ dành cho bà, để quay về vị trí của người trí thức.

Những trí thức nói trên, nhất là tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường, vẫn còn lưu lại trong lòng chúng ta sự ngậm ngùi thương tiếc. Còn như cái loại trí thức của nợ dưới đây, và những loại trí thức hải ngoại ngày nay như Nguyễn Hữu Liêm, Trần Chung Ngọc… thì chỉ để lại lòng khinh ghét vì sự ngu xuẩn và sự ham danh lợi của họ.

4 - Trí thức Ngô Bá Thành

Ngô Bá Thành

 Bà này tên thật là Phạm Thị Thanh Vân, con của ông Bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến. Sinh năm 1931 tại Hà Tĩnh. Mới 18 tuổi đã lấy chồng là ông Ngô Bá Thành. Hai vợ chồng sau đó qua Pháp du học. Bà học luật, ông học thú y. Năm 1957 bà đỗ tiến sĩ luật. Năm 1963 mụ về nước và bắt đầu những ngày quậy phá đất nước. Năm 1970, mụ tự phong là “Chủ Tịch Ủy Ban Phụ Nữ Đòi Quyền Sống,” cái tên nghe khá buồn cười, báo chí thời đó diễu là “phụ nữ Đòi quyền sướng.”

Trong bối cảnh đất nước tan hoang vì đảo chánh, tranh giành quyền lực, sư cộng sản Trí Quang đã tổ chức lễ ra mắt cái Quỷ ban này tại chùa Ấn Quang, cho thấy rõ mạt cưa , mướp đắng dập dìu với nhau. Vào thời gian đó, nếu có ai nói rằng mụ Thành và sư hổ mang Trí Quang là cộng sản, ắt sẽ có nhiều ông bà trí thức theo cộng tru tréo kêu oan dùm họ, và xỉ vả kẻ tố cáo đó là “chống cộng cực đoan, chụp mũ bừa bãi.

Trong suốt thời kỳ của của nền đệ nhị Công Hòa, mụ Bá Thành đã quậy phá, biểu tình liên tục. Huỳnh Tấn Mẫm, một tên cộng sản nằm vùng, viết về “công lao” của mụ đối với bọn cộng nằm vùng như sau:

“ …Một lần tổng hội sinh viên của chúng tôi bị bao vây chặt đang lúc họp bàn, triển khai phong trào đốt xe Mỹ ở 207 Hồng Bàng, cảnh sát vây kín chung quanh, quay giây kẽm gai vòng trong vòng ngoài. Giữa lúc chúng tôi đang nát óc nghĩ cách thoát khỏi, thì ai đó reo lên: chị Thành đến! Qua hàng rào kẽm gai, chúng tôi thấy chị dẫn theo hàng ngàn (?) người, từ học sinh, sinh viên, các ba má phong trào, đến tăng ni phật tử. Chị lớn tiếng tranh luận với cảnh sát về pháp luật, hiến pháp, nhưng chúng vẫn không hạ súng. Thế là chị ra hiệu cho mọi người ào lên giật súng, dùi cui, kéo dây kẽm gai… Cảnh sát chạy mất, chúng tôi được giải thoát! ”

Bỏ đi những chuyện hoa lá cành, mô tả láo khoét của tên việt cộng Huỳnh Tấn Mẫm, chúng ta còn thấy được vài sự thực: Một trí thức có bằng tiến sĩ luật, đi “trâu đánh” Đòi quyền sống, mà hành động như một con nặc nô đi đánh ghen, và sự quá mềm mỏng dễ dãi của những người cảnh sát có nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự. Chúng ta thua giặc vì chúng ta cư xử như một con người, trong lúc bọn cộng khát máu lồng lộn, điên cuồng cắn xé như loài thú! Nay những ông trí thức co gìo chạy trước khi nếm mùi nanh vuốt của cộng sản, vẫn như đi trên mây. Các ông chửi người tỵ nạn, kẻ mất cha, người mất chồng, mất con trong trại tù, trên đường vượt biển là bọn chống cộng cực đoan, hạ cấp, các ông nghĩ sao về con mụ trí thức có bằng tiến sĩ luật đã cư xử điên cuồng đến mức khó tưởng tượng như sau: 

“…Có lần bị bắt giam ở khám Chí Hòa, bị gọi lên lấy khẩu cung, vừa bước vào phòng, bà [NBT] đã làm cả giám thị lẫn cảnh sát mất hồn khi rút chiếc guốc dưới chân ra đập nát tấm hình Nguyễn Văn Thiệu đang treo trên tường!”

Tôi cho rằng đây chỉ là chuyện phét lác của mấy anh theo cộng, bịa chuyện đánh bóng một cách ngu xuẩn hành động nặc nô của một bà tiến sĩ luật, lòng dạ sôi sục vì danh lợi, đầu óc không còn suy nghĩ. Chuyện giản dị dễ thấy, là bức hình tổng thống trong các công sở, thường được treo trên cao, ngoài tầm tay, nhất là tầm với của một phụ nữ. Vả lại, một phạm nhân bị dẫn giải đi hỏi cung, đột nhiên rút guốc, rút giầy lên cầm tay, tất phải khiến cho người cảnh sát áp giải ra tay đề phòng, thay vì bị “hết hồn” như “sáng tác” của các văn nô chuyên nghề mạ kền, đánh bóng. Nhưng nếu chuyện sảy ra đúng như các “đồng chí” mô tả, thì các ngài trí thức hải ngoại đang tấp tểnh lập công với Đảng, chuyên chửi người tỵ nạn là cực đoan, hạ cấp, thấy hành động của bà tiến sĩ luật là… đúng luật, là không hạ cấp hay sao là không cực đoan hay sao. Còn như cái đám tập hợp theo bà Thành, được bà gọi là “Phụ Nữ Đòi Quyền Sống,” là Đòi cái chi vậy? Trí óc lươn lẹo, nên lời lẽ ấp úng! Phụ nữ Việt Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa không có quyền sống hay sao? Hay là họ bị chèn ép, bị đàn áp, kỳ thị, bị đem ra làm đồ buôn bán như ngày nay.

Không có đâu. Nhưng chẳng lẽ mụ Thành lại nói toạc móng heo ra cái tên thực của cái đám người theo mụ là “Phụ Nữ Đòi Quyền Theo Cộng” Đúng! Mụ và cả cái đám theo mụ chỉ muốn Đòi quyền theo “Bác” Nay chuyện này đã trần truồng dưới ánh sáng chói lọi của sự thực, không còn thầy trí thức theo Cộng nào kêu là “chụp mũ” cho bà Thành nữa nhé! Khi Cộng chiếm đoạt được miền Nam, con hồ ly cái này đã hiện nguyên hình là con chồn hôi cộng sản. Tuy nhiên, miếng xương mà cộng thẩy cho mụ để trả công bao năm phá thối VNCH cũng không lớn.

Được Cộng cho vào ngồi trong cái đám chỉ biết gật và vỗ tay, có tên là “cuốc hội,” trong ba bốn khóa, mụ đã “đòi quyền sống” cho người phụ nữ như thế nào? Phụ nữ ta, từ ngày có mụ Thành làm đại diện, đã  “Đòi được cái ‘quyền’ đứng khắp nẻo đường,” vẫy gọi nam giới, bán món hàng trời cho. Không phải chỉ ở Saigon, mà còn khắp các đô thị trong nước. Như ở bến Ninh Kiều - Cần Thơ chẳng hạn.

“Chiều chiều dạo bến Ninh Kiều.

Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân.”

Mụ cũng “Đòi” cho phụ nữ ta được “quyền” thoát y cho bọn ngoại nhân tàn tật, già nua của Đại Hàn, Tàu, M. Lai… sờ nắn, ngắm nhìn trước khi thẩy ra mấy ngàn đô, mua như súc vật, đem về làm nô lệ tình dục.

Thảm cảnh và máu lệ ngút trời của phụ nữ như thế, nhưng chớ bao giờ thấy con mụ “Đòi quyền sống” này há miệng “trâu đánh.” Đòi hỏi cái chi, dù chỉ Đòi theo pháp luật của cộng đảng! Đáng lý, mụ Thành nên rút guốc đập vào mặt hình lão già râu đang ngồi trên đầu mụ. Nhưng Mụ không còn bộ não để suy xét, và mụ còn bận rộn chõ mõm, gân cổ lên, làm các chuyện ruồi bu khác. Một văn nô “luật sư” cộng, tên là Đỗ Minh Ánh, đã tán tụng “người phụ nữ viết nên huyền thoại ” của hắn ta như sau:

“Là một luật sư đã từng được đào tạo ở Mỹ, bà khẳng định Đạo Luật Nhân quyền ở Việt Nam của Mỹ không có giá trị pháp lý. Bà cũng đã tỏ rõ quan điểm phản đối gay gắt một tiểu bang ở Mỹ đa cho phép treo cờ ba sọc…”

Xin bỏ qua cách viết văn “sáng sủa” của ông “luật sư ” khi ông viết “Đạo luật nhân quyền ‘ở‘ Việt Nam của Mỹ ,” tôi xin có ý kiến về cái mà mụ “luật sư được đào tạo ở Mỹ ” kêu là “giá trị pháp lý” của đạo luật nhân quyền Mỹ. Theo sự ngu dốt về luật pháp của tôi, thì bất cứ đạo luật nào đã được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn, được tổng thống Mỹ ký ban hành, nó đều có giá trị pháp lý đối với dân Mỹ. Mỹ nó thấy Việt cộng không có nhân quyền. Nó làm luật, liệt xứ Việt cộng vào danh sách các nước không có nhân quyền, theo tiêu chuẩn nhân quyền của nó. Việc đếch gì đến những anh khác, trong các nước khác.

Nếu muốn diễn tuồng tận trung với Đảng, mụ Thành và đám chuyên viên gật trong cái “cuốc hội” ở Ba Đình nên hè nhau viết một đạo luật nhân quyền Việt Nam “ở” Mỹ, rồi đem ra biểu quyết với nhau cho Mỹ nó sợ. Cam đoan chẳng có ma nào nói gì đến cái “giá trị pháp lý” của mụ đâu. Những cái “khẳng định, phản đối gay gắt ...” của mụ Thành chỉ “ khẳng định ” một điều: mụ đã đội lốt nhiều thứ để “Đòi quyền,” để “trâu đánh,” nhưng trong xương tủy, mụ là một kẻ “mót” công danh, mù quáng theo cộng sản ngay từ ngày mụ vờ vịt giả hình “Đòi quyền sướng .”

Ngày 3 tháng 2 năm 2004, “chị Thành” đã bị quỷ vương thình lình tới nhà bắt mụ đi đền tội ác.

Bài viết của tôi về các ông bà trí thức theo cộng, cứ đà này, có thể kéo dài thành một cuốn sách dầy. Không thể đăng báo Nội San được. Thôi đành ngưng lại, dù có vì thế mà không thể nhắc tới bao nhiêu tên tai to mặt lớn khác, cũng cuồng nhiệt theo Cộng và cũng đã phải cười đau khóc hận khi Cộng chiếm trọn quyền thống trị. Như trí thức Châu Tâm Luân, tiến sĩ kinh tế tại đại học Illinois, khi về nước đã ngang nhiên ca tụng cộng trong khi giảng dậy và đã ôm đầu máu chạy trốn đi một xứ có ít người tỵ nạn, để khỏi bị chỉ mặt, đặt tên. Như Trí thức “bạc đầu đen óc” Phó Bá Long, “lòng chua sót, dạ bồi hồi,” xum xoe ngâm thơ con cóc bên Võ Văn Kiệt, và cúi xin Kiệt “ân xá” cho người Việt tỵ nạn, rồi cũng lặng lẽ chuồn đi một nơi không có cộng sản để chết già! Như trí thức Trương Như Tảng, vốn tin rằng Cộng sản cũng có luật pháp, nên đã ăn cái bả “Bộ Trưởng Tư Pháp Việt cộng.

Ông Đoàn Thanh Liêm viết rằng: trước khi ra Bắc vào năm 1976, để nghe cộng sản Hà Nội nói về việc lập chính phủ thống nhất, Trương Như Tảng còn “hồ hỡi” trấn an “nhóm Luật gia chúng tôi”:

“Các anh chị em Luật gia hiện cộng tác với chúng tôi trong Bộ Tư Pháp này đều là ‘ vốn quý của đất nước’ ; do vậy mà Nhà Nước Cách Mạng sẽ tìm cách sử dụng đúng mức cái nguồn vốn này. Tôi xin đoan chắc với quý anh chị em là bây giờ ta có hòa bình rồi, thì trong chánh phủ mới sẽ có Bộ Tư Pháp để phụ trách quản lý toàn bộ khối công tác thuộc lãnh vực pháp lý …”

Chết đến đít vẫn còn ảo tưởng! Bộ Tư Pháp chẳng thấy đâu, mà ông “bộ trưởng” lại trở thành thuyền nhân “liều mình xuống ghe vượt thoát khỏi Việt nam ” để sống sót và viết hồi Ký “Mémoires d’un Vietcong.”  Và còn vô số những trí thức nằm vùng khác, như Chân Tín, Trần Ngọc Liễng, Lý Qúy Chung, Lý Chánh Trung, Thích Nhất Hạnh, Vũ Hạnh… một đời dối trá, tôn vinh cái ác, vu cáo điều thiện, đã được cộng sản quăng cho cái xương thừa để gặm chưa? Mong rằng sau này, ai đó sẽ sẽ tập hợp các tên phản quốc này trong một cuốn sách để lưu xú vạn niên cho hậu thế.

Ngày nay, tại hải ngoại, cũng vì hai chữ Lợi, Danh, và để làm vui lòng chủ mới cộng sản, nhiều ông trí thức đã chôn sâu cái căn cước tỵ nạn Cộng Sản, tự gọi mình chỉ là “người sinh sống ở nước ngoài,” ôm ấp ảo tưởng: khoe khoang bằng cấp, chức vụ cũ, van vái cộng sản chiếu cố, ban ơn hoặc khen thưởng! Khi ông giáo sư, tiến sĩ triết, khua chiêng đánh trống, để cộng sản chú ý tới ông, hy vọng nó ban cho ông một chút lợi lộc gì, ấy là ông đã quên béng một cái triết lý rẻ tiền này: Bất cứ bọn cướp nào, sau một vụ cướp bóc thành công, chỉ chia phần cho đồng bọn. Trong nội bộ với nhau, chúng còn tranh giành quyết liệt, Đòi được phần béo bở. Những anh không góp công trong vụ ăn cướp, hoặc tệ hơn, đã là kỳ đà cản mũi chúng, nay thấy chúng có ăn, lại vác mặt dầy đến xin, thì chỉ có thể được bãi nước bọt vào mặt! Triết lý ba xu ấy mà không biết thì… còn triết được cái gì.

Nếu bà Dương Quỳnh Hoa và bao nhiêu trí thức một đời theo cộng, đã chấm dứt cái “grande illusion,” thì các ông trí thức thân cộng ở hải ngoại lại đang ve vuốt cái “great delusion,” là sẽ được “trên” trông xuống, ban ra một ơn huệ, cho các ông tham gia bữa tiệc “đổi mới” làm bằng máu xương dân Việt. Xin các ông hãy đối mặt với sự thực, tự hỏi mình vài câu đơn giản

-“Vì sao các ông bà phải trốn chạy đi sinh sống ở nước ngoài?

-"Tại sao cộng sản ‘tốt’ như thế mà các ông không dám về nước để hòa hợp với chúng? ”

Các ông bà trí thức theo cộng ở hải ngoại cũng thường dè bỉu người tỵ nạn là “chống cộng ấu trĩ, thù dai, là cuồng tín, là cực đoan, là ưa chụp nón cối” lên đầu các ông.

Vâng, chúng tôi quả có chống cộng một cách “ấu trĩ” theo nhận định của quí vị. Bởi vì cứ ngửi thấy hơi cộng sản, là chúng tôi thấy ngay mùi máu tanh nồng của chết chóc, của tang thương; cho nên chúng tôi phải bằng mọi cách trừ khử cái mùi tử khí đó, bất kể là phương tiện ấy ấu trĩ hay không. Còn nói chúng tôi “cực đoan” và “cuồng tín” thì tội cho chúng tôi biết bao! Chúng tôi tưởng những kẻ mà quý vị đang dùng bao phương kế lươn lẹo để xin ban ân, còn cực đoan và cuồng tín hơn người tỵ nạn chúng tôi cả ngàn lần! Cáo Hồ là một ác quỷ, phạm đủ các tội ác kinh khiếp, nhưng đã được bọn Cộng tôn lên hàng thần thánh. Muốn thử sự cuồng tín của Việt cộng, các ông hãy nói ra, dù chỉ một chút sự thật về già Hồ, xem bọn cộng phản ứng ra sao? Xin hỏi . 

Ai đã bao năm mê muội, cuồng tín với cái “tôn giáo” mới nhập từ Nga, Tầu, đến mức quyết tâm diệt trừ mọi tôn giáo khác, để độc quyền thờ cúng Mac-Lê?

-Ai đã cực đoan đến nỗi đào mổ cuốc mả, bắn thủng mắt những tấm hình trên mộ bia nghĩa trang quân đội. Ai đã áp lực đục phá những tấm bia tỵ nạn trên các đảo vùng Đông Nam Á.

-Ai đã chủ trương thà giết lầm người còn hơn bỏ sót. Ai đã dùng “lý lịch ba đời ” để gạt bỏ các con em miền Nam trong việc học hành, sinh sống.

-Ai đã bỏ tù, giết chóc không gớm tay, ngay các đồng chí của mình, chỉ vì một ý kiến bất đồng. Những cái đó chắc không phải là cực đoan và cuồng tín.

Kể sao cho xiết. Còn như cho là chúng tôi ưa “chụp nón cối” , thì chính chúng tôi có quyền phàn nàn về cái trí nhớ quá đoản kỳ của quý ông bà.

Xin hãy ngoảnh nhìn quá khứ thật gần.

Những tên như Huỳnh Tấn Mẫm, mụ Ngô Bá Thành, Thích Trí Quang, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Lý Quý Chung, Trịnh Công Sơn… và bao nhiêu tên theo cộng, núp dưới đủ thứ chiêu bài tốt đẹp, cũng quỷ quyệt né tránh cái tội ác cộng sản nằm vùng, kêu oan, là “bị chụp mũ” thân cộng hay theo cộng. Các tên đó trước đây la to bao nhiêu để phản đối “bị chụp mũ,” thì khi cộng chiếm miền Nam, họ cũng gào lớn như thế để “ báo công” với cộng. Trong quá khứ, chúng tôi đã điểm đúng mặt “lũ ong tay áo, lũ khỉ dòm nhà ,” thì ngày nay bọn ăn cháo đá bát, bọn tỵ nạn giả hình, cũng sẽ khó náu hình trong bóng tối để âm mưu chuyện ôm đít cộng.

Tổng thống George W. Bush, khi chủ tọa lễ khánh thành Tượng Đài Nạn Nhân Cộng Sản Thế giới ngày 12 tháng 6 năm 2007, đã phát biểu:

“… Đây là biểu tượng thảm họa kinh hoàng trong thế kỷ 20 của nhân loại nói chung, và 25 quốc gia bị cộng sản cai trị nói riêng. Từ nay, oan hồn của hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản được những thế hệ hômqua, hôm nay, và mai sau tưởng nhớ. Tưởng nhớ để tận diệt chế độ này đến tận gốc rễ, vì chế độ cộng sản là tàn bạo và phi nhân.”

Hơn 100 triệu con người đã bỏ mạng vì cộng sản.  Dân Việt ta đã “đóng góp” vào núi xương sông máu này bao nhiêu triệu mạng. Xin các ngài trí thức thân cộng đừng kêu gọi chúng tôi đóng góp thêm nữa. Chúng tôi lúc nào cũng muốn đội các ngài lên đầu, xưng tụng các ngài là sư, là sĩ, để nghe lời chỉ giáo; nhưng xin tha mạng, đừng mang ảo tưởng dụ chúng tôi quên tội ác của Cộng! 

Ai tai! Viết mấy cho vừa!

Bùi Xuân Cảnh

 

Hân 

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường dành trọn cho cả một buổi chiều Thứ Hai 27/11/1989 để tâm tình ...

… Lúc đó, ông đã đúng 80 tuổi. Dáng người tầm thước, lưng hơi gù, da dẻ nhăn nheo nhưng sức khoẻ khá tốt, đi đứng vững vàng, đặc biệt trí tuệ còn rất minh mẫn. Suốt hơn 3 tiếng đồng hồ chuyện trò đó, khách không hề bắt gặp ở ông một dấu hiệu nào của sự đãng trí vốn thường xuất hiện ở người cao niên. Ông nói năng lưu loát, đôi khi hùng hồn. Ông nhớ chính xác chi tiết những sự kiện cũ hoặc mới, và lý luận rành mạch.

Điều thích nhất ở ông là sự chân thành. Ở vào hoàn cảnh ông, thành thật cũng có nghĩa là can đảm.

Trước 1945, luật sư Nguyễn Mạnh Tường là một trí thức xuất sắc bậc nhất của Việt Nam với thành tích đến nay tại quê nhà dường như vẫn chưa có ai theo kịp: 22 tuổi lấy 2 bằng Tiến sĩ quốc gia tại Pháp, một bằng về Luật và một bằng về Văn chương. Về nước, ông hành nghề luật sư và dạy học. Ở cả 2 lĩnh vực, ông đều thành công và tạo uy tín lớn. 

– Luật sư có thể cho biết, mình đã tham gia phong trào Việt Minh và sau đó, tham gia kháng chiến như thế nào?

– Thật ra, tôi không hề tham gia Mặt trận Việt Minh. Bao giờ tôi cũng là một người yêu nước, ưu tư đến việc giành lại độc lập cho đất nước. Tuy nhiên tôi tự xác định cho mình một vị trí là làm một người trí thức. Mà người trí thức, muốn độc lập, thì không nên tham chính. Do đó tôi đã từng từ chối nhiều lời mời ra làm bộ trưởng của nhiều chính phủ. Người trí thức phải đứng về phía dân chứ không đứng về phía chính quyền; người trí thức chỉ nên đứng ở lĩnh vực nghiên cứu, thúc đẩy các trào lưu. Cách mạng tháng Tám làm tôi rất vui mừng. Tôi mong muốn đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong 2 lĩnh vực sở trường của mình: Luật học và Nghiên cứu Văn học.

Năm 1946, một hôm, ông Nguyễn Hữu Đang, người sau này tham gia Nhân Văn Giai Phẩm và bị kết án 15 năm tù, đến văn phòng luật sư của tôi và cho biết là Cụ Hồ mời tôi đến gặp có việc cần. Nguyễn Hữu Đang sau đó chở tôi đến chỗ mà sau này gọi là Phủ Chủ tịch. Ở đó Vũ Đình Huỳnh, Vụ trưởng Vụ Lễ tân, ra tiếp và đưa vào gặp Cụ Hồ. Cụ gọi tôi là Ngài. Cụ nói: “Như Ngài đã biết, chính phủ vừa ký kết với Pháp một bản tạm ước. Theo bản tạm ước ấy, sắp tới, giữa ta và Pháp sẽ có một hội nghị quan trọng. Xin Ngài soạn giúp cho một bản lập trường của chính phủ (Thèse gouvernemental) để sử dụng như một cương lĩnh chỉ đạo cuộc hội nghị”. Tôi đáp: “Công việc này quan trọng quá, xin Cụ nhờ một người nào giỏi và có kinh nghiệm hơn tôi”. Cụ Hồ nói: “Tôi đã hỏi ý kiến nhiều người và ai cũng bảo là chỉ có Ngài mới có thể làm được”. Cuối cùng tôi nhận lời, về nhà, đóng cửa văn phòng luật sư, vận dụng tất cả kiến thức về luật pháp quốc tế cũng như những điều khoản căn bản của tạm ước để soạn bản lập trường ấy. Đến khi đem trình, nó được Cụ Hồ chấp thuận và do đó, tôi phải tham dự Hội nghị Đà Lạt.

– Luật sư giữ vai trò gì tại Hội nghị này? 

– Tôi là Trưởng ban Văn hóa và là Ủy viên trong Ban Chính trị.

– Cuộc hội nghị ấy thành công tốt đẹp? 

– Vâng, về nó, đã có nhiều người viết. Chỉ một điều ít ai biết, kết thúc hội nghị, hai bên đã tổ chức một bữa tiệc chung. Trong bữa tiệc ấy, tùy viên của thủy sư đô đốc D’Argenlieu đến cạnh tôi, nói là sếp ông ta muốn gặp tôi. Tôi bảo tôi không phải trưởng đoàn, do đó không có tư cách gì để gặp gỡ thủy sư đô đốc cả. Người tùy viên ấy lại bảo, đây chỉ là gặp gỡ thân mật có tính cách cá nhân chứ không phải để bàn bạc điều gì quan trọng. Nghe thế, tôi đứng dậy, rời bàn tiệc ra ngoài hành lang gặp D’Argenlieu. Lúc ấy trong bàn tiệc ai cũng thấy. Cuộc nói chuyện cũng rất vu vơ, thăm hỏi xã giao về công ăn việc làm. Thế nhưng về Hà Nội, bỗng dưng lại có tin đồn là Nguyễn Mạnh Tường thông đồng với giặc, là Nguyễn Mạnh Tường bán nước…

– Luật sư có biết tin đồn đó xuất phát từ đâu không?

– (Cười) Thì cũng phải có người phát, thì nó mới động chứ. Tin đồn đó là cả một chiến dịch được tổ chức hẳn hoi. Anh Hoàng Xuân Hãn lúc ấy phải đến gặp hình như là ông Võ Nguyên Giáp, hỏi: “Tường làm cái gì mà người ta lại tung tin đồn là nó bán nước, theo giặc ghê quá vậy? Nguy cho nó lắm. Mà nguy thật, chỉ cần một phát súng, một mũi dao là xong đời!”. Từ khi anh Hãn can thiệp, tin đồn ấy mới lắng xuống rồi biến mất.

– Có thể coi đó là nguyên nhân khiến cho về sau, luật sư đã bị đối đãi khác đi?

– Không phải. Những người tham dự hội nghị cùng với tôi, họ đều biết thực hư, đầu đuôi thế nào cả. Đâu có phải vì tin đồn ấy mà người ta bạc đãi tôi. Đối với trí thức, nói chung người ta muốn dùng thì dùng, nhưng bảo là họ có yêu mến không thì tôi không dám nói là có.

– Theo một số tài liệu được phổ biến tại miền Nam trước đây cũng như ở ngoại quốc, luật sư có tham gia vụ Nhân Văn Giai Phẩm vào những năm 1956-57? 

– Tôi không hề tham gia nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Mãi sau này khi người ta kết án họ, tôi mới biết đó là một tổ chức với những tên tuổi như Trần Dần, Trần Duy, Hoàng Cầm...

– Nhưng luật sư cũng có mấy bài viết cùng chung lập trường với họ.

– Vâng, tôi có cả thảy 2 bài viết mà ông Hoàng Văn Chí có đăng lại trong quyển Trăm Hoa Đua Nở. Nguyên một hôm ông Nguyễn Hữu Đang và ông Trần Thiếu Bảo, chủ nhà xuất bản Minh Đức đến gặp tôi để xin bài. Cả hai đều quen biết tôi từ trước. Chuyện gặp ông Nguyễn Hữu Đang tôi có kể qua lúc nãy. Còn ông Trần Thiếu Bảo thì tôi gặp ở Thái Bình, thời kháng chiến chống Pháp. Lúc ấy, ông Bảo cũng vẫn làm nhà xuất bản. Tôi có đưa cho ông ấy quyển Một Cuộc Hành Trình, quyển sách đầu tiên của tôi bằng tiếng Việt.

– Đó là một quyển hồi ký?

– Cũng có thể gọi là nửa hồi ký, nửa nghị luận. Đại khái tôi kể chuyện cuộc đời mình, từ một người trí thức tham gia kháng chiến chống Pháp giành độc lập cho đất nước như thế nào.

– Xin trở lại vụ Nhân Văn Giai Phẩm…

– Vâng, cái bài đăng trên Giai phẩm mùa Thu năm 1956 là thế. Còn bài viết về vụ Cải cách Ruộng đất thì đó là bài tôi nói chuyện trong một hội nghị của Mặt trận Tổ quốc. Các anh cũng biết là vụ Cải cách Ruộng đất ấy đã thất bại nặng nề đến nỗi một số người phải mất chức ở Trung ương. Lúc đó có phong trào sửa sai ghê lắm. Trong cuộc vận động sửa sai như thế, ông Tố Hữu rồi ông Trường Chinh, rồi ông Xuân Thủy đã lần lượt gọi tôi đến nhà riêng của các ông ấy để yêu cầu tôi, trong hội nghị của Mặt trận Tổ quốc, trình bầy cho mọi người biết thế nào là Dân chủ. Các ông ấy nói là sau sai nhầm của Cải cách Ruộng đất, chúng ta phải cố làm sao cho chế độ Xã hội Chủ nghĩa trở thành một chế độ thực sự dân chủ. Nghe thế, tôi mừng quá nên nhận lời ngay. Thế rồi hội nghị được tổ chức. Tôi thuyết trình trọn cả ngày, 3 giờ buổi sáng, 3 giờ buổi chiều. Thuyết trình xong, người ta khen ghê lắm. Ông Trường Chinh, ông Xuân Thủy, ông Dương Bạch Mai sau đó yêu cầu tôi viết lại bài nói chuyện đó để đưa mấy ông ấy xem.

– Thế có nghĩa trong hội nghị ấy, luật sư chỉ nói miệng chứ không đọc bài viết đã soạn sẵn? 

– Không, thì giờ đâu? Chính mấy ông ấy bảo, thì tôi mới viết lại. Tôi đánh máy bài viết thành 2 bản, nộp hết. Thế mà không biết tại sao, bài viết đó lại lọt ra nước ngoài, báo chí ngoại quốc làm ầm ỹ lên. Thế mới chết. 

– Luật sư có nhớ chắc là không hề đưa bài viết ấy cho ai khác?

– Chắc chắn. Cả 2 bản đánh máy tôi đều nộp hết cho ông Trường Chinh và ông Xuân Thủy. Tôi chỉ giữ lại bản nháp viết tay thôi.

– Thế luật sư có thể đoán được là tại sao, từ nguồn nào, bài viết của mình lại lọt ra nước ngoài được không?

– (Cười, lắc đầu) Chịu. Ở đời vẫn có những bí mật như thế. 

– Thế sau khi bài viết ấy bị tiết lộ ra ngoài, người ta đối xử với luật sư như thế nào?

– Còn thế nào nữa? Kiểm điểm rồi đuổi việc!

– Luật sư có thể cho biết nội dung những cuộc kiểm điểm ấy được không?

– Được chứ. Thì ở đâu cũng giống nhau. Cứ khăng khăng buộc tội tôi chống Đảng.

– Khi buộc tội như vậy, người ta dựa vào nội dung bài thuyết trình của luật sư hay dựa vào sự kiện bài tham luận được chuyển ra nước ngoài?

– Dựa vào nội dung bài thuyết trình. Còn chuyện tại sao bài ấy lọt ra nước ngoài, tôi nào có biết. Và cũng không ai ghép tội tôi được: Bằng chứng đâu?

– Nhưng nội dung bài thuyết trình đó, như luật sư cho biết, nó đã được soạn theo yêu cầu của chính các ông Trường Chinh, Xuân Thủy, Tố Hữu cơ mà? Tại sao luật sư không nói cho họ biết điều đó?

– Có. Tôi có nói. Nhưng ai nghe? Người ta bảo cán bộ yêu cầu tôi phát biểu về nội dung khái niệm Dân chủ, chứ đâu có yêu cầu tôi chống lại Đảng?

– Thế luật sư có chống lại Đảng không?

– Ít ra, trong cuộc thuyết trình tại Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc cũng như trong bài viết lại mà tôi nộp cho các ông Trường Chinh, ông Xuân Thủy thì tuyệt đối không có một câu, một chữ nào chống Đảng cả. Tôi chỉ phê phán những sai nhầm trong Cải cách Ruộng đất thôi. Mà những sai nhầm ấy thì quá hiển nhiên, ngay cả Đảng cũng nhìn nhận, chứ đâu phải mình tôi?

– Luật sư có đi tham gia Cải cách Ruộng đất?

– Có. Hồi ấy tất cả mọi cán bộ đều phải về các địa phương để tham gia Cải cách Ruộng đất. Tôi cũng phải đi.

– Luật sư về địa phương nào? 

– Phủ Nho Quan. 

– Công việc của các cán bộ cụ thể là làm gì?

– Phụ với nhân dân tổ chức các cuộc Cải cách Ruộng đất. Chính trong những đợt đi xuống địa phương ấy, tôi mới thấy rõ, thấy hết sự thật. Đầu tiên, về Phủ Nho Quan, chúng tôi được học tập là theo lệnh từ trên, tại địa phương này có cả thảy 80% dân chúng thuộc thành phần địa chủ. Tôi điếng cả người. Phẫn nộ khi thấy ngay cách làm việc như vậy là rất trái khoa học. Khoa học nào cũng phải sử dụng phương pháp Quy nạp, phải căn cứ trên quá trình điều tra thực tế cẩn thận, từ thực tế mà đúc kết thành nhận định. Đằng này thì mấy ông từ Trung ương cứ tưởng tượng ra các chỉ tiêu, rồi ra lệnh xuống bắt các địa phương phải thực hiện. Cán bộ địa phương muốn hoàn thành công tác thì phải kích. Có nhiều gia đình nghèo xơ nghèo xác, ở trong một căn nhà hẹp có 2 gian, tài sản đâu chỉ được một sào ruộng, thế mà cũng bị khép vào thành phần địa chủ. Để cho đủ số lượng ấy mà! Tội lắm, oan ức nhiều không sao kể hết được.

– Luật sư có tham gia vào cuộc xử án nào không?

– Không. Người ta đâu có cần luật sư. Mình đi cốt là để rèn luyện quan điểm, rèn luyện lập trường thôi chứ đâu phải để xử án hay để biện hộ cho ai?

– Thế thì ai làm chánh án, luật sư trong các vụ đấu tố?

– Chẳng có chánh án, luật sư gì cả. Phiên tòa được tổ chức ở một bãi sân rộng đâu đó trong làng. Mấy anh thuộc thành phần bần cố nông ngồi ngất ngưởng trân bàn để luận tội, còn mấy người bị gọi là địa chủ thì bị xích cổ, trói chân, trói tay quỳ mọp giữa sân…

– Có cả chuyện xích cổ ư?

– Có. Suốt “phiên tòa”, hết bần cố nông này lên chửi xong thì bần cố nông khác lên chửi tiếp. Xong rồi thì đến lượt hành hình địa chủ, vậy thôi.

– Luật sư có bao giờ can thiệp vào những vụ đấu tố như vậy không?

– Có mà muốn chết? Không. Có chẩy nước mắt thì cũng ráng mà giấu đi.

– Có địa chủ nào được quyền tự biện hộ, tự thanh minh cho mình không?

– Không. Lúc đó ai cũng hồn kinh phách tán cả rồi, mặt mũi xanh rờn, đứng còn không nổi nữa thì nói gì đến chuyện tự biện hộ. Mà ai cho? Cứ bị khép vào thành phần địa chủ là coi như đã chết.

– Luật sư có phỏng đoán được số lượng những người bị giết chết trong đợt Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc vào hồi ấy là bao nhiêu không? 

– Không. Chỉ biết được ở địa phương mình về thôi.

– Cụ thể, ở Phủ Nho Quan là bao nhiêu?

– Tôi không nắm con số. Nhưng nhiều, nhiều lắm. Hơn nữa, sau các đợt Cải cách Ruộng đất còn có các đợt Chỉnh phong trong hàng ngũ cán bộ cũng làm cho nhiều người bị oan ức lắm. 

– Nội dung các cuộc Chỉnh phong là sao?

– Là trừng phạt những đảng viên, những cán bộ có quan hệ ít nhiều với địa chủ, với phản động. Thậm chí, có nhiều người lúc trẻ là đảng viên Quốc Dân Đảng, từ năm 1945-46 theo kháng chiến rồi vào Đảng Cộng Sản, vậy mà người ta còn truy quá khứ ra để hành tội.

– Sau mấy chục năm, nhìn lại, luật sư đánh giá thế nào về Cải cách Ruộng đất? 

– Dĩ nhiên là nó sai. Tôi nghĩ nó không có chút gì Việt Nam cả. Người Việt Nam, trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, chưa bao giờ tàn bạo đến như vậy. Nó là dấu ấn của Mao…

– Dấu ấn trực tiếp hay gián tiếp?

– Tôi không biết chắc. Ngay thời kháng chiến chống Pháp, tôi có gặp Đại sứ Trung Quốc trên các chiến khu. Bận một bộ đồ trắng toát, cưỡi ngựa, trông oai quyền ghê lắm. Ông ta tên La Quý Ba. Người ta nói ông ấy chính là kẻ chỉ huy, vạch kế hoạch cho các phong trào Cải cách Ruộng đất tại Việt Nam.

– Nhưng Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền kia mà?

– Thì đấy. Ngay chuyện bắt chước Liên Xô, bắt chước Trung Quốc đã sai rồi thì những chuyện khác theo đó sẽ sai theo!

– Xin luật sư kể tiếp về những hình phạt đối với luật sư? 

– Kiểm điểm rồi đuổi việc. Tôi có kể.

– Cụ thể, trước đó, luật sư làm gì?

– Tôi làm giám đốc Đại học Luật, phó giám đốc Đại học Sư phạm, chủ nhiệm Câu lạc bộ Trí thức và nằm trong ban chấp hành của 10 tổ chức quần chúng ở miền Bắc như Ủy ban Hòa bình thế giới, Hội Hữu nghị Việt Xô, Hội Hữu nghị VIệt Pháp, Hội Luật gia Việt Nam… 

– Luật sư có bị bắt, bị giam cầm gì không?

– Không. Chỉ bị đuổi ra khỏi tất cả những nơi đang làm việc. Và khủng khiếp nhất là bị cô lập hoàn toàn. Các anh cứ tưởng tượng suốt mấy chục năm trời, không ai dám đến gặp tôi cả. Họ sợ bị liên lụy đến bản thân, đến gia đình họ. Có khi, đi ngoài đường, nhìn thấy tôi từ xa, là bạn bè, học trò cũ của tôi phải tránh đi chỗ khác. Tôi cũng không trách gì họ. Vì sự an toàn của họ, họ phải làm thế thôi. Nhưng đau xót lắm.

– Trong suốt mấy chục năm trời như vậy, luật sư làm gì để sống?

– Không làm gì cả. Xin việc gì người ta cũng không nhận. Thoạt đầu, cứ bán dần đồ đạc trong nhà mà ăn tiêu. Bán bàn ghế, giường tủ, rồi bán quần áo, giầy dép… cuối cùng phải bán đến cả sách vở tôi dành dụm thu thập trong 20 năm. Bán theo giá bán giấy cân thôi. Rẻ mạt. Nhưng cần sống thì phải bán. Cứ mỗi lần bán sách là mỗi lần tôi có cảm tưởng như có ai lấy dao găm đâm vào tim của mình. Rồi tất cả đồ đạc cạn dần, cạn dần. Tôi lại sống bằng sự bố thí của anh em, bạn bè. Lâu lâu người này cho cái đồng hồ, người khác cho một ít tiền.

– Những người giúp luật sư thuộc thành phần nào?

– Một số là học trò cũ của tôi; một số là những bạn bè của tôi lúc tôi còn ở Pháp và một số khác nữa là những người hoàn toàn xa lạ vì nghe tiếng tôi, thương cho hoàn cảnh của tôi, từ Pháp thỉnh thoảng cho một ít quà.

– Họ là người Việt Nam hay người Pháp?

– Người Việt có, người Pháp có.

– Ba mươi lăm năm sống như thế, luật sư nhận xét gì?

– Mình nên khách quan. Họ vừa có công lại vừa có tội.

– Luật sư nghĩ gì khi có người gọi chế độ tại Việt Nam là một nhà nước công an trị (État policier)?

– Đồng ý. Điều đó thì rõ quá. 

– Có người còn phân tích thêm, cái nhà nước công an trị ấy tồn tại bằng 3 cơ chế: Thứ nhất là công an khu vực; thứ hai là hộ khẩu; thứ ba là chế độ quản lý lương thực. Luật sư nghĩ sao?

– Đúng. Từ khi bị thất sủng, tôi vô cùng thấm thía những chuyện đó. Không đi làm được, sống bằng cách bán đồ đạc hoặc bằng sự bố thí của người khác mà phải mua lương thực tự do giá cao gấp nhiều lần giá chính thức thì khó khăn ghê lắm. Có lúc tưởng không vượt qua được. Còn chuyện hộ khẩu và công an khu vực thì khỏi phải nói. Những chuyện ấy bây giờ vẫn còn!

– Luật sư qua Pháp đã gần 2 tháng nay, luật sư có theo dõi tình hình tại các nước Đông Âu không?

– Có chứ. 

– Luật sư nghĩ sao? 

– Mừng. Mừng lắm.

– Tình hình Việt Nam hiện nay?

– Chưa biết được. Nhưng có điều chắc chắn là sẽ không có gì Đổi mới cả nếu chưa có Dân chủ, trước hết là chưa tôn trọng luật pháp.

– Tại sao người ta lại cho một người như luật sư sang Pháp?

– Tôi nộp đơn xin xuất cảnh đúng vào thời điểm người ta tuyên bố Đổi mới. Chứ nếu là bây giờ, chưa chắc đã đi được!

– Luật sư nộp đơn xin xuất cảnh từ lúc nào?

– Năm ngoái. Hai tháng sau thì cầm được giấp phép của Việt Nam. Nhưng nộp vào Tòa Đại sứ Pháp thì phải chờ đúng 8 tháng.

– Luật sư có ý định ở lại Pháp luôn không?

– Không. Tháng 12 tới, tôi sẽ về lại. Trong thần thoại Hy Lạp có chuyện một vị thần chỉ mạnh mẽ khi đứng trên mặt đất, hễ ai nhấc anh ta lên khỏi mặt đất thì thành ra yếu ớt. Tôi nghĩ một người trí thức hay một văn nghệ sĩ cũng vậy. Phải ở trong nước, giữa những thử thách mới tìm ra được sức mạnh.

– Có một số anh em trí thức yêu nước, muốn về Việt Nam để canh tân đất nước, luật sư nghĩ là có nên hay không?

– Không. Cứ ở đây làm việc.

– Tại sao?

– Tôi có nhiều kinh nghiệm về chuyện này. Thế hệ của tôi, bao nhiêu người tài giỏi, Trần Đại Nghĩa, Trần Hữu Tước… Về nước thì cũng có một vài đóng góp đấy nhưng tôi nghĩ, hoàn toàn không tương xứng với khả năng của họ. Đó là chưa kể đến những người kém may mắn hơn, như tôi chẳng hạn. Có làm gì được đâu?

– Lâu nay, luật sư có viết lách gì không?

– Có. Mấy chục năm qua, tôi hoàn thành được 4 công trình nghiên cứu. Một là Lý Luận Giáo Dục (Ở châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18); hai là Eschylle Và Bi Kịch Cổ Đại Hy Lạp; ba là Virgile Và Anh Hùng Ca La-tinh; bốn là dịch một vở kịch của Eschylle.

– Luật sư viết bằng tiếng Việt hay tiếng Pháp?

– Tất cả đều bằng tiếng Việt. Dụng ý của tôi là để cho người Việt đọc. Tôi mượn những vấn đề trên để cho người Việt, đặc biệt là những nhà lãnh đạo, hiểu thế nào là con Người, thế nào là Dân chủ, Tự do, thế nào là quan hệ giữa Chính trị và Văn nghệ, v.v.

– Những quyển sách ấy có được in ra chưa?

– Chưa. Tôi có gửi lên Ban Khoa giáo Trung ương. Người ta khen là nghiên cứu công phu nhưng đến nay không ai chịu in cả. Người ta bảo là không có giấy!

– Thưa luật sư, chúng tôi ghi âm buổi nói chuyện hôm nay với mục đích giữ làm kỷ niệm. Nhưng, không biết luật sư có đồng ý cho phép chúng tôi công bố những điều luật sư phát biểu?

– (Cười) Các anh cứ tự nhiên. Những điều tôi nói toàn là sự thật cả.

– Sắp về lại Việt Nam, luật sư nghĩ sao?

– (Cười to) Các anh nhớ là tôi đã 80 tuổi rồi. Tính theo tuổi ta là 81 đấy

*******

- Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1996), là người Việt Nam duy nhất lấy 2 bằng Tiến sĩ Luật khoa và Tiến sĩ Văn chương vào năm mình 22 tuổi ở Đại học Montpellier (Pháp). Ông tham gia kháng chiến chống Pháp cho đến khi hòa bình lập lại (1954) thì trở về Hà Nội và làm giáo sư trường Đại học Văn Khoa (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Ngày 30/10/1956 tại một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội, với tư cách một thành viên, ông đã đọc một bài diễn văn phân tích sâu sắc những sai nhầm trong Cải cách Ruộng đất và đề ra phương hướng để tránh mắc lại. Vì phát biểu này, ông đã bị tước hết mọi chức vụ, danh vị nghề nghiệp và phải sống khó khăn thiếu thốn như một “kẻ bị khai trừ” (Tên quyển sách tự thuật của ông xuất bản năm 1992 tại Pháp). Ông mất năm 1996 tại Hà Nội, thọ 87 tuổi.