Em có định sẽ cùng ai kể lể
Một nỗi đời hư huyễn giữa chiêm bao
Vừng hiu hắt nguyệt hờn mây nhỏ lệ
Một mùi hương nồng tụ ở nơi nào
Ra khỏi đảng vì ‘hoàn cảnh khó khăn’ chỉ là cách nói (Diễm Thi, RFA)
“Thứ nhất là khó khăn về kinh tế. Thí dụ khi Nhà nước đổi mới thì đảng viên không được làm kinh tế tư nhân vì theo thuyết cộng sản cũ thì doanh nghiệp tư nhân là giai cấp bóc lột. Rất nhiều người xin ra khỏi Đảng. Bây giờ họ thừa nhận kinh tế tư nhân rồi. Thứ hai, hiện nhiều đảng viên muốn đi Mỹ định cư hoặc sang sống ở những nước tư bản thì với lý lịch cộng sản có thể họ sẽ khó có thẻ xanh hoặc nhập quốc tịch.”
Read moreBÀI THƠ HỎI NGÃ (Trọng Nghĩa và Cha sưu tầm)
TIẾNG VIỆT TA... HAY THẬT....!
MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười.
CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
KIỄNG chân, chậu KIỂNG đu đưa
KẺO hết, KẼO kẹt đêm mưa võng buồn.
Bản Án Tử Hình (Khôi An)
Sau khi tôi nộp bản án tử hình lên Sở Ngoại Vụ, hồ sơ được Mỹ chấp thuận nhanh chóng và gia đình tôi được vào danh sách H.O. 14. Nhưng nhà cầm quyền Cộng Sản đâu có để chúng tôi ra đi một cách dễ dàng! Ngày tôi đi lãnh hộ chiếu, một nhân viên Sở Ngoại Vụ cau có nói, “Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa đã bỏ tiền ra đào tạo nuôi dạy các con của chị, nay các con chị lại ra đi, không phục vụ cho Đảng và nhà nước. Chị phải đền lại tất cả số tiền mà nhà nước đã bỏ ra. Chị đi về đi, khi nào trả tiền xong cho nhà trường, cầm biên lai lên đây thì sẽ được lãnh hộ chiếu.” Tôi lại ra về với nỗi lo thắt thẻo ruột gan.
Read moreThông Báo Số 3 - Cập nhật thông tin về việc Du Học Sinh nhục mạ Cờ vàng tại Marrickville NSW
Thỉnh nguyện thư online của CDNVTD NSW đã nhận được gần 10,000 chữ ký trong 5 ngày. Chúng tôi sẽ gởi các chữ ký đến Bộ Trưởng Di Trú yêu cầu xem xét lại chiếu khán tạm trú của tất cả các học sinh liên quan đến vụ việc trên. Sự hiện diện của các cá nhân này có thể, hoặc sẽ có thể là một nguy hại đoán trước đối với sự an toàn và trật tự tốt đẹp của một cộng đồng tại Úc. Do đó chúng tôi yêu cầu Bộ Trưởng Di Trú thực hiện quyền tổng trưởng hủy chiếu khán của những cá nhân này.
Read more30/4 lại về và nghĩ về một ngày mai... (Lâm Bình Duy Nhiên)
Tôi viết những giòng này chỉ là một thiện ý, như thiện ý của Duy Nhiên giúp cậu học trò tìm ra sự thật. Sự thật này chỉ có thể thấy qua cuộc sống và suy nghiệm của chính mình, không thể qua những sách vở, báo chí, thông tin ngoại quốc, đưa ra.
Read moreNGÀY 30/4 NGHIỆT NGÃ (NGUYỄN VĂN PHƯỚC)
LỜI NÓi ĐẦU: Tôi chưa hề có ý định viết lại cũng như không muốn nhớ tới những ngày cuối cùng của tháng tư đen. Vì đến bây giờ, lịch sử đã phô bày rõ ràng là các nổ lực chiến đấu của QL/VNCH nói chung và các thành viên trong đó nói riêng, đều vô vọng trong một ván bài đã được định sẳn của các cường quốc. Họ tạo ra một không khí hoảng loạn để các đơn vị QL/VNCH buông súng, đồng thời có không ít các nhà lãnh đạo và chỉ huy quân sự cao cấp biết trước thời cơ, tự lo lấy thân mình để mặc cho thuộc cấp trôi theo dòng đời. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó, vẫn có những nổ lực kiên cường và những quyết tâm đơn độc để duy trì sức chiến đấu cho đơn vị, đến tận giây phút cuối cùng trong những ngày của tháng tư gọi là "nghiệt ngã" đó.
Read moreCHUYỆN CHÚ A TỶ VÀ TIỂU THANH (Tác giả: Đỗ Duy Ngọc)
Buổi chiều hôm đấy trời mưa, một trận mưa lịch sử. Đường sá Sài Gòn ngập lên đến bụng, cả thành phố như một biển nước. Lại thêm gió ào ạt, nghe đâu có bão rớt. Lo cho chú A Tỷ, đêm hôm sau tôi ghé chú vì chú chỉ về đó ban đêm. Đến nơi không thấy chú, hỏi thăm thì mọi người bảo chú chết rồi, chết đêm qua, trong cơn mưa bão. Xác chú dập dềnh suốt đêm trước cửa nhà. Sáng sớm bà giúp việc mở cửa định tát nước ra thì thấy xác chú lừng lững trôi vào nhà.
Read moreVề Bắc… Lê Thy Ka Trở Về Quê Cũ (Lê Thy Ka)
Ngày thứ tư là tôi quyết định ra về, vì tôi mua vé khứ hồi. Bữa cơm trưa lúc mười giờ và chỉ có gia đình. Tôi biết hoàn cảnh của Anh-Chị tôi mà! Tôi biếu Anh-Chị tôi ít tiền. Chị tôi bảo là: “Chị đéo có nghĩ gì đâu, Em làm như thế Chị ngại lắm”. Anh tôi chen vào: “Ngại cái đéo gì mà ngại! Em nó cho thì cứ cầm lấy để hôm nào vào Nam chơi”…
Read moreGIẢI NHẤT cuộc thi của tuần báo Saigon Nhỏ: Bạc tóc tuổi hai mươi (Phạm Thị Mai Hương)
Đà Lạt, Tháng Ba, 1975, thành phố tôi ở vốn bình yên, an lành trong các tỉnh thành miền Nam ngay cả những ngày chiến tranh khốc liệt nhất, bỗng trở nên xáo trộn. Người ta bàn tán, thì thầm to nhỏ về cuộc chiến, tính chuyện tản cư. Dù không hiểu hết điều gì sẽ xảy ra nhưng ai cũng cảm nhận không khí chiến tranh đang tới gần, tới rất gần. Để trấn an nỗi sợ hãi, người dân đổ tiền ra mua đồ dự trữ: gạo cơm, thuốc men, xăng dầu, nhất là mì ăn liền, phòng khi cuộc chiến xảy ra. Bề ngoài thành phố bình yên đến lặng lẽ, người ta giấu nỗi sợ hãi vào lòng. Dọc các con phố chính, các cửa hiệu lần lượt đóng cửa, báo hiệu chủ nhân đã đi tản cư. Người ta ra đi, không ồn ào sôi động.
Read moreDu sinh Việt Cộng hủy hoại cờ vàng Cộng đồng NSW (Úc châu) treo nhân dịp 30 tháng 4
LGT: Trong vài ngày qua dư luận người Việt hải ngoại đã đặc biệt chú ý tới chuyện Dương Đức Thịnh, một du học sinh Việt Nam tại trường Anh Ngữ quốc tế Marrickville High School tại tiểu bang NSW Úc Châu, đã cùng một nhóm đồng bạn chung trường, vào ngày thứ Sáu 30 tháng 4 2021 có hành động khiêu khích và thách đố cộng đồng người Việt Tự Do tại Úc. Nhóm du học sinh này đã cõng đội nhau lên, kéo cờ vàng của cộng đồng người Việt tại NSW đang treo trên đường Authur nhân ngày Quốc Hận 30 tháng 4 xuống, xé rách và đạp lên cờ vàng, với những lời lẽ thô bỉ tục tằn và quay video:
Read moreĐẤT NƯỚC SẼ VỀ ĐÂU? (Nguyễn Hưng Quốc)
Lâu nay, nói đến những khó khăn mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại công ty phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở hàng ngày, Việt Nam cũng đối diện với bao nhiêu nguy hiểm. Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai đất nước sẽ đi về đâu?
Read morePhóng Sự Kỳ 1- Đi tìm nhân vật trong bức ảnh lịch sử (Tuấn Khanh)
Những ai đã từng nhìn qua những hình ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam, chắc cũng có lúc đã bắt gặp hình ảnh một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đang bị thương tật, bị đuổi ra nơi chữa trị của mình là Tổng Y Viện Việt Nam Cộng Hòa vào chiều ngày 30-4. Tấm hình nhỏ không có nhiều sự thuyết minh nhưng chỉ với ánh mắt của người thanh niên đau đớn, mệt mỏi đang chống nạng bước đi, đã là sự ám ảnh không lời đến tận cùng. Trong bộ quân phục có vẻ mặc vào vội vã, anh lính VNCH đó bước đi và lọt vào khung hình, trở thành một dữ liệu giằng xé im lặng, như một vết thương không bao giờ lành về một câu chuyện có thật: Những người thương bệnh binh bị chĩa súng, đuổi ra đường, ngay sau khi quân bộ đội Bắc Việt tràn vào Sài Gòn.
Read moreNHỮNG ĐỨA TRẺ CỦA NGÀY 30-4-75 (Tác giả Đào Hiếu)
Nói theo kiểu dân gian: họ là những người “tân gia ba” tức là mới tham gia cách mạng sau ngày ba mươi tháng Tư, nhưng họ vẫn hùng hồn tuyên bố: “Chúng ta đã đổ bao nhiêu xương máu để giành lấy chính quyền này thì không thể nào chúng ta có thể để chính quyền lọt vào tay kẻ khác”. Rõ ràng là họ coi chính quyền này như một chiến lợi phẩm mà - tiếc thay - họ chỉ là kẻ thừa hưởng chứ không hề tự tay mình giành lấy, đừng nói tới chuyện “đổ xương máu”.
Read moreVietCatholic News, truyền thông tôn giáo hay chính trị? (Nhã Duy)
Trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ là những tin tức có tựa như "...nữ tướng phò phá thai Kamala Harris", "... phải tỉnh táo với Joe Biden và Kamala Harris", "Những hậu quả đè nặng lên giáo hội tại Hoa Kỳ là gì nếu Joe Biden và Kamala Harris thắng cử?" hay "Quá đáng: Pelosi mạt sát người công giáo...". Hoặc trong bài viết có những kết luận trích dẫn từ ai đó rằng "Không người công giáo nào có thể hỗ trợ các tổ chức BLM" (Người công giáo có nên ủng hộ phong trào Black Lives Matter hay không?). Đưa tin về Donald Trump thì những bản tin đại loại như "Diễn từ xuất sắc bênh vực tổng thống Trump...", "Tin vui mồng Ba Tết: Phản ứng của TT Trump khi được tuyên bố trắng án" hay "Romney: TT Trump sẽ giành được đề cử tổng thống 2024...".
Read moreNGƯỜI ĐÀN BÀ TRONG ĐÊM 29 THÁNG TƯ NĂM 1975 (Phạm Anh Dũng)
Thế là cả ba người đi ra phía sau của tàu. Nhưng khi đến chỗ có người leo dây lên tàu thì tôi và Minh Hà không còn thấy người đàn bà đó nữa. Tôi nắm dây, từ dưới đẩy Minh Hà, nhờ người ở trên kéo lên trước và chính mình leo dây theo sau. Lên được tàu thì chỉ độ hai phút đồng hồ sau lính Hải Quân chặt dây ở thang lên tàu để tàu ra khơi. Ngày 30 tháng Tư năm 1975, lênh đênh trên biển chúng tôi được tin Sài Gòn đã mất. Đến bây giờ tôi vẫn không biết người đàn bà dẫn dắt chúng tôi là ai. Minh Hà tin và tôi đồng ý, chắc chắn là Phật Bà Quan Âm hay Đức Mẹ, đã đến với chúng tôi trong lúc tuyệt vọng.
Phạm Anh Dũng
Read moreNgười Phi Công Liều Mạng* (Khuyết Danh)
Nguyễn không nói được lời nào khi ngồi yên ngó lên từ chiếc xe lăn. Một sĩ quan Hải quân cúi xuống gắn huy chương Không quân biểu dương lòng can đảm lên ve áo của ông. Trong chiếc xe lăn Nguyễn vặn vẹo cử động thân mình. Miki, đứng sau ông, không hiểu cha mình muốn gì. Ông cựa quậy hai chân, rồi thẳng người lên trong cái áo khoác màu xám tro. Ông nhìn thẳng vào Jacobs. Và, ông chào bằng cách run rẩy đưa bàn tay mặt của mình lên trán...
Read moreĐÃ ĐẾN LÚC (Thơ Thái Bá Tân)
Thường chiến tranh, loạn lạc
Mới bỏ nhà ra đi.
Tại sao ta, “giải phóng”,
Hàng triệu người ra đi?
30 THÁNG TƯ, 1975 (Thơ Thái Bá Tân)
Bộ đội Miền Bắc chết
Một triệu một trăm nghìn.
Số lính Miền Nam chết -
Hai trăm tám hai nghìn.
MÀY BẢO TAO QUÊN SAO? (Thơ Chu Tất Tiến)
MÀY BẢO TAO QUÊN SAO?
Cứ đến tháng Tư, lại nghe tíêng thét gào
Tíêng phẫn nộ của muôn ngàn dũng sĩ
Đã tuẫn tíêt cho quê huơng kỳ vỹ
Giòng máu tuôn trên khắp nẻo quê huơng
Thân một nơi, đầu một nẻo, đoạn truờng
Súng gẫy, guơm cong, ngựa da còn bọc