Vui chung (cuối tuần)
Sầu Riêng
Nguồn hình internet
Your Custom Text Here
Nguồn hình internet
Vui chung (cuối tuần)
Người không nhận đệ tử mà ai cũng đòi theo học!
Người không nhận giảng Pháp mà nói chuyện ai cũng ngộ ra!
Người không có chùa mà đi đâu chỗ đó liền biến thành chùa!
Người không có tiền mà thân tâm luôn an lạc!
Còn Kỷ Niệm Xưa Trong Mắt Ai
Em hỏỉ anh,
Em hỏi anh,
Có buồn lắm một khi đôi mắt
Không còn trông mọi sắc trời xanh
Lá tươi mầu thắm trên cành
Soi dòng nước biếc lượn quanh chân đồi
Vàng sóng lúa, rực trời nắng hạ:
Thóang đưa hương theo gió về đâu;
Bồ câu anh hoạ sắc ngầu;
Đồng quê bát ngát đượm màu tà dương
Ánh mắt ấy bao lần chiêm ngưỡng
Nụ cười duyên, dáng phượng bờ mi;
Làn da ấm tuổi xuân thì,
Thiều quang mấy độ cuồng si má hồng.
Vẫn đôi mắt bao lần nhỏ lệ
Xuống hồ xanh lặng lẽ buồn đau
Vì ai gieo nỗi u sầu,
Ngày ngày da diết, đêm thâu võ vàng.
“Dù không thấy”, mắt thường khuyên bảo
“Đừng sợ chi mộng ảo phù sinh.
Tiếc chi cảnh sắc vô tình,
Vẫn còn vĩnh viễn bao hình ảnh xưa.
Kỷ niệm cũ còn chưa phai nhạt
Dẫu một mai tuổi hạc đến nhanh
Vẫn còn đầy áp ân tình
Ghi trong đáy mắt, bóng mình trong tim”
( Dịch theo bài thơ Tes Souvernirs dans ton Coeur của một Bác Sĩ ẩn danh)
Tango hòa nhịp nhạc vàng,
Rộn ràng vũ điệu, huy hoàng hương đêm,
Luyến lưu trăng trải bên thềm,
Như tình phong nhụy êm đềm mùa trăng,
Ân tình của tuổi tròn trăng,
Không sầu bở ngờ, băn khoăn, ao dào,
Mắt em sáng ánh đèn màu,
Tình anh e ấp hương giàu an vui.
Đường tình sao bỗng bùi ngùi,
Ngắn đêm sao sáng, ngậm ngùi nhạc tan.
Dòng đời từ đó ly tan,
Nhớ vòng vũ điệu, ngỡ ngàng tỉnh say,
Nửa hương lưu luyến ai hoài,
Nửa ngùi thương tiếc đọng dài dư âm.
Bước đời từ đó âm thầm,
Hai dòng định mệnh thăng trầm dở dang.
Đêm nay trăng khuyết muộn màng,
Nợ duyên tao ngộ bàng hoàng tỉnh say,
Bước tango quyện gót hài,
Ta say mộng ảo của ngày xa xưa,
Ảo huyền một giấc duyên ưa,
Rồi thôi xin giải lời xưa ước nguyền.
Dở dang, dang dở nợ duyên,
Chuốc chi phiền não của miền ước ao,
Màn nhung buông chốn đèn màu,
Chuyện tình xưa cũ xin vào lãng quên.
Giữ hương ân nghĩa mông mênh,
Giải giây tiéc nuối buồn tênh tháng ngày.
Huỳnh Anh Trần-Schroeder
Hoà Thượng Thích Thanh Long -hình trên NET-
……….Trong thời gian mới bị giam giữ, một hôm thầy được gọi ra làm việc để gặp hai vị sư quốc doanh là Thượng Tọa Thích Minh Nguyệt và Thích Thiện Siêu. Hai vị này ra sức thuyết phục và chiêu dụ thầy để thầy ủng hộ phong trào “Phật giáo yêu nước”, và nói sẽ bảo lãnh cho thầy ra khỏi tù ngay để nhờ thầy góp công góp sức xây dựng phong trào Phật Giáo Yêu Nước này. Hai vị sư này chính là người mà Cảnh Sát Đặc Biệt thuộc lực lượng Cảnh Sát Quốc Gia đã bắt giam trước năm 1975 vì hoạt động cho Cộng Sản.
Thích Minh Nguyệt đã bị đày ra Côn Đảo, còn Thích Thiện Siêu thì thường được gọi là ông Từ Đàm vì tu ở chùa này ngoài Huế. Sau đó chính Thượng Tọa Thích Thanh Long là người đã đứng ra bảo lãnh cho họ ra khỏi tù để ăn năn hối cải mà trở về lại con đường tu hành vì họ đã bị lộ hình tích. Không ngờ ông trời trớ trêu để có ngày họ lại đến trại Long Thành và đối đầu với thầy trong hoàn cảnh đặc biệt này của đất nước.
Thầy nhìn hai vị sư quốc doanh kia và từ tốn chậm rãi nhưng thật cương quyết thầy nói: "Các ông đã dựng nên cái phong trào “Phật Giáo yêu nước” ấy thì các ông cứ tiếp tục công việc mà các ông đã làm, còn tôi là một Tuyên Úy trong quân đội và tôi sẽ theo chân các Phật tử trong các trại giam, họ đi đến đâu thì tôi cũng sẽ đi đến đấy với họ cho tới cùng. Thôi các ông về đi”. Và sau đó thầy chấp nhận việc chuyển trại ra Bắc mở đầu cho một quãng đời biệt xứ lưu đày. ……..
Read moreHình trên Net
………Đau thương Mậu Thân 1968 còn in vết sâu đậm trong lòng dân Huế, Mậu Thân 1968. “Hòa bình” 1973, thời gian mới chỉ là 4 năm, vết thương còn chảy máu, thì giờ đây chính chúng tôi phải đón tiếp và bảo vệ những tên sát nhân. Bọn chúng lại được chính thức đi vào Huế bằng tư cách ngoại giao, còn nỗi căm phẫn nào hơn?
Rất nhanh trong đầu tôi một ý nghĩ chợt đến… Dứt khoát tôi sẽ không để chúng ăn yên ở yên trên vùng đất bất hạnh này……….
Uất hận nhất là bọn chúng lại trú ngụ ngay tại Bãi Dâu, vùng đất của những mồ chôn tập thể những nạn nhân do chính bọn chúng và Bác Đảng của chúng ra lệnh sát hại vào Tết Mậu Thân 1968. Người bạn “đồng minh thân thiết Hoa Kỳ của VNCH” tại sao lại chọn Bãi Dâu để xây căn cứ cho bọn sát nhân này? Tại sao?…
Read moreHình trên Net
Nó và tôi không xa lạ. Thời sinh viên, tôi là gia sư của anh em nó. Trái với đứa anh, nó thông minh, có cá tính, nhưng ham chơi biếng học. Tôi mất nhiều thì giờ dậy dỗ nên nhớ nó rất rõ.
Sau cuộc biển dâu, gặp lại nhau trên đất khách quê người. Dù nó đã lột xác, tôi vẫn nhận ra.
Thật là thích thú được nghe câu chuyện đời tư của nó.
Tôi chỉ viết lại theo lời kể, không thêm bớt.
Ghi chú: nhân vật xưng “Tôi” chính là nó.
Đồng cảm, người viết gửi tặng người trong truyện mấy câu:
Một đôi mắt, nhập hai tâm hồn,
Vui buồn cười khóc với thế nhân.
Sống-chung đời-lòng thề không đổi,
Nhắm mắt cùng nhau lúc lìa trần.
Read moreHà Nội Thời Bao Cấp
Đó là những năm tháng chúng tôi ở trong khu tập thể của cán bộ trung và cao cấp của Văn phòng Trung ương, mặc dù vậy, cuộc sống sinh hoạt hằng ngày cũng không tránh được những khó khăn chung của đất nước. Chúng tôi sống một cuộc sống vô tư như biết bao thanh niên và chứng kiến những thăng trầm của một Hà Nội sau chiến tranh.
Read more……….Bắc Âu nổi tiếng với những mùa đông dài băng giá, nhưng lại rất đẹp vào ngày hè và lãng mạn vào thu, tôi vẫn giữ thói quen đi len lỏi trong rừng, không chỉ vào những ngày nghỉ cuối tuần mà bất cứ lúc nào thấy lòng mình trăn trở.
Không phải tò mò vì những cuộc tình cháy bỏng trong "Rừng Na-Uy", cuốn tiểu thuyết nổi tiếng mới đây của một ông nhà văn Nhật Bản, nhưng để được lắng nghe những tiếng khóc. Tiếng khóc của cây lá, của gỗ đá trong rừng. Tiếng khóc có mãnh lực quyến dụ tôi, thúc bách tôi, cho dù nó đã làm tôi đau đớn, khốn khổ gần cả một đời…..
Read moreTổng thống Ngô đình Diệm và đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge (nguồn Internet)
Lúc còn học trung học khi nghe có người than mất ngủ thì tôi lấy làm kỳ lạ, không tin rằng có ai bình thường mà mất ngủ, bởi tôi lúc nào cũng cảm thấy ngủ không đủ dù đã được 7 , 8 tiếng đồng hồ như sách vở nói. Nhưng vào khoảng tháng 4/1975 thì tôi đã mất ngủ thực sự ban đêm vì những tiếng máy bay trực thăng Mỹ ầm ầm nổ trên trời Sài gòn để di tản lính ra khỏi Sài gòn. Và nho nhỏ từ đám nhà lá lụp xụp đàng sau căn nhà chúng tôi ở trên mặt phố vọng lên nheo nhéo tiếng đài phát thanh Việt Cộng :
Giải phóng miền Nam, chúng ta cùng quyết tiến bước.
Diệt Đế quốc Mỹ, phá tan bè lũ bán nước.
Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngất trời.
Sông núi bao nhiêu năm cắt rời
…
Vùng lên! Nhân dân miền Nam anh hùng!
Vùng lên! Xông pha vượt qua bão bùng.
Thề cứu lấy nước nhà! Thề hy sinh đến cùng!
Cầm gươm, ôm súng, xông tới!
…
Read morePhật Mười Phương
Em vẫn là em của thuở nào
Của vầng trăng sáng lá xôn xao
Trong vườn thanh vắng tâm mong tịnh
Nhưng Phật mười phương biết hướng nào
Lê Diễm Chi Huệ
Lê Diễm Chi Huệ
…………Rất gần đây thôi, ngày 9 và 10 tháng 5, 2024, khi nhóm gọi là Tổ chức Người Việt Toàn Cầu Về Kinh Doanh Và Đầu Tư (VBI Global) tổ chức một cuộc triển lãm tại Houston để giới thiệu các sản phẩm các công ty từ Việt Nam (trong đó có sự tham dự của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, một cựu MC nổi tiếng đã theo gót chân cha là Nguyễn Cao Kỳ về đầu phục nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam), một nữ phóng viên khá nổi tiếng từng có nhiều bài phóng sự về sinh hoạt cộng đồng đã viết ra công luận bản tin khá chi tiết về những phản ứng của các hội đoàn người Việt tị nạn. Trong một đoạn giữa bài, có một câu mở đầu đại khái là “’Đỉnh điểm’ của cuộc triển lãm…” (hay gì gì đó, xin lỗi không nhớ rõ nguyên văn!). Điều này cho thấy những cách dùng chữ quái dị đã đi sâu vào sinh hoạt báo chí hải ngoại một cách âm thầm mà những nguời………..
Read more………..Tôi thường để hồn ru theo nỗi êm đềm của một cuộc đời tưởng tượng trong tất cả vẻ rạng ngời của nó, tràn ngập những mây hồng, những tình yêu thắm xanh, những nụ hôn vô tận, một cuộc đời không có tên ở trần gian này. Cái chết rình rập chúng tôi mỗi giờ, …………
………Hỏa ngục Cộng sản, dĩ nhiên. Nhưng không có ngôn ngữ nào có thể mô tả đủ sự tàn ác của một trại tù do bọn Cộng sản Việt Nam –tức là Việt Cộng– thiết lập. Đó là bọn cai ngục bẩm sinh, quý vị hãy tin tôi đi, phô diễn một khả năng và kinh nghiệm canh phòng vô địch. Không một nơi giam giữ nào, hư cấu hay có thực, mà tôi được biết, kể cả Quần đảo Goulagcủa Soljenitsyne, hay Hồi ức về căn nhà tử tội của Dostoïevski, có thể so bằng những trại Việt Nam trong cái mà tôi gọi là “độc ác tinh vi”: ở đây người ta giết tù nhân một cách khoa học, tiệm tiến, nhẹ nhàng một cách khủng khiếp, bằng cái đói triền miên……………
Read moreHình trên Nét
……………-Tôi không có nhà, mới từ OMAHA quá giang xe xuống đây.
Tôi nghĩ trong bụng:’Gặp thứ thiệt rồi”.
-Tao phải đi làm bây giờ, thôi tao thả mày xuống Clear Lake Park, ở đó có đủ cả phòng vệ sinh và chỗ che mưa nắng đến trưa tao kiếm cái gì cho mày ăn.
Bà xã tôi hay cằn nhằn về vụ cho mấy tay “bụi đời” quá giang xe. Kể ra thì cũng nguy hiểm, chẳng may gặp anh chàng khùng nào đó coi mạng người như cỏ rác, vậy là giống như trứng giao cho ác! Nhưng tôi quan niệm khác, sống chết có số, ngày xưa lúc còn xông pha trận mạc, mình đâu có tránh đạn được, toàn là đạn tránh mình thôi. Cho nên mỗi khi lái xe một mình, gặp người xin quá giang, nếu thuận tiện tôi vẫn “dzớt” như thường.
Kể như đền ơn những người từng cho tôi quá giang hồi mới chân ướt chân ráo bước chân đến đất Mỹ này. Hồi đó, mỗi ngày đi làm phải lội bộ hàng mấy cây số trên đường đầy tuyết. Nếu gặp xe nào cho quá giang thôi mừng hết lớn……
Read more…………..Lập tức mọi con mắt trong phòng học hướng về phía tôi. Ngồi ở dãy bàn thứ hai, tôi thấy rõ những cặp mắt quay lại từ dãy bàn đầu. Đó là những cặp mắt với vẻ kinh hoàng xen lẫn ý bực bội, “Sao mày ngu dại như thế!” Những người có những cặp mắt ấy vừa lo sợ cho tôi vừa bực mình với tôi. Cho đến nay, 70 năm sau, tôi vẫn chưa quên được ánh kinh sợ trong cặp mắt của một chị có vẻ hơn tôi vài tuổi, ngồi ở bàn phía trước. Ngay khi đọc tên mình cho người cán bộ ghi, tôi đã tự nói với mình, “Không xong! Không xong rồi!”………..
Read more…….Tôi thất-vọng chán chường, nghỉ đến bệnh-nhân ở trại đang hấp-hối mong chờ mấy giọt nước hồi-sinh, ………… Tôi buồn rầu thất vọng, không biết bao giờ bác-sĩ trưởng mới mổ xong, vã lại áo quần lem-luốc thế này làm sao gặp được bác-sĩ ở khu giải -phẩu. Tôi đánh bạo tìm đến bác-sĩ trực hỏi : "Thế tôi có thể gặp bác-sĩ thủ -trưởng được không ?"
Lần này vị y-sĩ trực vui vẻ trả lời (vì đã ngốn xong mấy củ khoai): " Được chứ, có gì đâu, anh ấy đang bận mổ lợn dưới ao đấy mà". Tôi như từ cung trăng rơi xuống !
Quả nhiên, cách đó không xa, cạnh bờ ao, năm ba người đang bao quanh một con lợn đã cạo lông trắng nõn nằm trên một tấm thớt lớn. Trong khi đó, bác-sĩ thủ-trưởng bệnh-viện, mình trần, quần xắn tới bẹn, áo bờ-lu vắt ở hàng rào, đang nhanh nhẹn ra tay mổ bộ đồ lòng với tất cả sự nhanh nhẹn và khéo léo của một...đại giải -phẩu gia. Lẽ tất nhiên tôi phải chờ cho ông bạn đồng-nghiệp thanh toán xong con lợn để giải -quyết cho mấy chai nước biển rồi mới hân-hoan ra về. Ra tới cổng, tôi gặp lại đám dân-chúng cũng đang hân hoan thở phào nhẹ nhõm như tôi khi được tin bác-sĩ đã mổ xong.... lợn……….
Trên đường về, lần này chiếc đòn gánh đè nặng lên vai không còn cho tôi cảm-giác đau đớn như trước nửa, vì đầu óc tôi đang bị ám-ảnh bởi một ý-tưởng muôn phần nặng-nề hơn, vì tôi đã nhìn thấy được sự thật, đã chứng-kiến tận mắt một hiện-tượng sinh-hoạt phản-ảnh lối sống của những "đồng-nghiêp" bên kia bức màn tư-tưởng.
Read moreThời gian trôi mau: cho tới năm nay 2005, trường Đại Học Y Khoa Saigon (YKĐHS) đã có đủ 60 năm lịch sử. Lịch sử 60 năm này, vì môt sự tình cờ, đã được chia làm hai phần đều đặn bởi một biến cố cực kỳ quan trọng đối với chúng ta: cuộc di tản năm 1975.
Read moreLỜI GIỚI THIỆU: Suốt ba chục năm qua, hàng chục triệu dân cư các nước sống trong lưu vực sông Mekong đã hứng chịu lũ lụt hạn hán ngày càng nặng nề thường xuyên hơn. Nguồn thực phẩm cho họ trên lưu vực cạn kiệt dần và môi trường sống không còn lành mạnh để cưu mang họ và con cháu. Những thiệt thòi này phần lớn là do những công trình thủy điện Trung Quốc và Lào, từ thượng nguồn tích lũy giáng xuống họ. Trung Quốc là thủ phạm và cũng là tác nhân chính cho các công trình ở Lào. Khu vực này là vùng tranh chấp địa chính trị quan trọng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Từng bước một, Trung Quốc đã hoàn thành 12 đập lớn nhất trên dòng chính sông Mekong, bất chấp mọi phản đối của dân cư và chính quyền hạ vực. Hoa Kỳ bất lực trước tất cả các diễn tiến này ngay từ bước đầu và gần đây đã rút về lá bài chủ của mình không cho Mekong Dam Monitor (MDM), một tổ chức theo dõi và báo cáo hoạt động của các hồ chứa trên toàn lưu vực hoạt động. Bài tham luận này của BS Ngô Thế Vinh, một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ, trình bày về chiến lược Mekong thiếu nhất quán của Hoa Kỳ như một thất bại trên lưu vực SôngMekong. PHẠM PHAN LONG, PE
Read moreThôn Vỹ Dạ
Nguyên chợt thức giấc và nghe tiếng dương cầm ở phía đầu nhà vọng lại. Chàng kéo chiếc chăn mỏng phủ lên cổ, lắng nghe từng âm thanh nổi dậy trong sự yên tĩnh và se lạnh của buổi tảng sáng. Tiếng đàn trải dài trong khoảng nửa tiếng, rồi ngừng lại một lúc lâu. Chàng tưởng đã hết, nhưng không, tiếng đàn lại nổi dậy... lên cao trong vắt, dồn dập, rồi âm thanh trầm xuống, rời rạc tan dần. Đây mới là bản cuối cùng và lần này thì chàng nhận ra đó là bản Clair de Lune của Debussy.
Read more