Là đập thủy điện lớn nhất trên thế giới hiện nay. Đập Tam Hiệp của Trung Quốc, xây dựng trên dòngsông Dương Tử , giữa Vũ Hán và Trùng Khánh. Đập cung cấp điện với công suất 23,000MW , mạnh gấp 15 lần lò phảnhạch nhân, cho nhu cầu 50 triệu dân, chiếm 3 % tổng số điện cho nhu cầu trong nước. Đập Tam Hiệp có tổng cộng thể tích 39.3 km3, diện tích bề mặt 1,084 km2, cao 175 m, dài 600 km, thời gian xây cất hết 17 năm, và khởi sự hoạt động vào năm 2012 . Tôn Dật Tiên khi xưa, đã có ý định xây đập này từ năm 1919, nhưng mãi đến năm 1998, việc xây cất mới bắt đầu thực hiện. Để xây đập, 1.2 triệu dân đã phải di chuyển đi vùng khác, gồm 13 thành phố, 140 tỉnh hạt , và 1, 350 làng mạc . Các hồ chứa nước với chiều dài 632 km, đã nhận chìm các danh lam thắng cảnh, các nông trại, làm biến đổi địa chất. đầu độc nguồn nước, và phá hủy môi trường.
Những bất lợi mà cả Trung Quốc cũng phải xác nhận, là năm 2008, trận động đất mạnh ở Tứ Xuyên, đã giết chết 87, 000 người. Lý do, là đập được xây dựng ở nơi dễ xảy ra động đất, và hồ chứa nước lớn tự tạo ra các chấn động mạnh. Khi có hàng loạtđịa chấn xảy ra, thì mực nước ở trong hồ chứa nước dâng cao, làm chấn động mạnh thêm, và xảy ra thường xuyên hơn.
Nếu chính quyền không chịu chấn chỉnh, thì đập Tam Hiệp sẽ gây ra những thảm họa khôn lường như lụt lội, xoi mòn đồi núi dọc theo sông Dương Tử, nước ô nhiễm, và thảm họa môi trường. Hàng năm, 14 tỉ tấn rác đủ loại xả vào sông Dương Tử. Nếu đập bị vỡ do động đất, sẽ có nguy cơ gây ra một trận đại hồng thủy, cuốn theo nhà cửa, và làm nhiều thành phố, làng mạc chìm trong biển nước, hoặc biến mất. Đài Loan đe dọa, nếu có chiến tranh với Hoa Lục, Đài Loan sẽ phá đập này trước tiên, để gây ra một thảm họa kinh hoàng cho Trung Quốc.
Đập càng lớn, càng sinh ra nhiều vấn đề, như đập Itaipu là đập thủy điện lớn thứ hai trên thế giới, trên dòng sông Parana giữa Brazil và Paraguay. Cuộc nghiên cứu của Oxford University cho biết phí tổn xây cất đập tăng thêm 240% gía dự trù. Tuy nhiên, chẳng bao giờ có thể thu lại tiền vốn xây cấtvới nhiều lý do. Nạn phá rừng do lụt lội, phù sa bị kẹt lại lắng đọng tại các hồ chứa nước, làm giảm công xuất điện theo thời gian. Ngoài ra tình trạng kinh tế , chính trị bất ổnlàm ảnh hưởng đến thị trường năng lượng, và thêm vào đó là vấn nạn tham nhũng.
Để đạt được sự chấp thuận, thì dự án xây đập cầnphải vuợt qua những sai sót của các đập hiện hữu, chẳng hạn như làm đất đai và khí hậu thay đổi. Kế hoạch phải đưa ra chi tiết, để phân tích, và tổng hợp lại, bao gồm lượng định những kỹ thuật làm giảm bớt nhữngtác độngảnh hưởngđến môi trường sinh sốngcủa con người, cũng như các sinh vật khác. Ngoài ra, khônglàm xáo trộn đến hệ sinh thái của những con sông vĩ đại trên thế giới.
Dựa vào những phương pháp phân tích hữu hiệu, và các dữ kiện chính xác về môi trường, cũng như sự liên hệ giữa kỹ thuật xây đập và những mục đích bảo vệ môi trường chung quanh, sẽ giúp chínhphủ và các cơ quan trợ cấp vốn, so sánh và chọn lựa kỹ lưỡng các địa diểm để xây đập. Tuy nhiên, các quyết định xây đập hiện nay, nhiều khi không quan tâm đến các đụng chạm chồng chéo về tác dụng, phân bố, đặc tínhthủy lợicủatừng vùng địa lý, và những dịch vụ sinh thái. Rất nhiều đập đã xây dựng trong vùng cao nguyên, mà nguồn nuớc bị phân tán đi nhiều hướng khác nhau.
Nguyễn văn Khuy
Kỹ sư Nông Lâm Súc