Nhà Thương
Tại sao dân miền Nam kêu Bệnh Viện là Nhà Thương ?
Dân miền Nam chắc hẳn còn nhớ các tên nhà thương như nhà thương Chợ Rẩy, nhà thương Chợ Quán, Bình Dân, Nguyễn Văn Học, Từ Dũ, Hùng Vương hay nhà thương Hồng Bàng. Trên bảng hiệu thường dùng từ "bệnh viện" nhưng người dân miền Nam ít khi gọi nhà thương là bệnh viện. Ở Sài Gòn đôi lúc cũng có nghe người ta gọi nhà thương là bệnh viện nhưng những người đó không phải là dân gốc cố cựu miền Nam, thường là dân di cư năm 54.
Tiếng "nhà thương" bắt nguồn từ ý nghĩa nhà chữa trị cho người thương tật bịnh hoạn. Nhưng dân miền Nam gắn liền nhà thương với tình thương và chánh phủ đã giúp vun bồi ý nghĩa, niềm tin đó.
Ở những nhà thương công, bệnh nhân đi khám bịnh, điều trị thì miễn phí, không tốn đồng xu nào. Vì vậy nó còn được gọi là nhà thương thí (bố thí) cho người nghèo. Ở Sài Gòn lúc trước người có tiền thì người ta đi nhà thương Đồn Đất, hay mấy nhà thương của bang hội người Hoa như Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Sùng Chính.
Đương nhiên nhà thương công thì chật chội, không thoải mái tiện nghi, nhưng bù lại các ca bệnh nặng ngặt nghèo thì phải vô nhà thương công (chớ không vô nhà thương tư ngoại trừ nhà thương Đồn Đất), sanh con so thì phải vô Từ Dũ hay Hùng Vương, vì đó là mấy nhà thương thực tập của trường y Saì Gòn, tập trung các thầy, các cô, giáo sư, bác sĩ ưu tú của miền Nam. Thỉnh thoảng có người thân bịnh nhân la bài hải lên “đây là nhà thương chớ đâu phải nhà ghét” khi họ thấy y tá hằn hằn học nặng tay.
Ngày nay tiếng "nhà thương" không còn thích hợp nữa.
Nguồn: Nam Mai Trịnh Quốc Thuận
SAIGON - Maternité George Béchamps, rue Chasseloup-Laubat. Sau này là Bệnh viện Từ Dũ - mặt hông phía đường Hồng Thập Tự.
Maternité Beauchamp [đúng ra là: Maternité George Béchamps], tiền thân của bệnh viện Từ Dũ sau này, là nơi giáo sư Trần Đình Đệ làm Chef de Clinique từ năm 1947-1950.
Giáo sư Trần Đình Đệ tốt nghiệp Thạc sĩ Y khoa ngành Sản phụ khoa tại Paris, là người VN đầu tiên có bằng Thạc sĩ Sản phụ khoa. Với sự thành lập một trường Y khoa quốc gia đầu tiên trong một nước VN độc lập và dân chủ, các Giáo sư Montagné và Cartoux lần lượt hồi hưu. Giáo sư Trần Đình Đệ đảm nhiệm chức vụ Trưởng ngành Sản phụ khoa của trường ĐH Y Khoa Saigon, ông làm việc tại bệnh viện Từ Dũ, một bệnh viện với 500 giường chuyên về sanh đẻ và phụ khoa, nơi đó là nơi thực tập của sinh viên y từ năm thứ 3 trở lên. Nơi đó cũng là trụ sở của trường Nữ Hộ sinh Quốc gia, các sinh viên trường này được tuyển lựa qua một kỳ thi, ăn ở nội trú trong trường, ở bệnh viện Từ Dũ thực tập tại đó và 3 năm sau tốt nghiệp có quyền mở một bảo sanh viện để làm tư một cách độc lập không phụ thuộc vào chánh phủ.
Nguồn: Tưởng nhớ Giáo sư Trần Đình Đệ (1917-2003)
SAIGON 1971. VÌ DÂN Hospital. Bà Nguyễn Văn Thiệu tại lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Bệnh Viện Vì Dân.
Madame Thiệu. A very charming lady, she had very good intentions, one of my favorite picture of Madame Thiệu that I took myself. Photo and caption by Richard L Iverson.
Lễ khánh thành Bệnh Viện Vì Dân
Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện được thành lập vào ngày 04/09/1971 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân.
pbro1: Bệnh viện này bà Thiệu xây đúng với tên đẹp của nó, chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo. Mỉa mai sau 75 mấy người chủ mới biến nó thành bệnh viện "Vì Lãnh Đạo", còn dân nghèo đi chổ khác chơi.
manhhai: Sau khi biến bệnh viện Vì Dân thành bệnh viện "Vì Lãnh Đạo" dành riêng chữa trị cho cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước, các ông chủ mới lại còn thích lấy tiền thuế của dân để xây tượng cho "lãnh đạo" nữa chứ ! Càng nghĩ càng giận và thấy tội nghiệp cho dân mình, chỉ được cho ăn bánh vẽ mà vẫn bị bắt phải nhớ ơn.
Loan Phạm: Bà Nguyễn văn Thiệu là một mệnh phụ phu nhân nhưng rất từ tốn phúc hậu bình dân không phấn son lòe loẹt
CHOLON. L'Hôpital Indigène. Bệnh viện Chợ Rẫy ngày xưa.
Bịnh viện Saigon đường Lê Lợi. Saigon Hospital
Cái nhà thương Sàigòn này và nhà thương Từ Dũ ở số 284 đường Arras (Cống Quỳnh) là tặng phẩm của Chú Hỏa (thương gia HUI BON HOA, người Hoa mang Quốc Tịch Ăng Lê) xây tặng cho Đô Thành Sàigòn.
Tay trọc phú có tên trong tạp chí Forbes Phạm Nhật Vượng chỉ biết xây Vincom - 2 tòa nhà ngất ngưởng trên gò cao của Công Viên Chi Lăng, Thương xá EDEN, nghĩ sao về việc làm này của Chú Hỏa, một người Hoa sống ở VN nhưng có HẰNG SẢN, HẰNG TÂM gấp vạn lần mấy anh Tư sản Đỏ chỉ được xoen xoét cái lỗ mồm.
"LƯƠNG TÂM HỔNG BẰNG LƯƠNG THỰC !"
Quan Nguyen Thanh
16 tháng 5, 2016