NÓI CHUYỆN CÂY THÔNG VÀO MÙA GIÁNG SINH (PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.)

Nói đến Giáng Sinh thi chúng ta liên tưởng ngay đến cây Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh rơi vào mùa đông giá buốt. Chỉ có các loại cây thông, tùng bách còn xanh tươi mà thôi nên người ta chặt cây thông và trang trí bằng ngôi sao nhỏ lấp lánh, hình tượng các Thiên Thần, trái cây, bóng đèn màu để mừng ngày Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế. Một ngôi sao lớn và sáng được gắn trên đỉnh của cây Giáng Sinh. Ở Việt Nam cây thông rất hiếm nên vào mùa Giáng Sinh người làm hang đá bằng giấy màu và làm những ngôi sao bằng tre với nhiều màu sắc rực rỡ để chào mừng Chúa Giáng Sinh ‘trong máng cỏ, trong hang lừa’.

Cây Giáng Sinh xuất hiện trước tiên vào thời Phục Hưng (Renaissance) (?). Ngày nay người ta cho rằng nó xuất phát từ Đức vào thế kỷ XVI và lan sang các quốc gia Bắc Âu trước khi thâm nhập trên toàn lục địa Âu Châu và Mỹ Châu. Martin Luther (1483- 1546), người lãnh đạo Giáo Hội Cải Cách (Tin Lành), đã thắp đèn cầy trên đỉnh cây Giáng Sinh đầu tiên. Ở Hoa Kỳ mãi đến thập niên 90 của thế kỷ XIX cây Giáng Sinh mới được quảng bá rộng rãi. Mãi đến năm 1923 tổng thống Calvin Coolidge mới tạo ra truyền thống đặt cây Giáng Sinh trong tòa Bạch Ốc.

Read more

Thượng Uyển Bỏ Hoang (Trần Vũ)

Tôi ở trong cùng tình trạng với các đồng nghiệp đang ngáp ngắn ngáp dài chờ khách. Nhưng tôi không đẩy tâm thức ra xa, không giết nỗi lo âu buồn bã, đói lạnh của mình bằng cách ấy. Có lẽ vì tôi theo ngành hội họa từ thuở niên thiếu, nên gặp lúc khốn khó, tôi tập nhìn đời như nhìn những bức tranh, không để ám ảnh bởi màu sắc hay khủng hoảng bởi hình ảnh. Tôi cố tìm trong mỗi bức tranh, đường nét, góc cạnh và vị trí riêng, để tôi có thể nhìn bức họa của chính mình, của những âu sầu khốn khổ ở góc cạnh tương đối bớt phũ phàng, một góc tiếp thu riêng biệt mà tôi có thể lọc lại màu sắc, làm vơi dịu bớt cường độ mà người thợ sơn mới đã áp đặt. Mấy năm qua, từ ngày rời hội nhà giáo, nếu cái nghề hội họa không còn giúp tôi kiếm sống, ít ra nó cũng giúp tôi chịu đựng, làm vơi dịu màu sắc hằn học của đời khi phải trực tiếp thâu nhận. Lâu lâu tôi vẫn có thể phác họa, vẽ vời trong trí tưởng tượng…

Read more

Saigon đã giải phóng tôi

Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác, tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Read more

Tiếng Việt VNCH vs Tiếng Vẹm VNCS

…………..Nhưng “bà” khôn ngoan hơn bọn việt cộng đàn ông ở chỗ bà không vào các trang Việt ngữ của chúng tôi để phát biểu và tranh luận công khai với những nội dung chống đối như vầy, mà bà đóng vai một người phụ nữ nuôi con và dạy con học tiếng Việt ở Mỹ như một người Việt tỵ nạn của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đọc văn của bà và lập trường chánh trị ỡm ờ thân cộng, ca ngợi cộng sản một cách khôn khéo thì biết rõ bà, cho dù có sống thật ở Mỹ, bà cũng không thể nào là một người thuộc cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ như chúng tôi, mà là một loại “di dân kinh tế” từ Việt Nam cộng sản sang “đế quốc Mỹ” sống mà thôi. Chúng tôi biết, bà không dám đối thoại trực tiếp với chúng tôi tại bất cứ diễn đàn Việt ngữ nào ở hải ngoại, nên bà dùng BBC làm cái loa khổng lồ tung ra thứ dư luận truyền đơn cộng sản một chiều rải khắp thế giới, bơm các kiểu lý luận của bà vào đầu óc những người Việt ngây thơ không biết gì về cộng sản, vào đầu óc các thế hệ trẻ con người Việt vốn kém tiếng Việt, và vào đầu các bà mẹ Việt Nam quanh năm chỉ quen với cái bếp và đàn con, muốn dạy con tiếng mẹ đẻ ở xứ người. Mánh khóe này của bà tinh vi lắm.

Read more