TÌNH NGƯỜI TRONG CUỘC CHIẾN (TRƯƠNG VĂN ÚT Mũ đỏ Útbạchlan )

Cùng là người Việt Nam, Miền Nam với hệ thống giáo dục nhân bản với tinh thần Tổ Quốc, Danh Dự, Tranh Nhiệm. Lấy tình thương xoá bỏ hận thù thì ngược lại Miền Bắc, Cộng sản với hệ thống giáo dục nhồi sọ bịt mắt các thanh thiếu niên, triền miên, gieo hận thù, chém giết vào tâm khảm, đưa đến những sự trả thù khủng khiếp cho dân quân Miền Nam..

…………”chúng tôi chưa từng phải học kiểu tuyên truyền nhồi sọ để huân tập ác tính, háo sát như:
“ Có 10 tên giặc Mỹ xâm lược vào làng, chú bộ đội ta bắn chết 9 tên, vậy còn lại mấy tên “? Từ trong Ý niệm nhân ác, nghiệp quả xấu đã trổ sinh…Vậy thử hỏi “cái” tương lai từ “thành quả” cướp của, giết người suốt từ trước 1954 mãi cho đến ngày nay, thu đoạt biết bao nhiêu tích sản cũng là bấy nhiêu máu xương người đồng chủng, thì nước đại dương có rửa sạch tội lỗi mà hý loạn cương thường chăng?”

Read more

Giới thiệu sách : « Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga » của nhà báo Régis Genté

Đăng ngày: 21/03/2025 - 14:02

1977-1987, 10 năm để thiết lập những mối liên lạc đầu tiên giữa Matxcơva và một công dân Mỹ mang tên Donald Trump. Đó cũng là thời điểm « mafia đỏ » đầu tư vào Hoa Kỳ, tập trung khá nhiều ở tòa nhà cao tầng Trump Tower. Từ hơn 4 thập niên qua « người của Kremlin » lúc nào cũng « bao quanh » ông chủ địa ốc tại New York và không ít trong số ấy đã theo chân ông vào Nhà Trắng.   

"Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga", Régis Genté- NXB GRASSET.  © Thanh Hà/RFI

QUẢNG CÁO

Trên đây là một số chương chính trong cuốn sách mang tựa đề Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga, nhà xuất bản Grasset, mà tác giả Régis Genté cho ra mắt bạn đọc tháng 9/2024. Chuyên nghiên cứu về khu vực thuộc ảnh hưởng của Liên Xô, từ 20 năm nay, Régis Genté định cư tại Tbilissi-Gruzia, là phóng viên thường trú của nhiều phương tiện truyền thông Pháp, trong đó có RFI.

Matxcơva dễ đoán tính khí của Donald Trump 

Trong lời nói đầu, tác giả ghi nhận : nhìn từ Matxcơva, Trump không là một chính khách khó lường. Năm 1987 sau chuyến tham quan đầu tiên đến thủ đô của Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết, trở về đất tự do Hoa Kỳ, nhà kinh doanh bất động sản còn trẻ tuổi Donald Trump muốn xây dựng một sự nghiệp chính trị, bắt đầu khẳng định rằng đã đến lúc Mỹ cần « ngừng tài trợ cho an ninh cho những quốc gia khác », các thành viên trong liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO là mục tiêu ông nhắm tới.

37 năm sau, trong cuộc vận động tranh cử ở bang Nam Carolina, Trump tố cáo các đồng minh trong NATO « bần tiện » không tự bảo đảm an ninh cho bản thân : « Không, tôi sẽ không bảo vệ ai hết mà còn khuyến khích Nga muốn làm gì thì làm ». Tại Washington, chính quyền của tổng thống mãn nhiệm Joe Biden, « im như thóc » cho dù điều khoản 5 của Hiệp ước NATO quy định nguyên tắc « liên đới » khi một thành viên liên minh này bị tấn công.

« NATO là hồ sơ quan trọng nhất đối với an ninh của nước Nga, nhìn từ điện Kremlin. (…) Trong 40 năm qua, chưa khi nào Donald Trump tuyên bố điều gì bất nhã đối với Liên Bang Xô Viết trước kia và nước Nga ngày nay. Trái lại Vladimir Putin là một nhà lãnh đạo mà tổng thống thứ 45 và 47 của Hoa Kỳ ngưỡng mộ ».

Trong cuốn sách này, tác giả trình bày những mối liên hệ chồng chéo, những « cái vòng bao quanh » Donald Trump từ nửa sau thập niên 1970 … khi mà những tay trùm mafia và xã hội đen của nước Liên Xô cộng sản nghiễm nhiên đầu tư vào Hoa Kỳ, mà nhiều đầu mối lại tập trung cả ở New York, ở khu Brighton Beach cũng như ở ngay trong tòa nhà cao tầng trên đại lộ số 5 nơi Trump Tower ngự tọa.

Điểm khởi đầu của một mối quan hệ tốt đẹp

Trả lời RFI tiếng Việt hôm 03/01/2025 trước khi tổng thống Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, nhà báo Régis Genté trở lại điểm khởi đầu khi mà mật vụ KGB của Nga bắt đầu để ý đến một công dân Mỹ kết hôn với một người Tiệp Khắc thuộc quỹ đạo của Liên Xô.

Régis Genté « Đây là một câu chuyện dài mà tôi đã thuật lại trong sách. Yếu tố thời gian ở đây hết sức quan trọng. Cũng cần nói thêm, Donald Trump không là nhân viên của cơ quan mật vụ làm việc cho Matxcơva. Ông không là nhân viên và cũng không được mật vụ của Liên Xô trả lương. Trump là người có liên hệ với chính quyền và cơ quan tình báo của Liên Xô trước kia. Mọi việc bắt đầu từ thập niên 1970 khi ông thành hôn với bà Ivana, công dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Tiệp Khắc. Lập tức an ninh Tiệp Khắc chú ý đến ông. An ninh Tiệp Khắc không hơn không kém là một chi nhánh của cơ quan an ninh và mật vụ Liên Xô KGB».

Những đầu mối bao quanh Trump

Trong sách, Régis Genté đã đơn cử nhiều nhân chứng, trích dẫn nhiều tài liệu cho thấy Donald Trump bị theo dõi và người ta muốn hiểu rõ về cuộc sống trong gia đình ông. Chẳng hạn như chính thân phụ bà Ivana báo cáo với cơ quan an ninh Tiệp Khắc về chương trình đi lại, làm việc của Donald Trump trong lúc ông cư ngụ trên đất Tiệp … Nhưng từ 1987 mọi việc tiến triển nhanh hơn, khi ông bắt đầu giao tiếp với khá nhiều công dân Liên Xô : từ giới ngoại giao đến các mạng lưới mafia.

Régis Genté  : « Năm 1987 Donald Trump lần đầu tiên đặt chân đến thủ đô Matxcơva và ở đây KGB đã mở hẳn một chiến dịch để thắt chặt liên hệ với công dân Hoa Kỳ này. Donald Trump trở thành  ‘một mối liên lạc kín’ như trong thuật ngữ của mật vụ Liên Xô thời đó ».  

Semyon Kisline, mà sau này trở thành Sam là một người Do Thái xuất thân từ Odessa sang Mỹ định cư năm 1972 là gạch nối đầu tiên giữa ông Trump với thế giới trong vòng ảnh hưởng của Liên Xô. Nhân vật này làm chủ cửa hàng bán đồ điện tử Joy- Lud Electronics nằm ở số 200 trên đại lộ Fith Avenue. Đây là « nơi nhân viên của Liên Xô công tác tại New York hay Washington đều lui tới (…) Joy- Lud Electronics do KGB kiểm soát (…) Kisline và các cộng sự có nhiệm vụ báo cáo về tất cả những đối tượng có thể được mật vụ của Liên Xô chú ý » (tr.21).

Năm 1980 Donald Trump mượn tiền của Kisline và đó cũng là thời điểm mà ông thực sự « lọt vào mắt xanh » của tình báo Liên Xô và bắt đầu được « KGB chăm sóc ». Đến khoảng 1985-1986, Matxcơva đã trao cho một phụ nữ 29 tuổi, Natalia Doubinina, nhiệm vụ mời hai vợ chồng ông Trump sang Liên Xô. Bản thân bà Doubinina là con gái của một nhà ngoại giao Liên Xô hàng đầu, đại diện thường trực của Matxcơva tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York. 

Tháng 07/1987 Ivana và Donald Trump đến Matxcơva. Ông Trump trở lại thành phố này thêm 3 lần nữa trước khi ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ.

Một trong những điều vừa thú vị, vừa bắt độc giả phải rất tập trung trong cuốn sách của Régis Genté, là tác giả đã đề cập đến rất nhiều nhân vật cao cấp lui tới các cửa công quyền, am hiểu guồng máy chính trị của chế độ ở Matxcơva cho đến khi Liên Xô sụp đổ, và dưới thời của Liên bang Nga sau này. Đó có thể là những nhân viên ngoại giao hàng đầu, những « ông lớn » trong hàng ngũ của bên an ninh, tình báo ….  Và có cả những ông trùm mafia khét tiếng đã làm nên sự nghiệp từ quần đảo ngục tù Goulag …  và thường có « những liên hệ mật thiết và ở cấp rất cao với mật vụ Liên Xô và Nga ».

Tác giả cuốn Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga đã trích dẫn nhiều nhân chứng hàng đầu, (thường là những điệp viên của Nga đã đào tẩu sang Mỹ hay các nhà báo điều tra và hồ sơ mật của an ninh Hoa Kỳ) cho thấy những thành phần này dùng tiền để kết nối với quỹ đạo của ông Trump, đặc biệt và vào những thời điểm mà sự nghiệp của Donald Trump có nhiều thăng trầm …  Tại Matxcơva cũng như New York, ai là những người đã trực tiếp liên lạc với  ông Trump ?

Régis Genté : «  Như đã biết, Liên Xô là một chế độ độc tài toàn trị, có nghĩa là không một công dân nào thoát khỏi tai mắt của chính quyền hay thoát khỏi ảnh hưởng của chế độ. Thí dự chúng ta biết nhiều về tổ chức được gọi là Mafia Đỏ. Mạng lưới này trỗi lên từ quần đảo ngục tù và hoạt động với sự hậu thuẫn của chính quyền, của công an và mật vụ …Vào thập niên 1970 trong một đợt di tản, khá nhiều người Do Thái tại Liên Xô -chính xác hơn là ở Ukraina và Odessa đã sang định cư tại Hoa Kỳ và số này tập trung ở khu Brighton Beach tại New York. Ông Trump giao tiếp với cộng đồng này, trước hết là qua trung gian của thân phụ ông là Fred Trump. Fred là một doanh nhân trong ngành địa ốc. Thành phần từ Liên Xô sang Mỹ định cư đó vì lợi ích của chính họ và của Matxcơva đã đầu tư vào nhiều chương trình của gia đình Trump. Như đã biết, Donald Trump đã có lúc suýt khánh tận, ông đã sáu lần suýt trắng tay, đặc biệt là vào thời điểm Hoa Kỳ bị khủng hoảng tín dụng địa ốc hồi 2008. »

Régis Genté dựa trên những tài liệu điều tra đưa ra một danh sách khá dài những đầu mối của cơ quan tình báo Liên Xô và Nga « bao quanh » ông Trump trong hàng chục năm và không ít người trong số đó « thậm chí đã theo chân ông vào tận Nhà Trắng từ ngày 20/01/2017 ».

Về phía các công dân Mỹ thì có nào là : « Michael Flynn (người được tổng thống Trump bổ nhiệm làm cố vấn an ninh quốc gia), Paul Manafort (luật sư và là một nhân vật chủ chốt trong cuộc vận động tranh cử tổng thống của ông Trump 2016), Carter Page (một chuyên gia về tài chính ngân hàng và bị FBI nghi ngờ là « người của nước ngoài), Dmitri Simes (công dân Mỹ gốc Nga và đang bị truy tố do cộng tác với truyền thông Nga và cũng từng là cố vấn cho ứng cử viên tổng thống Donald Trump hồi 2016), Michael Cohen (nguyên là một luật sự thân tín của nhà tỷ phú Trump), George Papadopoulos (một cố vấn của Trump hồi 2016) , Roger Stone (« bạn » lâu năm của tổng thống Mỹ thứ 45), Jeff Sessions (bộ trưởng Tư Pháp dưới thời tổng thống Trump) … » (tr.84-85).

Có sự can thiệp của Putin ? 

Riêng về nhân vật Papadopoulos, Régis Genté viết : « Mùa xuân 2016, một lần choáng hơi men, nhân vật này tiết lộ với một nhà ngoại giao Úc, ông được chỉ thị của chính Nga theo đó, Matxcơva có thể sẽ yểm trợ ứng viên của đảng Cộng Hòa bằng cách cho công bố nặc danh những thông tin bất lợi cho Hillary Clinton ». Bà Clinton đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống và là đối thủ của Donald Trump. (tr.85)

Còn về phía Nga, danh sách cũng dài không kém. Trả lời RFI tiếng Việt, Régis Genté nhắc lại ngay từ thập niên 1980, đã có không ít « thân chủ » từ xứ cộng sản Liên Xô mang tiền sang Mỹ, đổ vào New York và mua lại nhiều căn hộ trong tòa tháp Trump Tower. Cũng không hiểu do một sự tình cờ nào mà năm 1992 một tay anh chị khét tiếng của Matxcơva, Viatcheslav Ivankov (chết từ 2009) đang bị FBI truy lùng đã lẩn trốn ngay trong một căn hộ nguy nga cũng trong tòa cao ốc trên đại lộ Fifth Avenue. Chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ. Năm 2008 khi mà toàn thế giới bị kéo vào cuộc khủng hoảng địa ốc và tài chính, tỷ phú địa ốc New York suýt phá sản, và lại được một số các nhà hảo tâm Nga giúp đỡ …  Tuy nhiên lá bài quan trọng nhất của ván cờ giữa Donald Trump và Matxcơva có lẽ xoay quanh nhân vật Felix Sater.

Theo báo New York Times 2017, doanh nhân người Mỹ Felix Sater là một đầu mối giữa tập đoàn Trump với phía Nga về « dự án xây dựng một Trump Tower » ngay giữa lòng thủ đô Matxcơva hồi 2015. Vẫn theo tờ báo này tổng thống Vladimir Putin đã « tán thành » dự án nói trên. Nhưng như đã biết, kết quả đã không thành. Régis Genté giải thích với RFI Tiếng Việt về nội dụng một bức thư điện tử Sater đã gửi cho Michael Cohen, luật sư của Donald Trump.

Régis Genté : « Các nhà điều tra của bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tìm thấy trong hồ sơ của doanh nhân Felix Sater một email với nội dung như sau : ‘Chúng ta có một cơ hội ngoài mong đợi để người của chúng ta được bầu vào Nhà Trắng (…) Tôi sẽ thuyết phục Vladimir Putin hỗ trợ chúng ta trong mục đích này’. Chính từ email ấy, tôi đã chọn tựa đề cho cuốn sách mang tên Người của chúng ta ở Washington. Nội dung bức thư điện tử của Sater cho thấy giới điều tra đã tiến rất gần đến khả năng đã có một sự thông đồng giữa Donald Trump và điện Kremlin ». 

Sau nhiều chuyến đi tới Matxcơva từ 1987 đến tận 2015 Donald Trump có dự án đầu tư nào tại thủ đô nước Nga hiện tại hay không ? Régis Genté trả lời là không nhưng không loại trừ khả năng Matxcơva đã tìm đúng mạch để « phỉnh » một công dân Mỹ : Donald Trump thích tiền và muốn làm tất cả để « được thiên hạ ngưỡng mộ », muốn mở rộng địa bàn làm ăn ra ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, ngoài thế giới tư bản.   

Régis Genté : « Nhiều lần, và đó từng là mục tiêu chuyến thăm Matxcơva đầu tiên của ông Trump năm 1987 người ta đã nêu lên khả năng xây dựng một tòa cao ốc Trump Tower cách không xa điện Kremlin ra để nhử nhà tỷ phú người Mỹ này. Điều đó trúng ý ông bởi Donald Trump muốn quốc tế hóa các thương vụ làm ăn của ông. Nhưng dự án đó đã không thành. Không có tòa cao ốc nào mang tên ông ở thủ đô Matxcơva cả. Nhưng đó là bước khởi đầu cho phép ông Trump mở rộng địa bàn ra ngoài phạm vi nước Mỹ. Nhưng đề xuất tương tự đã liên tục nối đuôi nhau cho đến mãi tận 2015 khi ông quyết định ra tranh cử tổng thống, trước hết là ở cấp sơ bộ để đại diện cho đảng Cộng Hòa ».

Nga hài lòng với những gì Trump đang làm 

Ba chương cuối của cuốn sách mang tựa đề Người của chúng ta ở Washington, Trump trong tay Nga, tập trung vào phản ứng của Matxcơva khi ông Trump đắc cử trong nhiệm kỳ đầu hồi tháng 11/2016, vào đánh giá của Vladimir Putin về tổng thống siêu cường số 1 thế giới, về nhà lãnh đạo của một nền dân chủ lớn trên toàn cầu … về nỗi ám ảnh của Donald Trump khi đòi NATO phải « trả giá » để được Mỹ bảo vệ …

Vladimir Putin hiểu rằng nước Mỹ trong tay Donald Trump sẽ « để cho nước Nga xây đắp ảnh hưởng cần thiết vì an ninh và những tham vọng bá chủ của Matxcơva (…) nước Mỹ dưới sự dẫn dắt của Trump không làm bất kỳ một điều gì để củng cố nền dân chủ trên thế giới (…) nước Mỹ đó cũng sẽ không tài trợ cho các xã hội dân sự cho các phương tiện truyền thông » ở những quốc gia như Gruzia, Ukraina, Kazakhstan … « Nước Mỹ đó sẽ không còn cổ vũ cho các cuộc bầu cử tự do và công bằng, không còn đứng về phía những tiếng nói đối lập » (tr.205).  

Thanh Hà

Một Ngày Không Thể Quên. ( MX Dr Đông Vân)

……..Quên ngày quốc hận chỉ có những kẻ tiểu nhân, khéo che giấu trọng tội phản bội dân tộc dưới những mỹ từ “quên đi quá khứ đấu tranh để hướng về tương lai an bình, dân tộc hòa hợp”. VC vẫn ngu ngơ tưởng rằng dân Nam dốt nát chưa hiểu rằng dầu không bao giờ hòa hợp được với nước. Ai còn lên tiếng kêu gọi hoà hợp hòa giải với VC chắc chắn kẻ đó nếu không là VC cũng là người đệ nhứt ngu trong thiên hạ. 

Read more

Trăng Ngày Tháng Cũ- The Moon Of Yesteryear- Clair De Lune D'Antan (Huỳnh Anh Trần- Schroeder)

1-TRĂNG NGÀY THÁNG CŨ (Bài Tiếng Việt)

Đố ai lòng chẳng thẫn thờ

Ngắm vầng trăng sáng lững lờ trời đêm,

Đố ai quên mộng êm đềm,

Mùa trăng tình sử bên thềm mộng mơ,

Đố ai quên những vầng thơ,

Kén yêu đương trải vàng tơ mỹ miều.

Nhiệm mầu tơ trải yêu kiều,

Vòng cầu tơ sợi trăng thêu áo trời,

Ảo huyền sơị mảnh tơ trời,

Thuyền trăng lả lướt, mái lơi trên dòng,

Tiêu ngàn trầm bỗng điệu trong,

Tưởng ta lạc lối non bồng đào nguyên.

Mảnh mai mành mỏng trăng xuyên,

Thuyền trôi trong ánh trăng miền yêu thương,

Sương trăng rơi rớt du dương,

Giọt ngà thánh thót mùa thương ảo huyền,

Lụa trăng trải nẻo sơn tuyền,

Rơi vào hồ mắt, tóc huyền mơn man.

Một trời thơ mộng mơ màng,

Mấy ai quên thuở dịu dàng vào yêu!

 

Nhớ mùa trăng sáng lung linh,

Lòng bao lưu luyến mộng tình vào yêu.

Yến oanh thuở ấy mỹ miều,

Ngày qua sương gió hắt hiu mộng đầu.

Thương về một mối tình đầu,

Đêm nay sương phủ, ta sầu trăng rơi.

Như ngàn hạt rụng trong đời,

Sương đêm phủ trắng mộng đời phù vân.

Ngẩn ngơ nhớ thuở bâng khuâng,

Trăng ngày tháng cũ tràn dâng qua hồn.

 

2- THE MOON OF YESTERYEAR (English Version)

 

In nights of moon shimmering on a limpid firmament,

Whose mind would not again fly the sky of remembrance,

Heart filled with the songs of love enchantment,

Soul grateful for a time of youth romance?

 

Under the cascading light shower of stars across the Milky Way,

Who would not remember the songs and dances of the heart on wings of ecstasy,

The poems hastily fashioned on boat ride, oars gracefully swaying their way,

To the tunes of flutes streaming out a romantic rhapsody?

 

In the dew drops chiming the nature pristine beauty,

Who would not revisit a time unparalleled,

Of wonder in trove, of elation in symphony,

The time of one’s first love, immersed in a land of fairy tale?

 

The memory of moonlit nights of adolescent fantasy,

Brings back the enchantment of uncharted reverie,

Dreams on the go, ambitions on the rise,

Delights in the sunset, adventures in the sunrise.

 

In the tonight fog, I feel the mist rise on the empty life vagary,

Like the raindrops that shower my way to maturity,

Remembering the carefree youth time romance,

The moon of the old days fills my soul in all its resplendence.

 

3- CLAIR DE LUNE D’ANTAN (Version Francaise)

Dans nuits où dans firmament limpide la lune se mire,

Qui ne revolerait ce merveilleux ciel de souvenirs,

Coeur rempli de chants d'amour, moments de liesse,

Âme reconnaissante des romances de jeunesse!

 

Sous gerbes d'étoiles cascadant la Voie Lactée qui s'étend à l’infini,

Qui ne se souviendrait des mélodies et danses exaltées sur ailes d’extasie,

Poèmes rapidement écrits sur escapades de bateau voguant les flots miroitants,

Sur airs de flûtes flottant menuets charmants!

 

Dans ondée de rosée caressant la nature de beauté exquisite,

Qui ne revisiterait ce temps sans pareil,

Temps de bonheur, temps de merveilles,

Ce temps d’amour fraîchement éclos, d’imagination fantastique!

 

Temps de rêverie d’adolescence sous clair de lune,

Temps enchanté de romances en esquisse, d’ambitions sur réveil,

D’aventures au lever du jour, délices de coucher de soleil,

Où tout serait possible, sur voies chanceuses et opportunes.

 Trăng Ngày Tháng Cũ-The Moon Of Yesteryear- Clair De Lune D'Antan-THơ, Tranh Huỳnh Anh Trần- Schroeder Painting

En ce présent temps de brume qui obscurcit paysages et âmes de même,

Telles revigorantes gouttes de pluie qui arrosaient ma voie vers maturité,

Me souvenant des romances de jeunesse, à insouciance de gemme,

La lune des temps d’antan luit en toute resplendance dans mon cœur gratifié.

 

Huỳnh Anh Trần-Schroeder

 

Bài tiễn đưa BS Bùi Trọng Cường ( B S Đặng Vũ Thuý Doan)

Anh Cường thân mến , 

Mới nói chuyện với anh 2 ngày trước ngày Valentin day . 

Tôi nhắc anh có nhớ mua hoa cho Dzung mừng ngày Valentin day không vậy . Dzung nói ông ấy chỉ có công việc . Anh vui vẻ khoe với tôi quyển sách “ Cộng đồng người Việt Tự do Úc châu tiểu bang QLD - 50 năm hội nhập và đấu tranh cho một Việt nam tự do dân chủ “ Sách sắp hoàn thành , bài vở hình ảnh nhiều tới nỗi sách dày 700 trang , song ngữ Việt Anh . Ngày phát hành sách sẽ có các quan chức chính quyền Úc tham dự . Anh còn nói về dự án retired village cho cộng đồng Việt nam ở Brisbane , khu đất đã có , chuyện xây nhà sẽ tiến hành . 

Tôi ngưỡng mộ sức làm việc của anh , tôi hãnh diện lớp y khoa Saigon 67-74 có những người như anh , hết lòng phục vụ cộng đồng , luôn bận lòng đến giang sơn tổ quốc .

Anh BS Lê Minh Đức , bạn lớp chúng ta có bài thơ nói về anh 

Một đời trả nợ giang san . Một đời sĩ tử vai mang sơn hà . Một đời gánh nợ quốc gia . Một đời ôm hận nước nhà lầm than .

Còn bao nhiêu việc anh muốn làm mà chưa  hoàn thành . Nhưng rồi đến một ngày Trời định sẵn , anh cũng phải kết thúc cuộc lữ hành trên dương thế , để lại bao tiếc thương cho gia đình anh , các bạn anh và cộng đồng VN không chỉ Brisbane mà cả các tiểu bang Melbourne , Sydney nữa . 

BS Vũ văn Hào ở Sydney thương tiếc anh với bài thơ có câu :

Việc nước việc nhà vai gánh hết .

Cộng  đồng xã hội ấp yêu thương . 

Tin dữ vừa nghe sao choáng váng .

Ngoài Trời bão lũ với tai ương . 

 

Brisbane đang mưa bão suốt mấy ngày nay , Trời cũng u sầu khóc thương anh .

Thành phố Brisbane chuẩn bị đón cyclone Alfred , đúng ngày anh ra đi ( Thứ Năm 06/03/2025) , 

Ba ngày thứ Năm , Sáu , Bẩy ,thành phố như ngưng hoạt động , shopping đóng cửa, trường học đóng cửa , phòng mạch đóng cửa , xe bus , xe train ngưng chạy , đường phố không người qua lại . 

Giống như thành phố Brisbane cũng để tang cho anh . 

 Cuộc đời anh ,phải nói anh được Trời thương , rất may mắn , học hành suông sẻ, 30/04/75 , anh đi thoát , không chịu cảnh tù đầy cải tạo như các bạn cùng lớp , không lo âu khổ sở chuyện vượt biên . 

Người bạn đời của anh , Kim Dzung , tâm đầu ý hợp , cùng kiến thức , cùng bạn bè . Nhờ vậy anh có thể dễ dàng gánh vác chuyện sơn hà ăn cơm nhà vác ngà voi , làm những chuyện anh muốn làm . 

 Và thành quà cũng đáng hãnh diện cho anh, cho gia đình anh và cho cộng đồng VN chúng ta . 

Anh là người đã được tưởng thưởng huy chương OAM , và  AM về những đóng góp của anh cho cộng đồng VN nói riêng  , xứ Úc nói chung .

( OAM : medal of the Order of Australia , AM : Member of the Order of Australia ) 

Ngoài công việc Bác sĩ , anh đã giúp Department of Immigration lo cho các dân tị nạn khi họ vừa mới đến Úc và giúp họ ổn định cuộc sống .

Anh là Chủ tịch sáng lập Cộng đồng người Việt tự do liên bang Úc châu .

Anh đề xướng tổ chức các lớp học tiếng Việt cho các em học sinh Việt nam mỗi sáng thứ Bẩy .

Anh là thành viên của Ethnic Council of Queensland. 

Anh luôn bận rộn , nhưng bạn từ phương xa tới , anh  vẫn dành thời gian đón tiếp bạn bè rất tận tình , đón đưa các bạn từ phi trường , đưa bạn đi thăm trụ sở cộng đồng , tượng đài thuyền nhân , niềm hãnh diện của anh . Đưa các bạn đi ăn , anh luôn dành phần trả tiền , cám ơn anh Cường , 

 Anh ra đi đột ngột , lời chia buồn thương tiếc anh rất rất nhiều , 

Tôi gom góp ít lời chia buồn của các bạn trong lớp đọc anh nghe nha . 

Anh BS Lê minh Đức từ Los Angeles cảm khái viết cho anh bài thơ 

Tống biệt bạn hiền 

 Gió đưa cây cải về Trời 

Rau răm ở lại như mời lệ rơi 

Bạn ơi thong thả lên Tròi 

Kiếp người như lá thu rơi cuối đời . 

Tử sinh là mệnh của người  .

Ai rồi tới lúc phải ròi dương gian 

Một đời trả nợ giang san 

Một đời sĩ tử vai mang sơn hà 

Một đời gánh nợ quốc gia .

Một đời ôm hận nước nhà lầm than 

Nhớ câu thơ thuở xưa hùng tráng 

Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc 

Nợ tang bồng vay trả trả vay 

Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây .

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể 

Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử 

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh .

Nợ đời chưa trả chưa thành 

Giữa đường bỏ gánh đi vào thiên thu .

Bạn ơi về chốn vô ưu .

Bạn về quên hết ưu sầu thế gian 

Hôm nay 

Nơi cõi tạm, thôi hết ai bầu bạn 

Chốn hồng trần , tôi chúc bạn phiêu diêu. 

Nhớ bạn thì nhớ rất nhiều.

Trông theo cánh nhạn , trăm chiều ruột đau .

 

Anh BS Phạm anh Dzũng từ San Jose viết rằng 

Mấy hôm trước được tin Bùi Trọng Cường bị tai biến mạch máu não , đã thắp hương , cúng trái cây cầu nguyện cho bạn , mấy ngày sau nghe tin bồ đang hồi phục , đã mừng . Nay lại được tin bồ đã ra đi .Nhớ bồ và buồn vô cùng . Hôm nay lại thắp nén nhang cầu cho bồ được siêu thoát .  

Dzung thân mến , thay mặt các bạn đồng môn của lớp y khoa Sai gon 1967-1974 , 

xin chia xẻ nỗi buồn đau của Dzung và các cháu . 

Doan tin rằng Dzung rất thâm hiểu giáo lý đạo Phật .  Đời người với muôn kiếp nhân sinh , Dung và anh Cường có duyên nợ với nhau , một mối lương duyên .

 Doan nhớ đến bài thơ Một cõi đi về , có câu thơ này , thay anh Cường đọc Dzung nghe nha 

“ Tôi đi trước nhé bà ơi . Chuyến tàu tôi đã đến nơi trạm dừng .Hứa rằng sống chết cùng chung .Vậy mà tôi lại giữa chừng rồi đi .Bà đừng có khóc nhoè mi. Kiếp sau mình gặp lo gì bà ha . 

 Cầu Chúc anh “An hưởng ơn lành nơi cõi Phúc. Nghỉ ngơi đi nhé bạn thân thương “ . 

Và cuối cùng , Anh Phạm anh Dzũng , nhạc sĩ của lớp chúng ta , gởi lời chia buồn đến Dzung , anh có sáng tác bản nhạc Bài ca cuối cùng , bài hát viết thay Dzung nói lời vĩnh biệt với anh Cường 

 Mời Dzung và quý vị cùng nghe 

Bài Ca Cuối Cùng (sáng tác bởi Phạm Anh Dũng - Hương Giang hát  ) . 

https://www.youtube.com/watch?v=UNJEmoHrfqQ