Ngày 1 tháng 2/2021 tại thủ đô Myanmar đã xẩy ra một cuộc đảo chánh do tướng Min Aung Laing chủ tịch hội đồng quân nhân cầm đầu, lật đổ chính phủ dân sự do tổng thống Win Myint và cố vấn nhà nước bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Chức cố vấn nhà nước không có thực quyền điều hành nhưng bà Suu Kyi đã được tôn lên địa vị này vì uy tín rất lớn của bà trong dân chúng. Hai nhà lãnh đạo này đã bị tạm giam. Các bộ trưởng chính phủ cũng bị bắt giữ. Cuộc đảo chính đã xảy ra trước ngày tiến hành lễ trình diện và tuyên thệ chính thức của các nhân vật mới trúng cử trong cuộc bầu cử tháng 11/2020 mà đa số là thuộc Liên đoàn quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi. Tướng Min Aung Laing không công nhận kết quả bầu cử này vì cho rằng là gian lận, và vì cho rằng Ủy ban bầu cử đã lấy cớ đại dịch Covid 19 để không cho phép tranh cử đồng đều, công bằng. Tướng Laing tuyên bố tình trạng khẩn cấp một năm và khi hết hạn khẩn cấp thì sẽ có bầu cử. Vô tình mà hai cuộc bầu cử tháng 11/2020 ở Mỹ và ở Myanmar đã dẫn đến những xáo trộn chính trị giống nhau. Cái khác là tổng tư lệnh Min Aung Laing thì thành công đảo chánh, còn tổng tư lệnh Trump thì thất bại trong toan tính lật ngược kết quả bầu cử trong cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1/2021 để phải thất thểu như con thú hoang lui về hang động Mar-a-Lago ở Florida liếm vết thương.
Read moreCâu chuyện bà Aung San Suu Kyi (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Các nhân vật chính trị Âu Mỹ cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế quen tên như Liên hiệp quốc, Ân xá quốc tế… đã đòi đem ra Tòa hình sự quốc tế ICC (International Criminal court) xử tướng Hlaing và một số tướng lãnh ở cấp chỉ huy khác về tội diệt chủng, tội thanh lọc sắc tộc …Ngoài ra, các nước Tây phương đã ra những biện pháp chế tài kinh tế và đối với một số nhân vật chính trị Miến điện. Bà Aung San Suu Kyi bị chỉ trích là ở cương vị người lãnh đạo mà không ngăn chặn các hành vị bạo lực này. Canada tước bỏ danh vị công dân danh dự trao tặng bà năm 2007.
Read moreTóm tắt Radio Lạc Việt ngày 13 tháng 10/2018 (Bác sĩ Trần Xuân Ninh. Cẩm Nhung, Phan Văn Hợp)
2/Tại sao bà Aung San Suu Kyi đứng về phía quân đội trong vụ đàn áp người Hồi giáo Rohingya ở tiểu bang Rakhine? Tại sao từ vị trí một ngưởi kiên trì đấu tranh chống đôc tài quân phiệt nay lại đứng về phe quân phiệt, đã không lên án hành động trấn áp, thanh lọc sắc tộc của quân phiệt?
3/ Mỹ sẽ giúp Do Thái ra sao để có thể tiếp tục các cuộc oanh kích bằng máy bay hay hỏa tiễn vào không phận Syria gọi là “thi hành quyền tự vệ” sau khi Nga đưa hỏa tiễn S300 cho Syria?
Read moreBàn Chuyện Thời Sự - Ngày 12 tháng 6/2015 (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh, Tuệ Vân, Nguyên Kim)
Những vấn đề thảo luận:
- Một cảnh sát trắng 10 năm trong nghề và từng được khen thưởng, làm trái rành rành đối với một người da đen cho nên đã phải từ chức và luật sư của người này phải xin lỗi.
- Một nữ nhân viên trong một nhà tù nghiêm ngặt tối đa ở Nữu Ước, đã cung cấp cưa và khoan máy để cho hai tên sát nhân bị án chung thân cắt tường trốn thoát ra ngoài vì bị môt tên quyến rũ.
- Bà Aun Sang Suu Kyi được mời thăm Trung quốc, gặp Tận Cận Bình.
- Bốn người Tây phương cả nam lẫn nữ từ 22 đến 24 tuổi, bị bắt giữ tại Malaysia vi tội xúc phạm đất thiêng.
- Cuộc họp thượng đỉnh các nước G7 (Anh Pháp Mỹ Canada Nhật Bản Ý và Đức) đã diễn ra hai ngày 7 và 8 tháng 6 ở thị trấn Krun tại vùng Bavaria nước Đức. Trong buổi họp này Thủ tướng Iraq Abadi bị tổng thống Obama lờ đikhi lại gần tính nói chuyện.
- Di hài phi công Nguyễn Anh Tú bị bắn rớt trong khi bay tuần tra trên biển Đông được VC cho vào một túi hành lý xách tay đem về VN.
Read more