Mở đầu. TXN. Kính chào quý vị thính giả. Chào NK. Chào TV. Tin nước Mỹ thì cũng lại có chuyện va chạm giữa cảnh sát da trắng và người Mỹ da đen ở Texas. Mà kỳ này thì video thu hình cho thấy người cảnh sát trắng đã 10 năm trong nghề và từng được khen thưởng, làm trái rành rành cho nên đã phải từ chức và luật sư của người này phải xin lỗi. Ngoài ra thì còn tin một nữ nhân viên trong một nhà tù nghiêm ngặt tối đa ở Nữu Ước, giam các tội nặng, đã cung cấp cưa và khoan máy để cho hai tên sát nhân bị án chung thân cắt tường trốn thoát ra ngoài. Tin cho biết là người này đã bị một trong hai tên tù quyến rũ. Chi tiết ra sao thì chưa rõ vì đang trong vòng điều tra. Xem ra thì tình yêu quả là có sức mạnh vô biên. Đó chỉ là vài chuyện vui mở đầu chương trình bàn chuyện thời sự hôm nay và không cần bàn luận gì nhiều. Còn TV và NK có gì đóng góp thì xin bắt đầu.
1/NK.Trước hết NK xin kính gửi lời chào quý vị thính giả đang theo dõi chương trình BCTS với bs TXN, TV và NK ngày hôm nay. Xin kính chào bs N và thân kính chào chị TV. Một tin thời sự đáng chú ý kỳ này là chuyện bà Aung San Suu Kyi được mời sang TC công du năm ngày, hội kiến với chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng TC, với tư cách chủ tịch Liên đoàn Quốc gia Dân chủ (national league for Democracy). Bà đã được đại sứ TC tại Miến Điện tiễn ra phi trường ngày 10 tháng 6 và báo chí đã nêu ra rằng đây là một điều phá thông lệ ngoại giao của TC. Người ta đã nghĩ rằng tương lai chính trị của bà Aung Sang Suu Kyi kể như chấm dứt sau chuyến thăm Miến điện của tổng thống Obama năm ngoái, khi ông không còn nhấn mạnh đến chuyện đòi hỏi thay đổi hiến pháp Miến cho bà Suu Kyi ra ứng cử tổng thống, và xác nhận rằng đường đi đến dân chủ tại Miến còn dài và quanh co, nhưng sẽ hợp tác với chính phủ quân phiệt biến thái của tổng thống Thein Sein. Nhìn vào mối bang giao TC và Miến thì người ta biết rằng TC từng là nước ủng hộ chính phủ quân phiệt Miến tích cực. Nhưng khi Hoa kỳ thi hành chính sách quay trục về Á châu Thái Bình Dương, và thượng nghị sĩ Webb rồi cựu ngoại trưởng Clinton lẫn tổng thống Obama đều qua công du Miến điện, ca tụng sự đổi mới của Miến Điện, vì Miến điện mở cửa giao thương với Mỹ và thế giới Tây phương, thì mối bang giao Trung Cộng Miến điện đã nhạt đi. Một số kế hoạch phát triển với TC bị ngưng, như đập thủy điện lớn XXX. Bà Suu Kyi kể là nhân vật được Âu Mỹ đẩy mạnh tối đa, đã chìm đi, nhận hợp tác với chính phủ Miến để được một chân dân biểu. Nay với chuyến đi chính thức này ở tư cách chủ tịch Liên đoàn Quốc gia dân chủ Miến, đối lập với chính quyền, thì phải chăng là TC đã chinh phục được bà Suu Kyi để qua đó ảnh hưởng vào chính phủ Miến? Chuyến đi này của bà Suu Kyi có được sự ủng hộ của Mỹ và Anh là hai nước hết mình ủng hộ bà trong mấy chục năm đấu tranh chống chính phủ quân phiệt Miến không? Nếu như thế thì phải chăng bà Suu Kyi là nhân vật được cả TC lẫn Âu Mỹ chọn lựa để đại diện cho Miến điện trong tương lai, nghĩa là bà sẽ trở thành tổng thống? Và như thế thì bà sẽ theo Âu Mỹ hay theo TC? Hay là bà sẽ trong tình trạng một cổ hai tròng?
2/TV. TV kính chào BS N, anh NK, và thân ái kính chào quý vị thính giả cùng các bạn toàn cầu. Câu hỏi anh NK đưa ra ở trên thực khó trả lời. Vì rằng chính trị thiên biến vạn hoá khó lường, chuyện gì cũng có thể xẩy ra được. Mới hôm trước là thù hôm sau đã là bạn. Theo TV nghĩ thì tình hình chính trị thế giới hiện nay là một cuộc đấu giằng co giữa các nước lớn trên các nước nhỏ để chiếm từng khoảnh quyền lợi, chứ không nhất thiết là chiếm toàn bộ một nước như thời chiến tranh lạnh. Và như thế thì việc bà Aung San Suu kyi và đảng Liên đoàn Quốc gia Dân chủ vừa được TC, vừa được Anh Mỹ o bế là như vậy. Thein Sein tổng thống Miến điện ngoài ra cũng không phải bị hoàn toàn bỏ qua. Bởi vì như tổng thống Obama đã nói sau chuyến đi Miến điện năm ngoái gặp bà Suu Kyi, là sẽ hợp tác với Thein Sein trong con đường dài mà Miến điện phải đi để có tự do dân chủ. Còn đại sứ TC tại Miến thì mới kỷ niệm 65 năm bang giao Mìến TC có sự tham dự của phó tổng thống Miến, tuy rằng TC có bực Miến lắm vì lại gần với Mỹ trong chiến lược Mỹ quay trục sang Á Châu Thái bình Dương. Với tình hình phức tạp như thế, TV mà là bà Suu Kyi thì TV xin nghỉ về hưu cho khỏe.
3/TXN. Nghỉ sao được. “Đã mang cái nghiệp vào thân” rồi.
4/NK. Một chuyện khác ở Á châu, NK thấy cũng hấp dẫn. Là bốn người Tây phương cả nam lẫn nữ từ 22 đến 24 tuổi, trong đó có một người Anh, một người Hoà Lan, hai người Gia nã đại bị bắt giữ tại Malaysia vi tội lên đỉnh núi Kinabalu cao nhất Malaysia là một nơi kể là đất thiêng rồi cởi quần áo, khoả thân chụp hình phóng lên mạng điện tử. Họ đã sỉ mạ người dẫn đường vì người này đã cản họ không nên làm như vậy. Những hình này đã được truyền xem rộng rãi. Dân điạ phương coi rằng hành động này đã khiến sơn thần giận dữ và gây ra động đất sau đó làm thiệt mạng 18 người trèo núi. Bốn người này là trong một nhóm gồm tất cả 10 người. Cảnh sát trưởng Mã Lai tuyên bố đang truy lùng 6 người còn lại và nếu họ còn ở Malaysia là sẽ bị bắt giữ. Một giới chức thẩm quyền khác đã tuyên bố rằng họ bị bắt không phải vì tội làm sơn thần giận dữ mà là vì họ phạm tội công xúc tu sỉ, tức là khoả thân giữa công chúng. Luật sư biện hộ đã phản bác rằng núi Kinabalu vắng vẻ không thể coi là nơi công cộng được. Chuyện chưa biết kết thúc ra sao, nhưng nếu toà án xét là có tội thì có thể bị phạt giam 3 tháng. TV và bác sĩ Ninh có ý kiến gì không?
5/TV. TV thì không thấy gì đáng nói trong vụ này. Nó chỉ là chuyện mà các cụ ta gọi là ăn no quẩng mỡ mà ra.
6/TXN. Tôi cũng thấy chuyện này chỉ đáng nghe qua cho vui rồi bỏ. Mình nói chuyện khác hay hơn
Cuộc họp thượng đỉnh các nước G7 đã diễn ra hai ngày 7 và 8 tháng 6 tại khách sạn sang trọng nổi tiếng Schloss Elmau, ở thị trấn Krun tại vùng Bavaria nước Đức. Nhóm G7 nguyên thủy là gồm các bộ trưởng tài chính, các tổng giám đốc ngân hàng quốc tế và nguyên thủ 7 nước Anh Pháp Mỹ Canada Nhật Bản Ý và Đức, là những nước kỹ nghệ có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhóm nàyđã được mở rộng với Nga thành 8 nước và gọi là G8, nhưng Nga đã bị trục xuất vì đã can thiệp vào Ukraine mới đây, nghĩa là cách đây hai năm. Theo nguyên tắc, họp là để thảo luận về các vấn đề kinh tế. Nhưng mà nói chung thì nghị trình đã bao gồm nhiều chuyện liên quan, như vấn đề môi trường và khí hậu, vấn đề võ khí nguyên tử Iran, vấn đề lực lượng Hồi giáo ISIS ở Trung Đông, Boko Haram ở Phi Châu. Cho nên đã có những nguyên thủ các nước nhược tiểu ở Trung Đông và Bắc Phi như Iraq, Ethiopia, Tunisia vân vân được mời tới dự để thảo luận về vấn đề chống khủng bố. Trong thông cáo chung, người ta thấy có gián tiếp nêu lên quan ngại về những tranh chấp biển Đông. Nói tóm lại thì các vấn đề gây rắc rối khó khăn cho các nước G7 đều được đề cập cả chứ không riêng gì vấn đề tài chánh kinh tế. TV và Nguyên Kim thấy có chuyện gì đặc biệt đáng nói về cuộc họp hay không?
7/TV. Hai ngày để bàn luận về vô số những vấn đề to lớn của thế giới như vậy thì thật là quá ít thời gian. Cho nên thảo luận theo TV chỉ là để bàn về nguyên tắc chiến lược đã có sẵn để thống nhất và chải chuốt bản thông cáo chung, để truyền đạt những điểm chính. Ngoài ra thì cũng là dịp cho nhà lãnh đạo các nước lớn có dịp gặp nhau để xí xoá làm hoà những bất đồng cá nhân. Thí dụ như tổng thống Mỹ nói chuyện với thủ tướng Đức để xí xoá việc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ đã theo dõi điện thoại cá nhân của bà Merkel. Vấn đề này có vẻ như không hẳn xong, bởi vì theo như báo The Guardian tường thuật thì mặc dầu là thủ tướng Đức đã tiếp đãi tổng thống Obama một cách ân cần trọng hậu, nhưng diễn văn của bà thì vẫn có những lời lẽ rất “tỉnh”, vì bà đã không ngần ngại nói rằng tuy có những bất đồng giữa hai nước nhưng sẽ vẫn hợp tác vì ích lợi chung. Còn một nhận định nữa của TV, là vì có các nguyên thủ các nước Trung Đông và Á Phi như Iraq,Tunisia, là hai vùng quan trọng, trong vấn đề chống khủng bố được nêu ra trong cuộc họp. Thế mà tại sao Do Thái và Ai Cập lại không có mặt, và người ta biết rằng Do Thái là một nước chủ yếu trong vấn đề Trung Đông và Bắc Phi, còn Ai Cập thì là một nước lớn ở Bắc Phi.
8/ NK. Tôi nghĩ Do Thái không cần có mặt, vì như người ta thấy, Do Thái có khả năng biết hết mọi chi tiết chiến lược Mỹ ở Trung Đông và Bắc Phi, cũng như có tiếng nói mạnh mẽ bao trùm trong chính giới Mỹ cả lập pháp lẫn hành pháp, về các vấn đề Trung Đông cũng như Bắc Phi. Chúng ta biết rằng Do Thái đã phản đối mạnh mẽ thoả ước chưa ký với Iran của ông Obam, coi đó là một thất bại, một cuộc thương lượng tồi tệ và thủ tướng Do Thái Netanyahu đã sang tận quốc hội Mỹ để bày tỏ lập trường chống đối Bạch cung và vận động dân cử Mỹ. Nếu Ai Cập cũng không có mặt là vì tổng thống Ai cập hiện nay của Ai Cập là tướng al Sisi đã được Mỹ và Do Thái ủng hộ mạnh mẽ ở hậu trường dầu rằng ông này đã làm cuộc đảo chính tổng thống dân cử Morsi. Một người thuộc hàng tay chân sai bảo thì không cần có mặt làm gì. Cũng tương tự như nhiều nguyên thủ Ả Rập khác. Còn một điểm khác NK thấy hay hay trong hội nghị thượng đỉnh G7 là thái độ của tổng thống Obama. Trong một video thu được người ta thấy ông Obama đang ngồi trên một cái ghế dài nói chuyện với bà Christine Lagarde, giám đốc quỹ tiền tệ quốc tế, và thủ tướng Ý Renzi, thì thủ tướng Iraq Al Abadi cùng với một người thông ngôn tới ngồi cạnh ông Obama cách chừng 30 phân, ý chừng như là để chào hỏi bắt chuyện, trong suốt một phút đồng hồ. Ông Obama hơi quay đầu sang nhưng tỉnh bơ không chào hỏi mà tiếp tục nói chuyện với bà Lagarde rồi sau đó đứng dậy ra đi. Thủ tướng Iraq nhìn đồng hồ, đứng lên theo, người thông ngôn dơ hai tay tỏ ý thất vọng rồi cả hai đi về phía khác. Rõ ràng là một thái độ bất thường của ông Obama. Tại sao? Theo NK nghĩ thì chỉ là vấn đề Iraq rối lùng tùng xoè, và tình hình bất ổn vì lực lương Hồi giáo ISIS. Tin này loan đi đã làm cho phát ngôn viên Bạch cung Josh Earnest nói rằng truyền thông khi truyền tin đi đã có “tinh thần bất an của học sinh trung học đệ nhất cấp”. Và khẳng định rằng tổng thống Obama đã có những trao đổi. Theo bác sĩ N thì đây là một sự bực tức của ông Obama đối với ông Al Abadi hay là một coi thường ông Al Abadi.
9/TXN. Có thể là cả hai. Vừa coi thường vì ông Al Abadi đã lên làm thủ tướng Iraq, với sự ủng hộ ít nhiều của Mỹ. Vừa bất mãn bực bội vì ông Al Abadi đã không ngăn chặn được lực lượng Hồi giáo ISIS theo ý Bạch cung. Và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã phê bình thẳng thừng là quân Iraq không có tinh thần chiến đấu, bỏ chạy tan hàng trước quân ISIS. Thái độ chỉ trích như vậy là biểu hiện thái độ của một quan chức nước lớn đối với một nước nhỏ cấp dưới. Cái thái độ coi thường này đã xẩy ra cách đây không lâu, vì người ta còn nhớ rằng tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2014 ở Brisbane Úc châu tiếp theo sau hội nghị APEC ở Bắc Kinh, ông Obama đã đứng dậy bỏ đi khi một nhân vật lãnh đạo da đen tới cạnh ông, và nói rằng “tôi sẽ trở lại” (Vì ông lãnh tụ này không có gì quan trọng phải nói chuyện, mất thì giờ). Nghĩ thêm thì có thể thấy rằng Mỹ tuy không phản đối ông Al Abadi làm thủ tướng, vì cần có ông để thay thế thủ tướng Nouri al Maliki mà Mỹ thấy cần phải cho ra đi. Nhưng mà cũng có điều không thích, vì ông là thuộc phái Hồi giáo Shiite, cho nên có ít nhiều thân cận với Iran. Tóm tắt thì tình hình Iraq Syria và Trung đông rối như mới bòng bong. Thí dụ như lực lượng Hồi giáo Sunni ISIS tuy lấn chiếm Syria và Iraq, nhưng không phải vì thế mà Mỹ dứt khoát mạnh tay tiêu diệt, bởi vì trong đó có những phần tử được các tay chân và đồng minh của Mỹ ở Trung đông hỗ trợ xây dựng nên. Còn Iraq với ông Al Abadi và Syria với tổng thống Bashar al Assad thì tuy là có Iran giúp đỡ đánh ISIS nhưng chỉ nhắm đánh các thành phần thù địch với Iran. Cho nên đã không có phối hợp Mỹ và Syria cũng như là với Iran trong chuyện tấn công hay oanh tạc ISIS. Và Khaled Khoja, thủ lãnh của lực lượng chính chống đối al Assad đã tố cáo rằng ông Assad đã xử dụng máy bay của Syria như là “không lực của ISIS”. Và cũng vì thế mà ông Obama đã công nhận rằng giải quyết ISIS là chuyện lâu dài, và rằng Mỹ “không có chính sách đầy đủ” để đối phó với ISIS. Theo tôi thì nhận rằng chính sách không đầy đủ chỉ là nhằm làm cho người ta khỏi chú ý đến những bất nhất đối phó của Mỹ với ISIS mà người ngoại cuộc từ xa không rõ cho rằng là một lực lượng thống nhất.
10/TV. Trong hội nghị thượng đỉnh G7, TV còn thấy có một chuyện lý thú về ông Obama. Chuyện là Obama đã được thủ tướng Đức Merkel mời bữa điểm tâm, trước khi vào họp hội nghị, với các món ăn đặc biệt trong vùng là bia trắng, súc sích trắng và pretzel (weisswurst, weissbier and pretzels). Ông Obama đã khen bia rằng “bia thật là ngon” và rằng “tôi muốn là được ở lại”. Nhưng sau đó thì tin tiết lộ rằng bia trong bữa điểm tâm là bia không có rượu, tức là không phải là bia. Tin này đã khiến cho phát ngôn viên Bạch cung Josh Earnest phải tuyên bố chữa cháy là “Tôi không biết bia dùng cho tổng thống uống là loại gì nhưng tôi tin chắc rằng tổng thống đã không gọi bia không có rượu”. Tiếp theo là thị trưởng thành phố Krun nơi họp hội nghị đã cho biết chính thức là bia dùng trong bữa điểm tâm là không có rượu. Tin này làm cho hai người quê, một là phát ngôn viên Bạch cung Josh Earnest, hai là tổng thống Obama đã khen bia không rượu quá lời. Nói khác đi thì một là ông không thành thực khen, hai là ông thuộc thành phần uống mà không biết là uống gì. Thành ra trong hội nghị G7 có hai lãnh tụ bị quê. Một là thủ tướng Iraq Al Abadi bị ông Obama làm quê, hai là ông Obama tự mình làm quê, thêm một người thứ ba không là lãnh tụ bị quê là phát ngôn viên Bạch cung Josh Earnest. Ngoài ra thì có thể kể như hội nghị G7 đã thành công vì thống nhất được quan điểm chiến lược về các vấn đề mà tất cả các nước đều quan tâm là đối sách đối với Nga với Ukraine, chiến tranh chống khủng bố, thoả thuận về khí hậu và môi trường, chấm dứt sự sử dụng nguồn năng lượng từ hoá thạch, vào cuối thế kỷ.
11/NK. Theo dõi nhận định tất cả các nguồn tin tức thì hội nghị ít nhất là đã có tạo một số kết quả biểu kiến lập tức. Đó là việc Putin ngày thứ tư mồng 10 tháng 6/2015 sang Ý gặp thủ tướng Ý Renzi sau khi hội nghị bế mạc, và tuyên bố rằng những biện pháp chế tài áp dụng cho Nga cũng làm cho các nước khác chịu thiệt thòi. Vì thế, các thương nhân Ý phải mất nhiều triệu đô la vì chế tài. Trong cuộc hội đàm này, cả hai ông Putin và Renzi đều đồng ý rằng phải tuân hành các điều lệ của thoả ước về Ukraine giữa các phe ký kết tại Minsk. Đây là điều đồng ý để mà đồng ý thôi, chứ thực tế ra sao thì chưa biết, vì các dấu hiệu cho tới nay đều cho thấy là Putin không có ý lùi buớc. Còn tuyên bố cứng rắn của Hội nghị thượng đỉnh G7 rằng các biện pháp chế tài Nga sẽ tiếp tục và có thể gia tăng nếu tình hình không cải thiện sẽ thi hành được tới đâu là tùy thuộc ở mức độ thiệt hại gây ra cho các thương nhân tại các nước G7. Số thuơng nhân này ở Ý là 400, còn các nước khác thì không rõ.
Mặt khác thì tuyên cáo chung của G7 ám chỉ tình hình biển Đông và biển Nhật bản cũng làm cho TC động lòng lên tiếng, tuy không nêu danh tính nước nào. Tuyên cáo chung viết "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột một cách hòa bình cũng như việc sử dụng hợp pháp và không bị giới hạn các đại đại dương của thế giới", Và "Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa, hăm dọa hoặc sử dụng vũ lực, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như việc xây đắp đảo quy mô lớn".
Ngày 8 tháng 6, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trong cuộc họp báo hàng tuần rằng "Chúng tôi thúc giục G7 tôn trọng sự thật, bỏ định kiến, ngưng có nhận xét vô trách nhiệm và làm nhiều hơn để giúp giải quyết các tranh chấp," Trong khi đó thì Thông tấn xã Việt Nam đã viết rằng ''G7 mạnh mẽ phản đối Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông''.
12/TXN. Tôi đồng ý rằng tuyên cáo chung của G7 có tạo một số kết quả biểu kiến lập tức. Suy diễn khẳng định của thông tấn xã VC rằng ''G7 mạnh mẽ phản đối Trung Quốc xây đảo trái phép ở Biển Đông'' chỉ cho thấy cái toan tính lừa gạt trấn an dân chúng rằng là “không sao đâu, việc biển Đông đã có nhóm G7 quan tâm giải quyết”. Bởi vì nếu đọc cho kỹ thì thấy tuyên cáo chỉ đưa ra nguyên tắc giải quyết những tranh chấp, nghĩa là đề cập phớt qua việc TC lấn chiếm biển Nhật bản và biển đông. Còn sự lên tiếng của phát ngôn viên bộ ngoại giao TC Hồng Lỗi thì chỉ cho thấy cái thái độ TC hung hăng khẳng định quan điểm bành trướng của một nước lớn, ngang hàng với Mỹ. Tóm lại thì tuyên cáo chung của G7 chẳng có ý nghĩa gì ghê gớm đặc biệt trong vấn đề Á châu Thái bình dương.
13/TV. Nhân chuyện biển Đông và tuyên cáo chung của G7 thì TV muốn nói đến một tin VN mà nghe rồi thấy hết ý không biết nói sao về thái độ của đảng và nhà nước VC. Đó là tin truyền đi trên mạng về cái chết của thiếu tá phi công Nguyễn Anh Tú thuộc không lực VC khi lái chiếc máy bay SU 22 tuần tra trên vùng biển đông có tranh chấp. Trước đây chừng một tháng ngư dân vùng Cam Ranh báo cáo họ thấy hai chiếc SU 22 của không quân VN bị cháy rơi xuống biển. Sau đó thì truyền thông đảng và nhà nước đã ém nhẹm không nói đến tin này nữa. Một tuần sau thì tin TC loan báo đã bắn hạ chiến đấu cơ của không quân VN. Rồi tất cả chìm vào yên lặng. Không quân VN không xác nhận hay bác bỏ tin có máy bay chiến đấu bị bắn hạ hay không. Đối chiếu các sự kiện thì người ta thấy rõ ràng là thi hài của Nguyễn Anh Tú đã được tìm thấy, đem thiêu và tro cốt được cho vào một cái hũ, bỏ vào trong một cái bị hành lý xách tay chở về VN. Hình chụp loan đi cho thấy hai người lính quân phục xanh mang bao tay trắng khiêng cái túi hành lý xách tay đó ra khỏi phi cơ, được dẫn đầu bởi một quân nhân khác. Người viết tin đặt câu hỏi tại sao để hũ tro cốt vào trong một quan tài có phủ cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ VC, theo như thông lệ đối xử với một quân nhân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Và so sánh với chuyện đông đảo cảnh sát Mỹ tiễn đưa long trọng một con chó cảnh sát tên là Kye bị đâm chết. TV không muốn như tác giả bài viết ca tụng tác phong của cảnh sát Mỹ đối xử với chó mà chỉ muốn nói đến cái sự kiện là VC đã đem tro cốt của một người quân nhân hy sinh trong khi làm nhiệm vụ dấm dúi vào một bị hành lý xách tay. Điều này thật tệ, và đã làm cho TV không thể có ý kiến gì hơn, vì “hết ý”. Bác sĩ N và anh NK có ý kiến gì không?
14/NK. Vắn tắt thì NK thấy đây chỉ là tác phong tư thái của những con cháu bác Hồ vĩ đại đã được đào luyện thành con người xã hội chủ nghĩa biến thái.
15/TXN. NK đã nhanh miệng tóm gọn như thế thì tôi còn ý nào nữa mà thêm? Đến đây thì chương trình bcts hôm nay phải tạm ngưng. Xin kính chào tạm biệt quý vị thính già. Xin chào NKvà TV và xin cám ơn hai bạn. Xin hẹn gặp lại tất cả quý vị và các bạn trong một kỳ tới.
16/ NK Xin kính gửi lời chào tạm biệt tới quý vị thính giả đã theo dõi chương trình BCTS hằng tuần với Bs TXN, TV và NK ngày hôm nay. Xin kính chào Bs N và thân kính chào chị TV.
17/TV. TV kính chào BS N, anh NK, và thân ái kính chào tạm biệt quý vị thính giả cùng các bạn toàn cầu đang theo dõi chương trình BCTS.J