Không phải theo hướng cực đoan, máu chiến: Tăng thêm xe thiết giáp, máy bay, vũ khí hạng nặng. Tăng thêm một lữ đoàn Cảnh sát cơ động nữa, mạnh tay trấn áp…
Hãy thay đổi nhận thức tư duy để có hành động đúng:
Cảm hóa đồng bào Thượng Tây Nguyên, bằng sự thấu hiểu và chia sẻ - Theo triết lý tự ngàn xưa ‘Lạt mềm buộc chặt’ và ngoại giao nhân dân, làm dân vận kiểu cây tre VN!
-----------------------------------------------
ƠI CAO NGUYÊN, CAO NGUYÊN LỘNG GIÓ (Đề dẫn của Fbker Lê Quang Hợp)
Sau biến cố Tây Nguyên 2001 đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi tìm nguyên nhân.
Còn tôi vẫn thấy Đảng ta kiên quyết chỉ ra: Đó là do thế lực thù địch, cụ thể là Tổ chức Đêga Cao Nguyên giật dây.
Dưới con mắt của người cộng sản thì muôn đời những dân tộc, những tôn giáo không ngoan ngoãn thần phục - Là một cái gai!
Rất buồn vì sự “hy sinh và chết” của các chiến sĩ CA, của cán bộ xã và dân thường ngày 11/6/2023, tại trụ sở CA xã Ea Tiêu và xã Ea Ktur tại Đắk Lắk.
Hy vọng nhà cầm quyền không tổ chức cuộc đại truy quét, để tiêu diệt tận gốc mầm mống “các thế lực chống phá”. Mà bình tâm ngồi xuống. Tìm ra nguyên nhân:
Vì đâu người Thượng phải lao đầu vào chỗ chết?
Bởi ai cũng biết: Dùng bạo lực tấn công nhà cầm quyền hiện nay là trứng chọi đá. Là hành động tự sát!
TRƯỚC HẾT, HÃY BÌNH TÂM ĐỌC VÀ SUY NGẪM NGHIÊM TÚC, MỘT TRONG NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN HUY – TIẾN SĨ DÂN TỘC HỌC, GIÁO SƯ PHỤ TRÁCH KHOA ‘CÁC DÂN TỘC ĐÔNG NAM Á’ TẠI ĐẠI HỌC PARIS
(Bài viết từ tháng 2/2001) - Để hình dung sự ra việc!
Có tư duy logic và hành động đúng đắn, khôn ngoan.
Để không bị sa lầy vào một cuộc chiến ngầm, dai dẳng, mệt mỏi kéo dài. Tốn xương máu của những người lính vì nhiệm vụ và máu xương của đồng bào mình - Những người dân lành, bị dồn đẩy đến đường cùng.
Ngược lại: Bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực!
Vấn đề chỉ là: Khi nào? Ở đâu? Quy mô như thế nào?
Kết cục như thế nào? - Mà thôi!
Nguyên nhân thực sự khiến người Thượng nổi dậy là vấn đề danh dự của người Thượng đã bị chà đạp nặng nề.
Trong gần 50 năm cộng cư với người Kinh, từ 1954 đến nay: Chưa một chính quyền Việt Nam nào thực sự tôn trọng sự hiện hữu và thành tâm nâng cao mức sống của người Thượng trên cao nguyên.
Cộng đồng người Thượng luôn bị coi là những thứ dân hạng hai, bị khinh khi và lợi dụng.
Để tiếng nói và chỗ đứng của họ được tôn trọng, người Thượng đã sử dụng đủ mọi biện pháp có thể sử dụng được: Từ bạo lực đến đấu tranh chính trị ôn hòa. Và đã lãnh nhận những hậu quả tai hại là một quyết tâm đàn áp mạnh hơn, từ các chính quyền của người Kinh.
Vì không muốn bị diệt vong, từ 1956, người Thượng đã tìm hậu thuẩn ở các thế lực phương Tây (Pháp và Mỹ) để được tồn tạiưới áp. Dưới áp lực của các cường quốc này, cộng đồng người Thượng mới có một chỗ đứng vinh dự hơn.
Nhưng thời vàng son này đã không kéo dài lâu. Chỉ được mười năm thì chấm dứt (từ 1965 đến 1975).
Dưới chế độ cộng sản, đa số những lãnh tụ Thượng, thuộc chính quyền miền Nam cũ, đều bị bắt giam hoặc bị giết. Những người còn lại phải trốn ra nước ngoài, hay sống im lặng trong chốn rừng sâu. Những lãnh tụ Thượng, theo phe cộng sản, như các ông Y Bih Aleo (phó chủ tịch Mặt Trận Giải Phóng miền Nam), Y Blok Êban (cựu chủ tịch Ủy ban quân quản Buôn Ma Thuột, tháng 3/1975), Y Niê Thuột (thượng tá, thường vụ tỉnh ủy, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự Đắc Lắc), Ksor Phước (bí thư tỉnh ủy Gia Lai, bộ trưởng tài nguyên và môi trường, chủ nhiệm ủy ban dân tộc quốc hội), Y Vênh (chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kontum)… bất lực trước sự bạc đãi của cán bộ người Kinh. Chỉ biết im lặng và sống trong bóng tối.
Sự bất mãn của người Thượng, trước phong trào chiếm đất của người Kinh, có lý do chính đáng.
Người Thượng là những cư dân đầu tiên trên cao nguyên miền Trung. Quyền làm chủ tự nhiên vùng đất này đã có từ lâu. Nhưng ngày nay, người Thượng trở thành thiểu số và không có tiếng nói, ngay trên chính quê hương của họ.
Trước 1940, người Kinh chỉ chiếm 1 % dân số trên cao nguyên. Năm 1945 là 5 %, năm 1954: 15 %. Năm 1975: 32 %.
Năm 2000 người Kinh trở thành đa số, với hơn bốn triệu dân, chiếm 72 % dân số, trên tổng số 5,8 triệu dân trên toàn cao nguyên miền Trung. Người Thượng chỉ tượng trưng 28 % dân số.
Sự áp đảo về số lượng, cũng còn có thể chấp nhận được. Vì họ trở thành thiểu số. Nhưng điều mà người Thượng không chịu đựng được, là sự khinh miệt của người Kinh.
Chỉ cần rảo mắt nhìn quanh, người ta dễ dàng phát hiện sự coi thường người Thượng, trong những quan hệ thường ngày.
Trước các trạm bệnh xá, không bao giờ người Kinh chịu xếp hàng chung với người Thượng. Trong các trường học, trẻ em gốc Kinh không chơi với trẻ em gốc Thượng và phần lớn trẻ em gốc Thượng đều thất học. Trong chợ, thương gia gốc Kinh, không chịu ngồi nơi nào có người Thượng đứng bán. Khi vào cơ quan xin cấp giấy tờ, hay bị xét hỏi ngoài đường, sự khinh miệt của những viên chức nhà nước không cần che giấu. Họ cười cợt, nộ nạt và chế riễu công khai sự ngây ngô của người Thượng.
Số người Kinh thực sự quan tâm đến sự sinh tồn của người Thượng rất ít. Đa số là những tu sĩ Công Giáo, Tin Lành và Phật Giáo. Số còn lại là những chuyên gia sắc tộc, giáo viên và y sĩ trẻ. Vì sức khỏe và mức sống của người Thượng xuống cấp nặng nề.
Tại sao người Thượng bị coi thường? Tại vì người Kinh không được thông tin và giáo dục về sự hiện hữu của các cộng đồng các sắc tộc thiểu số, một cách lương thiện. Người Thượng vẫn còn bị gọi là "man", là "mọi" - Hai ngôn từ cần phải bị xóa bỏ trong ký ức Việt Nam.
Hiện nay chính quyền cộng sản dùng danh xưng "người dân tộc", để chỉ người Thượng. Nhưng trong những quan hệ thường ngày, nội dung miệt thị vẫn còn nguyên vẹn. Cộng đồng người Thượng vẫn là "dân man", "dân mọi" và bị đối xử lỗ mãng và bất kính.
Hai ngàn năm trước, dân tộc Việt Nam đã tranh đấu với Trung Quốc, để xóa bỏ sự khinh miệt này.
Ngày nay, không nên gọi các dân tộc không cùng văn hóa với chúng ta là "man" hay "mọi. Những gì chậm chạp, ngây ngô hay khờ khạo, đều đổ lên đầu người Thượng. Sự khinh miệt người Thượng phải chấm dứt, và chấm dứt càng sớm càng tốt. Càng kéo dài, chỉ có hại.
Vì phản ứng của người Thượng rất khó lường trước. Tiêu cực thì họ rút vào rừng sâu sống biệt lập với người Kinh để rồi tuyệt tích. Tích cực thì họ sẽ dùng bạo lực để tiếng nói và chỗ đứng được tôn trọng.
Nếu phản ứng thứ hai này được sử dụng, cụm từ "đại đoàn kết dân tộc" hay "dân tộc Việt Nam" mất hết nội dung. Hậu quả biết trước là một cộng đồng dân tộc yếu kém hơn bị tiêu diệt, về văn hóa lẫn thể chất.
Vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên hiện nay, đòi hỏi một giải pháp đồng bộ, toàn diện - Chứ không thể bằng những giải pháp cục bộ, giản đơn và thiển cận.