Nói cuộc đời Nguyễn Bính bi kịch là còn bởi dù ông có đến 4 người vợ, 4 người con, nhưng cuối đời lại ra đi ở nhà một người quen chứ không phải gia đình mình. Hôm đó là 29 tháng Chạp nhưng vì năm đó chỉ có 29 ngày, nên nó cũng là ngày cuối cùng của năm. Nguyễn Bính sau khi ăn uống xong với bạn, ra cầu ao rửa mặt thì bị trượt chân ngã xuống ao, trúng lạnh rồi ói ra máu và ra đi. Vị thi sĩ này trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 49, khi mà người vợ thứ tư đang ở cữ sinh hạ cho ông cậu con trai Nguyễn Mạnh Hùng.
Read moreCÂU CHUYỆN NHÂN VĂN 2- CÔ LÁI ĐÒ (Ngọc Dung& Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Theo ND được biết, bài hát này xuất xứ là một bài thơ, với tên là “Cô lái đò”. Thi sĩ Nguyễn Bính sáng tác bài thơ này vào năm 1942; và được nhạc sĩ Nguyễn đình Phúc phổ nhạc, sau đó ít lâu. Mà ND nhận thấy, thơ phổ nhạc là rất khó...hay. Nó phải chuyển được ý, mà lời cũng phải giữ hầu như trọn vẹn. Đặc biệt, bài thơ phổ nhạc này, lại rất thành công. Ở chỗ nhạc phổ vaò thơ rất khéo và tự nhiên, vừa hay, vừa phù hợp vơí chất thơ và lối dùng chữ mộc mạc, bình dân của nhà thơ Nguyễn Bính. Bình dân, nhưng lại được đa số nguời trí thức ưa thích. Thơ ông không cầu kỳ với lối dùng chữ lênh đênh lãng đãng, để tạo ấn tượng lôi kéo. Bài thơ 7 chữ này thuộc loại thơ mới, với cách dùng chữ giản dị, không gò bó tí nào; tình ý diễn tả rất chân thật, điệu nhạc phổ vào cũng rất nhẹ nhàng, đơn giản; nhưng lại giàu cảm xúc.
Read more