Đến thập niên 80 thì phổ thông là tình trạng ngược lại, được gọi là “phát biểu phải đạo chính trị” (politically correct), tránh xúc phạm người khác. Thí dụ tránh gọi mập phì, béo ú hay lùn tịt mà nói là có “trọng lượng cơ thể thách đố (weight-challenged), chiều cao thách đố (height-challenged)” vân vân. Hệ quả là sự xuất hiện nhiều danh từ, lối nói lạ tai lố bịch, và bị chê bai, chế nhạo. Cho nên chủ trương phát biểu phải đạo chính trị mờ dần. Chuyện trò trao đổi ý kiến trở lại theo quy ước cũ tự nhiên của xã hội, nghĩa là tùy theo thành phần xã hội, trình độ giáo dục… vân vân mà khó nghe hay dễ nghe. Quy ước này đột ngột thay đổi từ năm 2016, với sự xuất hiện ứng cử tổng thống của tỷ phú Donald Trump. Ông Trump vốn là con nhà giầu, nói năng bặm trợn bất chấp người nghe, huênh hoang lấn lướt theo kiểu lái trâu hồi nửa đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam, và sẵn sàng giải quyết được thua bằng kiện tụng. Khác hẳn với cách ứng xử thông thường của người Việt “9 bỏ làm 10”, vì quan niệm “vô phúc đáo tụng đình”. Cho nên trong 30 năm hành nghề kinh doanh ở New York, tổng số kiện tụng của ông Trump đếm được là 3000 vụ, khi là nguyên đơn khi là bị cáo, có được có thua. Lúc ra tranh cử tổng thống, ông Trump đã bằng tác phong tư thái bặm trợn lái trâu mà tạo được ấn tượng là một người Mỹ “dám nói dám làm” lôi kéo được một số quần chúng chán ngấy cái lối nói lịch sự rỗng không của các chính trị gia chuyên nghiệp. Thực thế, ông chẳng ngại ngần tuyên bố tranh cử với lời công kích dân nhập cư Mễ Tây Cơ là lưu manh hiếp dâm, mà không sợ mang tiếng kỳ thị chủng tộc. Xử dụng kỹ thuật mị dân này Trump đưa ra chủ trương chống di dân, kèm theo khẩu hiệu Make America great again (MAGA) Và America first đã lôi kéo không những được những dân lâu đời bản địa mà còn thu hút được những di dân mới có tinh thần bảo hoàng hơn vua, Mỹ hơn Mỹ. Lập trường này đã khiến cho các nhà chính trị cơ chế e dè một thời gian không dám dứt khoát chống đối hay ủng hộ. Ông không do dự chỉ trích Hillary Clinton là “lưu manh” phải bỏ tù mặc dầu bà này từng giữ những chức vụ quan trọng trong chính phủ và đã được cơ chế chính trị o bế tô vẽ từ cả chục năm để chắc chắn thắng cử tổng thống. Sự thắng cử này chắc chắn đến độ mà khi bà Hillary đi vận động tranh cử, những người tùy tòng đã đi trước giăng một cái giây chắn để cản không cho quần chúng tới sát bà Hillary để ôm ấp hay bắt tay như mọi ứng cử viên khác.
Read moreChuyên chính truyền thông (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh)
Từ nửa sau của thế kỷ thứ 20, khi ảnh hưởng Mỹ tràn vào miền Nam trong cuộc chiến chống bành trướng Cộng sản, và đặc biệt là từ khi các cộng đồng hải ngoại hình thành do phong trào vượt biên vượt biển tị nạn CS, thì lại học được tu chính điều một của hiến pháp Mỹ, rằng tự do ngôn luận là quyền tuyệt đối của mỗi cá nhân không thể bị xâm phạm. Truyền thông và kỹ nghệ giải trí Mỹ (và Tây phương) đã tung hoành trên quan điểm này và đã trở thành một thứ quyền lực bất khả xâm phạm, bao trùm lên trên tất cả ba ngành lập pháp tư pháp và hành pháp.
Read more