Kính Bác sĩ Trần Xuân Dũng
Sau khi đọc ''Văn học Quân Ðội'', tôi nhận thấy tác phẩm này đã nêu ra một số vấn đề cấp thiết và quan trọng với hiện nay, như xác định ''chính danh''... nên thay vì viết phê bình theo lối 'tầm chương - trích cú', tôi chọn cách phê bình kiểu Anatole France (1844 - 1924) chỉ ghi lại những cảm nghĩ nảy sinh khi đọc.
Nếu được xin bác sĩ gủi cho Tập San Y Sĩ và thân hữu nhận sách, có thể họ sẽ phổ biến tác phẩm ''Văn học Quân Ðội''sâu rộng và trân qúy nhiều hơn nữa?
Nay kính
Thiện Nhân 14-6-2019
———————-
Thiển nghĩ, muốn có thẩm định trung thực về một công trình nghiên cứu, chúng ta cần mở rộng không gian và thời gian của vấn đề?
Trước tiên, bấy nay chúng ta vẫn gọi 'nhà cầm quyền' Cộng sản tại Việt Nam là 'chính quyền' như chúng tự nhận, mà không hiểu rằng: Một chính quyền đúng nghiã phải là ''Của Dân + Do Dân + Vì Dân''???
Thế nhưng nhìn vào Ðiều 4 Hiến pháp và thực tế cai trị của chế độ này, thì thấy họ tự coi Ðảng là ''lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội'' - từ đấy 'mượn danh nghiã Cộng sản để sở hữu tất cả những gì của Dân + Do Dân thì lại đưa đảng viên nắm hết cả 3 quyền Tư pháp, Lập pháp, Hành pháp + để rồi tất cả đều Vì Ðảng' qua chủ trương ''chuyên chính vô sản giả hiệu''?!
Như vậy mà bấy nay chúng ta vẫn gọi chế độ chủ trương 'Ðảng quyền' này là 'Chính quyền' thì thật là ác hại - vì một khi chống lại 'chính quyền' thì còn gì sai trái cho bằng???!!!
Vấn đề ở đây, là sau gần nửa thế kỷ với những diễn biến cụ thể bao năm qua, đã đến lúc lịch sử và người dân Việt cần 'chính danh + định phận' gọi chúng là 'bạo quyền' - vì chúng quá bạo tàn với dân.
Cùng lắm cũng chỉ có thể gọi chế độ này là 'nhà cầm quyền', chứ không thể cứ tiếp tục gọi chúng là 'chính quyền'???
Tiếp theo, chúng ta cần phân biệt rõ giữa 'Quân đội' và Quân Giặc'.
Quân đội là những người cầm vũ khí bảo vệ chính nghiã Quốc Gia & Dân Tộc.
Quân Giặc là những kẻ cầm vũ khí làm hại Quốc Gia & Dân tộc.
Sau khi cuộc chiến tranh Quốc - Cộng đã chấm dứt gần nửa thế kỷ - đủ thời gian đển nhận định về công tội - ai nấy có chút lương tri đều đã thấy:
# Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tuy chỉ tồn tại hơn 20 năm, nhưng cũng đã đủ sức để bảo vệ sự độc lập + tự do + hạnh phúc cho Miền Nam Việt Nam, giúp hình thành một đất nước tuy bị chiến tranh vây bùa nhưng vẫn là một đất nước hùng mạnh 'Của Dân + Do Dân + Vì Dân'; bằng chứng là những ai ở Miền Nam thoát khỏi gông cùm Việt Cộng, ra được nước ngoài sinh sống, tuy với hai bàn tay trắng mà vẫn có khả năng xây dựng thành công những Cộng Ðồng lớn mạnh về đủ mọi phương diện, dù phải sống giữa những sự cạnh tranh tiến bộ khó khăn, khi chỉ cần yếu tố bình đẳng, tự do?
# Quân đội Việt Nam Cộng Sản tính từ 1945 đến nay 2019, đã tồn tại 74 năm; trải các năm từ 1945 đến 1975 có thể bao biện là họ chống ngoại xâm; nhưng từ sau 1975 đến nay khi thấy chế độ dâng cho Trung Cộng các hải đảo, các đặc khu, hại dân tàn độc nhất từ xưa đến nay, làm mất quyền độc lập tự do... vậy mà những kẻ được trang bị vũ khí vẫn khoanh tay bất động, an nhiên tự tại; lại còn toa rập lợi dụng chiếm đất các khu vực mệnh danh là 'khu quân sự' xây nhà... một cách rất vô liêm sỉ, thì họ không còn là một đội quân của một nước - trở thành bọn giặc & bọn cướp khi đồng lõa với chế độ phản quốc, hại dân?
Những ý nghĩ trên phát sinh khi tôi đọc tựa sách 'Văn học Quân Ðội' - khi chỉ nêu cao những tấm gương cao đẹp của các chiến binh VNCH - do Bác sĩ Trần Xuân Dũng dày công sưu khảo, biên soạn.
Tôi giật mình vì bấy nay ai nấy vẫn coi một bạo quyền là chính quyền, quân cướp là quân đội, giúp bọn Việt Cộng nhập nhằng giữa chính và tà?! Như vậy vô hình chung, chỉ cần với một tựa đề cuốn sách, Bác sĩ Trần Xuân Dũng minh định và đã nhắc nhở chúng ta về sai lầm nghiêm trọng, khi có thể bình thản gọi bạo quyền là chính quyền - quân giặc cướp là quân đội?!
Bấy nay Người Việt Tỵ Nạn ở hải ngoại thành công về kinh tế, giáo dục... nhưng thất bại về chính trị, khi không thể đoàn kết một lòng, chung lưng đấu cật trong công cuộc đấu tranh quang phục quê hương?
Lý do dễ thấy là vì nhiều người quá chú trọng đến những yếu tố vật chất, mà hầu hết quên đi yếu tố tinh thần, khi ít chú tâm đến vấn đề Văn Hóa.
-Theo Hán Việt từ điển của Ðào Duy Anh: 'Văn hóa là Văn vật và Giáo hóa - Dùng văn tự mà giáo hóa cho người'.
-Theo Hán Việt tân từ điển của Hoàng Thúc Trâm: 'Văn hóa là món tinh thần, là tư tưởng, là hình thái ý thức, là hình thái quan niệm. Nội dung cụ thể nó gồm cả triết học, khoa học, tôn giáo và nghệ thuật'.
Như vậy, nhìn chung nhờ được hưởng sự tự do dân chủ và nền văn minh chung của các nước tiên tiến nơi chúng ta cư ngụ, chúng ta đã có những phát triển rất tốt về khoa học, nghệ thuật... nhưng lại yếu kém về triết học (khi tư duy chưa đúng về chính quyền, quân đội) tôn giáo (khi vẫn chưa thấy được đặc tính chung tốt đẹp của các tôn giáo, mà vẫn còn những phân biệt chia rẽ, đố kỵ - nhất là coi tôn giáo trên cả Quốc gia & Dân Tộc)?
Văn học là thành phần quan trọng nhất trong việc phát triển, duy trì, bảo tồn Văn Hóa theo các định nghiã trên, và thơ văn chỉ có giá trị khi những ghi nhận phản ảnh được những nét tiêu biểu của thời đại?
Trong cuộc chiến Quốc Cộng vừa qua, chúng ta thấy:
-Chế độ Miền Bắc biến các người cầm bút thành văn nô, nên chỉ có được những sách sử tung hô một chiều, như những đứa trẻ lên 3 cởi truồng không biết mắc cở - vì nó mới có được cái nhìn từ nó đến người ta, chưa có được cái nhìn từ người ta vào nó!
-Chế độ Miền Nam thì hầu hết người cầm bút danh tiếng đã qua tuổi tòng quân, không trực diện với chiến cuộc, lại bị các tác phẩm võ hiệp của nhà văn kỳ tài Kim Dung chiếm hết thị trường, nên không thể có được những tác phẩm giá trị - Các nhà văn thế hệ tiếp nối thì bị triết học hiện sinh lôi cuốn vào chỗ vong thân & vong bản, nên ít ghi nhận phản ảnh được cuộc chiến đang diễn ra?
Duy các nhạc sĩ hầu hết ở trong quân ngũ, nên mới có được những tác phẩm thể hiện trung thực hình ảnh người chiến binh VNCH. Các tác phẩm viết về quân đội của Nguyễn Văn Ðông, Trần Thiện Thanh, Anh Bằng... đã ghi lại được hình ảnh người lính chiến VNCH, có thể kết hợp thành đại tác phẩm 'Chinh Phu Ca' tương xứng với Chinh Phụ Ngâm của Ðặng Trần Côn do nữ sĩ Ðoàn Thị Điểm diễn nôm, giúp tập quán ưa thích Ca + Ngâm của Người Việt thăng hoa, tác động rộng rãi vào tinh thần yêu nước thương nòi, dễ dàng nhanh chóng đi vào tiềm thức, trở thành tâm thức.
May mắn thay, sau 1975 nơi hải ngoại, khi hầu hết các người cầm bút rơi vào tâm trạng khủng hoảng sau những chuyến vượt biển gian nguy, phá nát thần kinh hệ... đã xuất hiện một cao trào các quân nhân từng trực tiếp cầm súng, từng trực diện với lửa đạn, từng làm nên những chiến công vang dội... bắt đầu thay súng bằng bút, viết lại những kỷ niệm chiến trường, tiếp tục chiến đấu bằng văn học... hình thành các cuốn chiến sử của các binh chủng, lưu lại cho người đương thời và hậu thế một số hình ảnh vừa hào hùng vừa bi hùng của Người Lính VNCH - xứng đáng với danh nghiã Quân Ðội của một Quốc Gia & Dân Tộc từng có gần 5.000 năm Văn Hiến, Con Rồng & Cháu Tiên.
Nếu các cuốn chiến sử hầu hết mang tính binh chủng riêng tư, không nhiều bài viết mang tính Văn Học... thì nay vào năm 2019, tức phải 44 năm sau cuộc chiến mới có một tác phẩm mang tính sưu khảo có giá trị Văn Học là cuốn ''Văn Học Quân Ðội'' của Bác sĩ Trần Xuân Dũng.
Bác sĩ Trần Xuân Dũng là người có công khởi động cao trào các Cựu Quân Nhân VNCH viết Chiến Sử, qua các cuốn Chiến sử của Thủy Quân Lục Chiến và Quân Y, là hai binh chủng mà bác sĩ trực tiếp phục vụ, có dịp trực chiến và trực tiếp gặp gỡ thân quen với các vị sĩ quan chỉ huy các trận đánh nổi tiếng oai hùng, mới có thể huy động tiến hành việc sưu khảo phát huy Văn Học Quân Ðội, trước nguy cơ bị chìm vào bóng tối.
Ðiều quan trọng là công cuộc sưu khảo để hoàn thành cuốn Văn Học Quân Ðội, có xứng tầm với đề tài quá lớn này hay không?
Ðây không phải là công trình ngắn hạn, vì đòi hỏi nhiều sự kết hợp?
Tuy nhiên, khi được đọc 630 trang sách khổ giấy lớn, thì thấy đây là một tập hợp nhiều bài viết về những nhân vật tiêu biểu của nhiều binh chủng khác nhau, như Thủy Quân Lục Chiến + Nhảy Dù + Biệt Ðộng Quân + Thiết Giáp + Không Quân + Hải Quân + Quân Y.
Ưu điểm của sách Văn Học Quân Ðội là:
+ Ðáp ứng được mong muốn tâm huyết của Ðại tá Thủy Quân Lục Chiến Phạm Văn Chung trong lời mở đầu: 'Cung cấp cho thế hệ sau và thế giới cái nhìn cân bằng về cuộc chiến Việt Nam'.
+ Ngay phần Giới thiệu sách Văn học Quân Ðội, nơi trang 6 và 7 tác giả đã nêu lý do Văn học của Người Tỵ Nạn Hải ngoại chậm phát triển, với các lý do chính xác - trong đó đáng chú ý là lý do về Y học, về Thời gian.Về Y học là những chấn thương về tinh thần sau cuộc chiến. Về Thời gian là phải chờ đến sau 1995 khi Chương trình HO hoàn tất, các Cựu Chiến binh VNCH thoát ra khỏi gông cùm, mới có thể viết hầu tránh các ảnh hưởng.
+ Mỗi bài có phần giới thiệu tác giả với nhiều chi tiết phong phú, lý thú... cho thấy ai nấy đều từ những công dân bình thường, đả trở nên phi thường nhờ lòng yêu nước & thương nòi... giúp người nghiên cứu và người dạy + học sau này các tư liệu hấp dẫn & cần thiết khi muốn tìm hiểu.
+ Mỗi tác giả đều thể hiện tư duy, cách nhìn vấn đề khác nhau, nên cuộc chiến được ghi lại khá khách quan từ nhiều góc cạnh... kết hợp lại thành một bức tranh hoành tráng về cả một thời kỳ lịch sử hào hùng lẫn bi hùng.
+ Trong một số bài, có những ghi nhận khách quan tốt đẹp về Người và Việc từ những Cố vấn Mỹ, phản ảnh những tâm lý & tình cảm sâu sắc giữa các chiến binh khi sát cánh bên nhau bảo vệ chính nghiã.
+ Nội dung các bài viết không chỉ thể hiện những chuyện bom đạn sinh tử, mà còn ghi lại được những tâm lý, tình cảm, tư duy... khiến người đọc bồi hồi với nhiều cảm xúc miên man.
+ Nếu bản nhạc 'Anh không chết đâu Anh' của Trần Thiện Thanh tạo ấn tượng các vị Anh hùng Tử sĩ sẽ còn mãi trong lòng người... thì các bài viết trong Văn học Quân Ðội tạo cảm nghĩ các Anh hùng & Tử sĩ đã thanh thản bay thẳng về Trời sau khi hoàn tất phần trách nhiệm cao cả của mình đối với Quốc gia & Dân tộc, như Phù Ðổng thiên vương ngày xưa?
Trong khi người cầm súng phiá Việt Cộng có thể sẽ không sao siêu thoát nổi khi chế độ mà họ đã hy sinh mạng sống hình thành, lại đang hành hạ chính bố mẹ, vợ con của họ, đồng bào của họ... khiến vô hình chung bọn họ trở thành có lỗi với Quốc gia & Dân tộc?!
Nhận Ðịnh
Tác phẩm ''Văn học Quân Ðội'' dày 630 trang giấy khổ lớn, với một tác giả và tác phẩm quả là một công trình không nhỏ, nhưng với Cuộc Chiến Vệ Quốc anh hùng 1954 - 1975 thiển nghĩ vẩn chưa thể phản ảnh hết được những nét từ hào hùng đến bi hùng của Quân Ðội Việt Nam?
Rất mong Bác sĩ Trần Xuân Dũng cũng như Qúy vị có khả năng và liên quan đến cuộc chiến sẽ tiếp tục ghi lại thêm những trang viết, giúp hậu thế có thể cảm nhận phong phú và đích thực nhiều hơn nữa, về một thời oanh liệt của Quân Ðội Việt Nam - những chiến sĩ anh hùng & liệt nữ quả cảm chiến đấu trong tinh thần nhân bản và thượng võ cao qúi - hầu có thể so sánh đối chiếu với Quân Giặc Cướp Việt Cộng đang tuyên truyền xảo trá, nhằm lấp liếm những tội ác?
Thiển nghĩ, cũng đã đến lúc các Tổ chức Văn Hóa, Văn Học hải ngoại nên có kế hoạch dịch thuật những tác phẩm nêu cao chính nghiã Quân Cán Chính VNCH, truyền bá lại mai sau, nếu không sẽ quá trễ khi các chuyên viên nhiều khả năng về chuyển ngữ đến tuổi hưu trí?
Ðây mới chính là vấn đề sống còn đối với những ai tâm huyết với tiền đồ Quốc gia & Dân tộc hiện nay?
Thiện Nhân
Muốn có sách, xin liên lạc:
Tuongvitrn@gmail.com