[Theo cáo trạng, trong giai đoạn 2016 - 2017, Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức đấu thầu năm gói thầu mua sắm vật tư tiêu hao can thiệp tim mạch, tổng trị giá hơn 595 tỷ đồng. Quá trình triển khai, ông Tuấn cùng các cựu lãnh đạo, cán bộ bệnh viện đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu.
Kết quả, công ty Hoàng Nga và Công ty Kim Hòa Phát đã trúng hàng loạt gói thầu cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Tim Hà Nội.
Sau khi trúng thầu, giá các gói thầu được xác định bị nâng lên cao hơn nhiều so với thực tế. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao xác định tổng thiệt hại trong vụ án là hơn 53 tỷ đồng. (tin RFA)]
——
[Cựu giám đốc bệnh viện Tim Hà Nội chỉ bị 3 năm tù vì ‘có huân chương cao quý.’ Mức án cho ông Tuấn được ghi nhận là nhẹ hơn so với mức án đề nghị bốn hoặc năm năm tù của Viện Kiểm Sát trước đó.
Phán quyết của tòa được công bố sau khi Hội Đồng Xét Xử kết luận: “Trong quá trình công tác, Bác Sĩ Tuấn được tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao quý, bản thân là giáo sư, tiến sĩ đào tạo nhiều thế hệ bác sĩ, có công cứu sống nhiều người, và được nhân dân khen ngợi…” (tin Người Việt)]
---------------
Phan Châu Thành
Cái gì sai thì đổ cho "cơ chế", khi nâng giá khống lên gấp đôi, lấy đi cơ hội chữa trị của bao nhiêu người nghèo, thì cũng là "cơ chế" chăng?
Vậy có bao nhiêu người trong chúng ta nghĩ rằng thứ "cơ chế" là từ đâu ra? Từ chính những con người, mà ai trong chúng ta cũng góp phần tạo ra, chứ từ đâu! Không ai bắt được bản thân chúng ta xuống vũng bùn, nếu cá nhân không tham lam, không độc ác. Do đó nếu mỗi người chúng ta không tự nhìn nhận vấn đề, tự hạn chế sự tham lam, độc ác của bản thân thì ai sẽ làm?
Đức độ là cái gốc của con người, không phải tài năng. Người không có gốc thì tài năng đến đâu cũng không đem được giá trị gì tử tế, mà không có sự tử tế, thì kể cả khi cứu một mạng người nhưng lại giết hàng chục người, thì giải quyết vấn đề gì?
Hay người nghèo khổ không phải là người? Thế thì làm gì còn "nhân tính"?
Vấn đề ở chỗ đó.
Thế kỷ 21 rồi, giáo dục không phải là việc thày cô nhồi vào đầu kiến thức nữa, mà là việc tự tìm hiểu, tự suy nghĩ, tự phân tích để nhận ra vấn đề rồi quyết định mà hành động. Vì vậy, độ tuổi nào cũng sẽ cần "học" cả, trả bằng đủ thứ giá luôn. Thay đổi bản thân là quan trọng nhất, rồi hãy nói tới thay đổi xã hội.
Vậy thôi.
--------------
Nguyễn Văn Đạt
Về giáo dục VN, luôn đánh đồng chế độ đất nước là 1, yêu đất nước là yêu chế độ, không yêu chế độ là phản động, Tôi là người VN, tôi yêu đất nước, Yêu con người VN, mong muốn đất nước phát triển. Và tôi cũng như 1 số người mình không thích những kẻ tham nhũng, hối lộ, Nên xin tách 2 Cái (chế độ và đất nước). Đó là 2 phạm trù khác nhau, Nhưng (họ) luôn muốn đánh đồng là 1, Khi muốn bàn việc gì về bất cập thì ăn ngay quả, phản động à, đu càng à, vvv, chán không muốn nói.
Chế độ nào cũng chỉ là nhất thời, Đất nước mới là trường tồn
--------------
Nguyễn Lucy
Ngay từ đầu xã hội đã tha hóa người bác sỹ bằng cách duyệt mức lương vài triệu đồng. Để tồn tại thì họ phải cầm phong bì và xem việc làm đó là bình thường với công sức và đóng góp của họ. Với địa vị là giám đốc bệnh viện lớn thì việc nhận số tiền đó là bình thường, thậm chí là thông lệ. Vậy nên hãy tạo ra cơ chế bình đẳng minh bạch chứ đừng đòi hỏi đạo đức. Đạo đức quá có khi lại thất bại.
-------------
Xuân Thành Lê
Nguyễn Văn Đạt- Theo mình, yêu NC là yêu c.độ độc đảng cầm quyền, là đúng. Muốn ko phải vậy thì phải tìm cách tạo ra đa đảng cạnh tranh. Thế thôi.
-------------
Cac Tran
Trong môi trường mà chủ nghĩa thực dụng ngày càng phổ biến, đạo đức giả ngày càng lấn át đạo đức thật... thì làm người tử tế cũng không dễ.
--------------
Đức Giang
Trong mỗi người đều có phần "con", XH văn minh và dân chủ hơn nhau ở chỗ đưa ra những biện pháp khống chế đc lòng tham của mỗi người cái đó gọi là cơ chế, những nước phát triển con người đã rất tự giác nhưng vẫn cần có cơ chế về pháp luật buộc người muốn tham cũng không được.
--------------
Đào Quốc Huy
Bác chưa hiểu hết nội tình. Suy nghĩ đơn giản quá. Ví dụ như thế này cho dễ hiểu nhá (tất nhiên chỉ là ví dụ). Nếu bác là giám đốc một đơn vị A của NN. Cơ quan bác cần mua 1 số loại máy móc nhiều tỉ đồng, giá Net khoảng 10 tỉ. Nhưng để xin được ngân sách để mua thì sẽ có cơ quan B khác phê duyệt. Muốn được phê duyệt thì họ bắt buộc bác phải hoa hồng 20%. Hoặc là phải tìm cách làm báo giá cạnh tranh, hồ sơ thầu kiểu gì để công ty C (là của con thủ trưởng cơ quan B) trúng thầu. Vậy thì giá sẽ bị nâng khống, cả giải ngân thuế phần chênh lệch thu nhập doanh nghiệp rất lớn. Đó là yêu cầu, là cơ chế, ko mua thì nghỉ, hoặc dây dưa làm khó cho 5 năm... Cho nên khi bác (bên A) muốn "sạch, tử tế" thì cả cơ quan bác đói. Cơ quan mình không lo được thì người ta lật đổ bác cho người "có năng lực" lên thay. Tức là trên con thuyền đó, muốn làm người tử tế sẽ không được. Rồi thì nếu bác cũng muốn ăn để lấy tiền lo cho cuộc sống vì lương quá thấp, thì bên cung ứng vật tư lại phải thổi giá giúp các bác... Mọi thứ móc xích với nhau tạo thành một cơ chế tóm lấy nhau không thoát ra được, cái đó gọi là "cơ chế". Bác nói đúng, mình tử tế lo gì cơ chế, vậy thì vui lòng xuống thuyền để người thủ trưởng A' khác lên. Sau đó, câu chuyện của chúng ta không nói về người thủ trưởng A, mà sẽ nói về ông thủ trưởng A'. Có nghĩa là vẫn như vậy. Xã hội vốn cũng nhiều ông A vì giữ lại sự tử tế mà xuống hoặc bị xuống thuyền, chứ đâu phải không có đâu.
-------------------
Hong Phi
Cơ chế ở xứ tự do dc sẽ làm cho người ta có muốn tham nhũng cũng k được, rất khó. Còn ở xứ csVN vô pháp vô thiên, một đảng, k có đảng đối (lập) kiểm soát đảng đang cầm quyền, sẽ tạo ra nhiều vô số cơ hội tham nhũng, thậm chí phải tham nhũng giữa bày tham nhũng
--------------
Tùng Hoàng
Đào Quốc Huy anh ta có thể chọn đứng ngoài bộ máy để ko có ngày hôm nay. Với tài năng như thế, nếu lựa chọn làm chuyên môn, như vậy anh ta vẫn rất ổn. Xưa có những ông quan giỏi họ vẫn cáo quan về quê vì ko muốn mình là một bộ phận của cỗ máy hỏng. Ý của chủ tut là như vậy.
----------------
Nhí Nhi
Mấy ông mang danh trí thức khóc cho ông T thì bằng 10 lần hại thanh danh của ổng.
1. Ông có sức chơi thì có sức chịu thôi. Đổ cho cơ chế, ok. Nhưng có ai dí ổng phải làm sếp đâu, buộc ổng làm sếp ?
2. Cơ chế do con người tạo ra chứ không phải là qui luật tự nhiên, nếu thấy sai thì sửa thôi. Nên nhớ ổng là Đại Biểu Quốc Hội, thành viên của cơ quan lập pháp đấy nhé.
Hồi ổng tranh luận với Dương Trung Quốc thì ổng nói gì về bản thân, về lý tưởng, về tiền .....? Lẽ ra những cái này người ta ko tìm lại nếu như ko có kiểu cứu hỏa bằng cách đổ thêm dầu.
https://soha.vn/db-nguyen-quang-tuan-noi-rat-soc-va-buon...
-----------------
Đỗ Đăng
Nói chung cứ bảo đổ do cơ chế là coi như phủi trách nhiệm. Đúng là do cơ chế nó khiến ông Tuấn từ 1 người có tài trở thành 1 người có tật. Nhưng mà cái quan trọng là bản thân ông ấy ko tham thì đâu có chui vô cái cơ chế để rồi thân bại, danh liệt. Có trách thì trách bản thân ông ấy tham có tài mà ko có đức thôi.
---------------
Nhan NT Truc
Việc do "cơ chế" mà ra vậy "cơ chế" đó từ đâu sinh ra? Người dân có quyền được biết hay không? Ông Nguyễn Sinh Hùng đã từng nói: “Quốc Hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai?". Nếu vậy sao người dân không có quyền bầu ra người xứng đáng để làm ra "cơ chế" đó.
----------------
Khoa Vinh
Ai đẻ ra cơ chế này?
-------------
Cương Chung
Đào Quốc Huy bác này nói quá chuẩn và đầy đủ ý, nhiều người ko hiểu ra vấn đề, trong 1 xh thối nát thì cá nhân con người muốn "tử tế" rất khó và các "lợi ích nhóm" kia làm gì để yên những cá nhân "tử tế".
Ngày xưa ba tôi từng làm cho htx từng nói với tôi "trong 1 tập thể đầy rẫy kẻ xấu được ban phát từ cơ chế thì muốn tử tế chỉ có con đường ra khỏi tổ chức đó"
XH VN hiện đang là 1 xh thất bại vì "người xấu" làm chủ và luôn kê "họng súng bạo lực" với người tốt- 1 XH đang tha hoá chưa điểm dừng.