Những trận mưa xối xả tại thủ đô những ngày qua vô tình đã làm lộ ra phần nào sự xấu xí của thành phố khi khắp nơi đều ngập trong biển nước; đồng thời cũng vạch trần ra sự yếu kém trong việc quản lý, đặc biệt là khi thủ đô đã chi tới gần 20.000 nghìn tỷ cho hệ thống chống ngập nhưng việc thoát nước vẫn chủ yếu dựa vào...tự chảy.
Hệ thống thoát nước đã được Thủ đô đầu tư từ năm 2005 đến nay, trong đó có 3 dự án lớn đã và đang triển khai với tổng số tiền đầu tư NGỐN tới 19.000 tỷ.
🔴Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội: Đây là dự án sử dụng vốn vay ODA từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), quy mô đầu tư dự án sau điều chỉnh lên tới 8.000 tỉ đồng.
Tuy nhiên, dự án này từng vào diện Thanh tra của Bộ Xây dựng, quá trình triển khai dự án đã để xảy ra hàng loạt sai phạm trong công tác lập, thẩm tra, thẩm định và phê duyệt dự toán, chi phí xây dựng công trình dẫn đến làm tăng tổng mức đầu tư lên hơn 63 tỷ đồng, tăng giá trị thanh toán lên 2,3 tỷ đồng khi tính thừa khối bêtông cốt thép, đào đắp.
Sai phạm là thế, bảo sao dự án đã được hoàn thành từ cuối năm 2016 nhưng đến nay, Hà Nội ngập vẫn ngập. Hệ quả của “đục khoét, tham nhũng” là đây?
🔴Trạm bơm tiêu nước phía Tây Hà Nội (Đông La - Yên Nghĩa): Có công suất 120 m3/giây bơm nước từ lưu vực sông Nhuệ ra sông Đáy, giảm ngập úng cho quận Hà Đông, Thanh Xuân; được khởi công từ cuối năm 2015 và hoàn thành năm 2020 với tổng mức đầu tư hơn 4.700 tỷ đồng
Sở dĩ Trạm bơm đã hoàn thành nhưng Thủ đô vẫn ngập trong biển nước, cuộc sống của người dân vẫn bị đảo lộn bởi cảnh ngập úng kéo dài là vì khu vực kênh dẫn nước cho trạm bơm hiện vẫn đang ngổn ngang, hàng trăm mét đất bị đào xới nham nhở không được xử lý tạo thành những ụ đất cao. Trạm bơm không những không giúp thoát nước mà từ các ụ đất này, đất đá sạt tràn xuống lòng sông, chặn ngang dòng chảy khiến lượng nước không thể lưu thông.
Ủa, bỏ 4.700 tỷ rồi không làm tới nơi tới chốn, bỏ không như vậy là sao? Tiền dân để tiêu xài hoang phí như vậy, ai sẽ phải chịu trách nhiệm?
🔴Cụm công trình đầu mối Liên Mạc với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỉ đồng: Có công suất 170 m3/giây (gần gấp đôi trạm bơm Yên Sở) bơm nước từ sông Nhuệ ra sông Hồng, giảm ngập úng cho khu vực quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và phụ cận.
Liên Mạc cũng chả khấm khá hơn Trạm bơm Yên Nghĩa, cũng bê trễ, chậm tiến độ, được triển khai từ năm 2015 mà đến bây giờ việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.
Tổng số tiền mà Thủ đô bỏ ra tới nay đã là 19.000 tỷ, một số tiền không hề nhỏ, nhưng khi đề cập đến vị Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Mạnh Hùng thản nhiên như không rằng: “19.000 tỷ đồng cho các dự án tiêu thoát nước của Thủ đô cũng chỉ ngang bằng một khu chung cư trên địa bàn và chưa thể đáp ứng được vấn đề tiêu thoát nước của một đô thị lớn và phát triển liên tục như Hà Nội”. Ôi trời, thế bao nhiêu mới là đủ?
Hệ thống thoát nước thì ngổn ngang, kèm theo đó là hàng chục nghìn hecta đất nông thôn trù phú, nông nghiệp màu mỡ ven đô, hàng nghìn hecta đất công nghiệp, đất công cộng, cây xanh, hồ nước… nội đô của Hà Nội đã bị đưa vào thị trường bất động sản với tốc độ nhanh “không thể tưởng tượng”. Lo xài đất nhanh hơn lo thoát nước thì đừng đổ lỗi “tại ông trời hại con người”.
Cứ mải bê tông hóa, càng xây càng bòn được nhiều tiền, nên người ta quên mất hệ quả của quá trình đô thị hóa, người ta cứ tùy tiện xây, cứ tùy tiện lên san lấp mà quên mất thành phố cũng cần được “điều hòa” được “thở”. Và việc Hà Nội biến thành biển nước hẳn là cú đáp trả thẳng tay của mẹ thiên nhiên, vạch trần ra những yếu kém, cẩu thả, lợi ích nhóm, hối lộ, tham nhũng,… trong quy hoạch, thi công, lấp sông, lấp hồ, chia lô bán nền.