Vào những năm cuối thế kỷ 19, trên thị trường xuất hiện nhiều các loại đồ uống có gas và chúng rất được ưa chuộng. Ban đầu, nắp chai (nút chai) sử dụng các loại chất liệu như gỗ bần, mút hay sứ. Việc này dẫn đến khí gas bị thất thoát làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Để khắc phục, nhà sáng chế người Mỹ có tên William Painter đã sáng chế ra chiếc nắp chai kim loại. Công ty chuyên làm nắp chai Cown Cork & Seal Company của Painter ra đời năm 1893 tại Philadelpia, Mỹ cũng là công ty lâu đời nhất về lĩnh vực này.
Ban đầu, chiếc nắp chai do William Painter sáng chế có 24 răng cưa. Nhưng có một nhược điểm của loại nắp chai 24 răng cưa, đó là nó rất khó mở. Sau nhiều thí nghiệm lặp đi, lặp lại. Phải đến năm 1930, người ta đã tìm ra loại nắp chai có 21 răng cưa và trở thành tiêu chuẩn cho tới ngày hôm nay. Giải thích cho con số 21 này có 3 lý do chính được đưa ra như sau: Thứ nhất, 21 là bội số của 3. Trong nguyên tắc vật lý, 3 điểm chống đỡ một vật nào đó sẽ ổn định hơn 2 hoặc 4 điểm (vững như kiềng 3 chân). Thứ hai, nắp chai phải đáp ứng 2 yêu cầu cơ bản. Một là phải niêm phong thật kỹ, hai là phải cố định thật chắc. Nắp chai 21 răng cưa đáp ứng được cả hai điều này. Cuối cùng, vì bia có gas nên khi mở không đúng cách, sẽ gây áp suất không đồng đều trong chai. Khiến người mở có thể bị tổn thương. Nắp chai 21 răng cưa có thể bảo đảm an toàn cho người mở. Thiết kế răng cưa cũng tạo ma sát khiến việc mở cũng thuận tiện hơn. Có thể thấy, hiệu suất tốt nhất đáp ứng tất cả các yêu cầu về độ cứng, độ kín, độ an toàn và dễ mở chỉ có 21 răng cưa là đáp ứng đầy đủ và nó trở thành tiêu chuẩn Quốc tế cho đến ngày nay.
Kể từ ngày 2/2/1892, Crown Cork ra đời đã mãi mãi mặc định cho đồ dùng đóng chai có chiếc nắp với hình vương miện và phần viền lượn sóng với 21 chiếc răng cưa và miếng lót cao su. Trong chúng ta, nếu ai chưa biết điều này thì khi nào đi uống bia chai, hoặc nước giải khát, hãy đếm thử xem sao nhé!
(ST)