Ngay tại Hồ Tây, thủ đô ngàn năm văn hiến nước XHCN. Hàng ghế đá để người người ngồi nghỉ, hóng mát, tự dưng nó bị chồng lên một hàng ghế nhựa bởi các hàng nước ven hồ.
Người già, trẻ em đi dạo nghỉ mệt, ngồi xuống hóng mát sẽ bị ghánh nước đuổi thẳng thừng, với lý do ghế đó đã được mua rồi.
“Đã được mua” nó là cụm từ chỉ đám phường quản lý tại đây bán cho hàng nước một tháng bao nhiêu tiền đó, thường là đôi ba triệu, dưới sự bảo kê của phường, người ta mới dám đuổi người tản bộ nghỉ mệt một cách trắng trợn như thế.
Đây là một biểu tượng đặc trưng và tiêu biểu của XHCN. Một hình ảnh không thể rõ nét hơn bất kỳ hình ảnh nào được viết thành biểu ngữ treo đầy phố như công bằng văn minh. Nó rõ nét hơn cả những tượng đài vĩ đại mà tràn lan trên khắp quê hương. Vì cuối cùng, của chung nghĩa là tài sản chung cho toàn Dân ngang nhiên hô biến thành của một nhóm người. Nó còn vang dội hơn những bài phát biểu của lãnh đạo đảng mỗi khi phát biểu trước quốc hội. Nó như cách tài nguyên khoáng sản đào lên rồi nhóm lợi ích chia chác để mua nhà gửi con đi sang trời tây. Chứ không hề chia lại cho Dân dù một phần.
Như cái ghế này, của Dân mà muốn xài thì trả tiền, như tài nguyên không chia cho Dân, nhưng nợ công thì đảng chia đều cho toàn Dân gánh.
Hành động thách thức pháp luật như thế, nhưng không sao, luật là tao, tao là luật, muốn ngồi ghế đá công viên “bắt trả tiền phải trả tiền , cho tựa lưng mới được phần tựa lưng”. Ai dám vứt mấy cái ghế này xuống để đòi lại công bằng? Vì phía trước là mấy cái án như gây rối trật tự CC nó tròng vào đầu ngay. Luật XHCN nó thế, công bằng kiểu XHCN nó thế.
Mà XHCN nó cũng lạ lùng lắm. Có những cái ghế người ta không đuổi cũng phải đi. Mà có mấy cái ghế Dân đuổi như đuổi tà, vậy mà trơ cái mặt đểu ra hề hề, ôm khư khư, chân đi cà thọt vậy mà vẫn không chịu xuống.
XHCN thật là ưu việt thay, quang vinh thay mà cũng... vĩ đại thay!