Thiết giáp hạm Moskva chìm lỉm vì “chập điện” (theo tin nhà nước Nga), trong khi Ukraina khẳng định hỏa tiễn Neptune của họ đã đưa soái hạm số 1 của Nga về chầu Diêm vương cùng với 16 tên lửa hành trình, hàng trăm tấn đạn dược.
Cho dù có muốn bào chữa cách nào đi nữa, thì cái chết của Moskva đã khiến vụ thử hỏa tiễn của Nga trên vùng biển Nhật Bản thành trò hề.
Nhớ lại chiến tranh Nga Nhật 1904-1905; Nhật đã làm tan tành hạm đội Baltic khi Nga tiến vào vùng biển Nhật Bản qua eo biển Đối Mã, len giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật.
Lúc đó so lực lượng nhau thì Nhật có 4 thiết giáp hạm cùng một số tuần dương hạm, khu trục hạm, thuyền phóng lôi trong khi Nga chiếm ưu thế với 8 thiết giáp hạm cùng các loại tàu lên đến 38 chiếc.
Trong 2 ngày 27-28 tháng 5, Nhật tấn công, Nga đáp trả với kết quả; hai mươi mốt chiếc bị đánh chìm trong đó có 8 thiết giáp hạm, gần 5.000 sĩ quan và thủy thủ Nga tử trận cùng 6.000 lính bị bắt làm tù binh. Nga chỉ còn 3 tàu lết về Vladivostok.
Phía Nhật Bản chỉ bị mất 116 người và ba tàu phóng lôi.
Nga buộc phải ký hiệp định hòa bình công nhận chủ quyền Nhật ở Triều Tiên, tô giới Lữ Thuận, Đại Liên, đường sắt Trường xuân của Mãn Thanh; cùng khu vực nam bán đảo Sakhalin và ngư vực lãnh hải Kamchatta (Sau thế chiến 2, Nga thu hồi).
Có công lớn nhất trong cuộc chiến này là thiết giáp hạm Mikasa, soái hạm của đô đốc chỉ huy Togo Heichajiro. Nó được chế tạo tại Anh và giao cho Nhật vào năm 1902 với hy vọng cùng Nhật Bản kiềm chế tham vọng của đế quốc Nga. Con tàu này giờ trở thành một tàu bảo tàng tại Yokosuka, được mô tả là một trong 3 con chiến hạm vĩ đại nhất trong lịch sử.
Điểm lại chút lịch sử để thấy Nhật hoàn toàn ủng hộ Ukraina trong trận chiến này và nếu tình huống “hữu sự” xảy ra đối với Nhật thì cũng chả ngán thằng Pu nào.