Thủ tướng Đức chi cho Ukraine hơn một tỉ euro viện trợ quân sự trực tiếp, 400 triệu euro viện trợ gián tiếp thông qua Tổ chức Hòa bình Châu Âu.
Theo đài truyền hình liên bang ARD: Thủ tướng Scholz triển khai viện trợ quân sự tổng cộng hai tỷ euro. Trong số này, phần đáng kể hơn một tỷ euro sẽ được chuyển đến Ukraine.
Vừa qua, áp lực lên Thủ tướng Olaf Scholz và chính phủ liên bang về việc hỗ trợ nhiều hơn cho Ukraine rất lớn. Thủ tướng Scholz hiện đã thông báo rằng, chính phủ sẽ cung cấp tổng cộng hai tỷ euro viện trợ quân sự bổ sung - hơn một tỷ euro trong số đó sẽ trực tiếp đến Ukraine. Người Ukraine có thể sử dụng nó để mua vũ khí mà họ muốn - với tham vấn của Mỹ và các đối tác khác.
Nếu họ mua vũ khí từ Đức, việc xuất khẩu sẽ được Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Robert Habeck phê duyệt. Số tiền trả này sẽ được chi vào một chương trình sáng kiến nâng cấp của chính phủ liên bang.
Tiếp theo, 400 triệu euro của gói trợ cấp được dành cho Tổ chức Hòa bình Châu Âu, để tổ chức này mua vũ khí cho Ukraine.
400 triệu euro còn lại dành cho các quốc gia khác.
https://www.tagesschau.de/.../scholz-ukraine...
*
Trước đó, vào tháng 3, Đức cũng đã gánh 26% số tiền viện trợ quân sự của EU cho Ukraina lần thứ hai:
“Liên minh châu Âu cũng đang viện trợ quân sự cho Ukraine với tổng số hơn một tỷ euro. Với gói viện trợ thứ hai, 500 triệu euro, nước Đức gánh 26%. Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Đức Christine Lambrecht (SPD) cho biết vào tuần trước tại Brussels.
Đây là khoản tiền tài trợ cho các thiết bị quân sự, hàng hóa, nhiên liệu và bộ dụng cụ sơ cứu. Liên minh châu Âu không tiết lộ đã chuyển giao hoặc sẽ chuyển giao những loại vũ khí nào cho Ukraine. Người đứng đầu bộ phận ngoại giao EU, Josep Borell, chỉ nói rằng các chuyến giao hàng bao gồm vũ khí giết người (tödliche Waffen), chứ không chỉ là đạn dược.”
Về danh mục vũ khí viện trợ, cho đến cuối tháng Ba, Đức đứng hàng thứ hai sau Mỹ:
https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/1139387120197041
*
Là tội phạm chiến tranh, nước Đức phải ký vào cam kết “đầu hàng vô điều kiện” tại hội nghị Jalta 1945. Theo đó, ngành công nghiệp vũ khí của Đức bị đồng minh giải thể theo tiến trình “phi quân sự hóa nước Đức”.
Dù rằng nước Đức có số lượng lớn vũ khí công nghệ tinh vi để xuất khẩu theo những áp đặt của NATO, quân đội Đức vẫn lệ thuộc vào luật giải trừ quân bị. Nghĩa là, họ chỉ được phép có số vũ khí rất hạn chế.
Ngày 22.03.2022, bà Bộ trưởng Ngoại giao Baerbock cho biết: “Chính phủ liên bang Đức sẽ cung cấp phương tiện tài chính để Ukraine có thể tự mua vũ khí. Các tiểu bang sẽ hỗ trợ thêm tiền. Từ phía EU, số tiền cho vũ khí sẽ tăng lên một tỷ euro.”
Trên danh nghĩa, nước Đức sẽ hỗ trợ tiền cho Ukraine. Sau đó, Ukraine tự mua vũ khí, mà thật ra là mua vũ khí của các công ty tư nhân, tập đoàn sản xuất vũ khí của Đức. Bộ Ngoại giao Đức và Bộ Quốc phòng sẽ làm việc với nhà sản xuất và vận chuyển vũ khí sang cho Ukraine.
Với lý do “tự vệ” Ukraine chỉ nhận các loại vũ khí của Đức để tự vệ.
https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/1135014713967615