Đây là hai bản tin có cùng tiêu đề, tôi dịch lại của báo Tageszeitung và đài truyền hình quốc gia Đức Tagesschau.
*
🌒 Vergewaltigungen als Waffe - Hiếp dâm như là vũ khí
Tác giả: Patricia Hecht
https://taz.de/Vergewaltigungen-als-Waffe/!5844752/
10.04.2022
Hiếp dâm là một phần trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Tội ác phải được làm rõ và trừng phạt.
Cuộc chiến chống Ukraine đang được tiến hành với tên lửa, lựu đạn, xe tăng, máy dọ thám - và với cả cưỡng hiếp. Xác phụ nữ khỏa thân bên vệ đường được ghi lại, cũng như các báo cáo về việc phụ nữ bị cưỡng hiếp. Đại sứ Anh tại Ukraine viết: "Phụ nữ bị hãm hiếp trước mặt con cái, trẻ em gái bị hãm hiếp trước mặt người trong gia đình".
Cơ thể phụ nữ là một chiến trường và cưỡng hiếp là một thứ vũ khí. Từ khi thế giới có chiến tranh, thì chuyện này cũng đã xảy ra. Ví dụ, từ chiến tranh thế giới thứ hai, trong các cuộc chiến tranh Balkan vào những năm 1990, rồi cuộc diệt chủng ở Rwanda. Chỉ sau đó, cộng đồng quốc tế mới nhận ra rằng bạo lực tình dục trong các cuộc chiến tranh không phải là tội ác của cá nhân. Mà nó được đưa vào với chủ đích tra tấn và khủng bố con người.
Kể từ năm 2008, Liên hiệp quốc đã công nhận: hiếp dâm trong chiến tranh là tội ác chống lại loài người và cũng là vũ khí. Hiếp dâm như một thứ vũ khí là sự thể hiện sức mạnh liên quan đến các mối quan hệ giới tính bất bình đẳng trên toàn cầu. Đó nhằm vào mục đích làm nhục những người đàn ông, làm nhục một quốc gia bằng cách chiếm đoạt những người phụ nữ của họ, thường là cả một nhóm đàn ông tham gia. Tội ác này ghê tởm vì nó tạo ra suy nghĩ: những người phụ nữ bị “làm nhục” đã mất giá.
Nếu họ mang thai hoặc thậm chí có con của kẻ thù, như trường hợp thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh ở Balkan, họ còn bị đóng dấu ô nhục trong hàng chục năm. Nguyên tắc này giống nhau, trên toàn thế giới. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hiểu rằng tội ác chiến tranh chống lại dân thường ở Ukraine không phải là ngoại lệ và được quân đội Nga dung dưỡng. Nhưng phải làm gì khác hơn là, chỉ lên án về mặt đạo đức những hành vi này?
Bình đẳng giới tính phải mục tiêu hành động của chính phủ trong thời bình cũng như thời chiến. Nếu phụ nữ không được đối xử bình đẳng trong cuộc sống hàng ngày, họ càng dễ bị tổn thương hơn trong giai đoạn chiến tranh. Quan điểm xem phụ nữ là “tài sản” của chồng phải bị phá bỏ.
Một chính sách đối ngoại nữ quyền, để đối phó với thái độ hung hãn của Putin dù bị nhiều người chế giễu, nó đã được đưa vào hiệp ước của liên minh cầm quyền tại Đức, với ý nghĩa: Không có phụ nữ thì không có hòa bình bền vững.
Và cuối cùng, những tội ác như thế này cần được làm sáng tỏ và bị trừng phạt. Công chúng và các chính trị gia không được chấp nhận hãm hiếp như một vũ khí chiến tranh, như một thiệt hại có thể chấp nhận.
*
🌒 Vergewaltigung als Waffe - Hiếp dâm như là vũ khí
https://www.tagesschau.de/.../ukraine-un-sicherheitsrat...
Tác giả: Antje Passenheim
12.04.2022
Các tổ chức viện trợ và các nhà hoạt động xã hội đã mô tả khẩn thiết nỗi thống khổ của thường dân Ukraine trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Bên cạnh trẻ em, đặc biệt phụ nữ cũng trở thành mục tiêu.
Giám đốc chương trình viện trợ khẩn cấp của UNICEF, ông Manuel Fontaine, cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sau khi ông từ Ukraine trở về: "Trẻ em phải gánh chịu hậu quả từng ngày trong cuộc chiến đang kéo dài này."
Theo thông tin chính thức của Liên Hợp Quốc, cho đến nay đã có 142 trẻ em gái và trẻ em trai thiệt mạng trong cuộc chiến - nhiều người khác bị thương. Giống như cậu bé Vlad, người mà Fontaine đã gặp trong phòng chăm sóc đặc biệt của một bệnh xá.
◽️Cậu bé bốn tuổi đã bị bắn hai lần vào bụng khi đang cùng gia đình cố chạy trốn khỏi vùng chiến sự. Mặc dù Vlad còn trong tình trạng bất tỉnh, nhưng em sẽ sống sót - nhiều em khác đã không qua khỏi.◽️
Tại nhiều nơi ở Ukraine, trẻ em và gia đình bị tấn công. Gần 2/3 số trẻ em đã phải ra đi kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga. Một nửa trong số khoảng ba triệu trẻ em ở lại đất nước không có đủ thức ăn. Tình hình còn tồi tệ hơn ở các thành phố như Mariupol và Cherson ở miền nam Ukraine. Trong nhiều tuần nay, người dân ở đó đã phải chịu đựng tình trạng không có nước sinh hoạt, không có điều kiện vệ sinh và không được cung cấp thực phẩm thường xuyên.
🔲 Lo ngại về nạn buôn người và bắt cóc
Cùng với trẻ em, phụ nữ là nạn nhân chính của cuộc chiến này, giám đốc điều hành của tổ chức phụ nữ UN Women, Sima Bahous cảnh báo.
Khoảng 59.000 người Ukraine đã chạy sang nước láng giềng Moldova. Ở đó, Bahous đã gặp rất nhiều nạn nhân bị bạo hành. Những chuyến xe chở đầy phụ nữ và trẻ em trong tình trạng kiệt sức và hoảng sợ, cho thấy dấu hiệu của thứ bạo lực tồi tệ nhất. Việc trục xuất dân này làm tăng nguy cơ của nạn buôn người. Bahous kêu gọi tất cả các quốc gia có biên giới với Ukraine phải hành động để bảo vệ trẻ em gái và phụ nữ khỏi những vụ bắt cóc.
🔲 Phụ nữ nơi công cộng bị lọt vào tầm ngắm
Lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược, một nhà hoạt động xã hội từng có mặt tại Ukraine nói chuyện với Hội đồng Bảo an về tình hình của phụ nữ ở đó.
Kateryna Cherepakha cho biết: “Quân xâm lược Nga đã sử dụng bạo lực và hãm hiếp làm vũ khí. Cô báo cáo về những phụ nữ và trẻ em gái bị cưỡng hiếp nhiều lần. Bị bắt cóc, bị giết. Các binh sĩ Nga đặc biệt nhắm vào các nhà hoạt động nữ, nhà báo nữ và công chức nữ.
◽️Một hiệu trưởng trường mầm non đã bị quân chiếm đóng giết chết vì công việc của cô. Họ nói: 'Mày nuôi dạy bọn Đức Quốc xã.'◽️
Người đứng đầu UN Women Bahous nhấn mạnh rằng: 80% tổng số nhân viên y tế và xã hội ở Ukraine là phụ nữ. Bất chấp mọi nguy hiểm, họ rời bỏ nhiệm sở để đi giúp đỡ những người chạy giặc ở trong nước và ở bên ngoài biên giới. Họ không muốn bị coi là nạn nhân, họ muốn đóng góp tích cực vào việc tìm ra giải pháp.
*