Khi Danni thấy đau ở ngực, khó thở và nhức đầu dữ dội cùng một lúc vào một ngày thứ Bảy cuối tháng Hai, cô liền gọi vị bác sĩ ung thư đang trị bệnh ung thư hạch của cô. Vị bác sĩ này cho là cô đang bị phản ứng với thuốc mới để trị bệnh ung thư của cô nên bác sĩ chuyển cô đến một phòng cấp cứu trong vùng Boston. Nơi đây, các bác sĩ cho là cô bị viêm phổi và cho cô về nhà.
Trong vài ngày sau đó, nhiệt độ của Danni lên cao xuống thấp một cách nguy hiểm. Cô cũng bắt đầu ho với tiếng lục đục trong phổi vì phổi có nước. Cô phải đến ER thêm hai lần trong tuần đó mới được cho xét nghiệm. Đó là ngày thứ bảy sau khi cô bắt đầu bệnh. Sau khi đã trị được các triệu chứng của bệnh cúm và viêm phổi này, cô được cho về nhà để tịnh dưỡng. Phải mất ba ngày, phòng xét nghiệm mới coi đến mẩu xét nghiệm của cô, và cuối cùng cô được chẩn đoán là mắc bệnh COVID-19.
Vài ngày sau, cô nhận được hóa đơn cho các cuôc xét nghiệm và điều trị tại bệnh viện là $34.927,43.
Danni không có bảo hiễm sức khỏe khi cô nhập viện. Cô và chồng cô đang sắp xếp để chuyển lên Washington DC vì đã tìm được công việc mới ở đây, nhưng cô chưa bắt đầu việc lúc này. Nay dự tính này phải tạm đình. Cô đang xin Medicaid và hi vọng là chương trình này sẽ trả tiền viện phí cho cô. Nếu không, tình trạng của cô sẽ rất khó khăn. Hiện có 27 triệu người Mỹ không có bảo hiễm y tế.
Các chuyên gia về y tế cộng đồng ước tính là sẽ có đến hàng chục ngàn người, và có thể là hàng triệu người trên khắp nước Mỹ sẽ cần được nhập viện để được điều trị COVID-19 trong tương lai có thể thấy được. Thế mà quốc hội vẫn chưa giải quyết vấn đề này. Ngày 18 tháng Ba, quốc hội thông qua luật Families First Coronavirus Response Act, và luật này chỉ bao gồm chi phí xét nghiệm chứ không có nói đến chi phí điều trị.
Trong lúc hầu hết những người bị bệnh COVID-19 không cần phải nhập viện để điều trị, những người phải nhập viện và cần sự chăm sóc đặc biệt ở ICU sẽ nhận được hóa đơn viện phí rất lớn, bất kể loại bảo hiểm y tế nào mà họ đang có.
Dưới đây là những điều bạn cần biết về chi phí điều trị COVID-19.
Do hệ thống sức khỏe phân mảnh của nước Mỹ, câu trả lời cho câu hỏi về cái giá phải trả để được điều trị COVID-19 tại bệnh viện là bao nhiêu phụ thuộc vào loại bảo hiểm bạn có, lợi ích (benefits) của plan của bạn, và số tiền khấu trừ (deductible) mà bạn phải trả hết.
Theo tính toán của Kaiser Family Foundation, chi phí trung bình để trị COVID-19 không có biến chứng cho những ai có bảo hiễm do chủ trả là $9.763. Nếu có biến chứng, chi phí điều trị là $20.292 (ước tính dựa trên chi phí điều trị cho những người nhập viện vì viêm phổi).
Như vậy thì bệnh nhân sẽ phải trả bao nhiêu?
Hầu hết các bảo hiễm y tế tư nhân đều bao gồm các dịch vụ cần thiết để điều trị COVID-19 với biến chứng mà không có bao gồm số tiền khấu trừ của bạn_tiền khấu trừ là số tiền bạn phải tự trả trước khi bảo hiểm y tế trả cho bạn. Hơn 80% những người được chủ trả bảo hiểm y tế phải trả tiền khấu trừ, và số tiền khấu trừ trung bình năm ngoái cho một người bệnh là $1.655. Bảo hiểm y tế cá nhân thì cao hơn. Tiền khấu trừ trung bình của plan đồng (bronze) vào năm 2019 là $5.861, theo tính toán của Health Pocket. Theo Kaiser Family Foundation thì người được chủ bảo hiểm, trong ca phức tạp hay không phức tạp, đều phải móc túi trả khoảng hơn $1.300.
Có những plan bảo hiểm đòi hỏi bệnh nhân phải cùng trả (co-pays) hay cùng bảo hiễm (co-insurance). Thường thì số tiền phải trả này chiếm từ 15% đến 20% nếu họ đi bác sĩ trong mạng lưới. Nếu họ đi bác sĩ ngoài mạng lưới thì phải trả cao hơn rất nhiều.
Nếu bạn thuộc chương trình Medicaid (cho người có thu nhập thấp) hay Medicare (cho người cao niên), bạn cũng có thể được điều trị COVID-19, nhưng số tiền khấu trừ (đối với Medicare) và số tiền co-pays (có thể có) tùy thuộc vào plan bảo hiểm và vào tiểu bang mà bạn đang sinh sống (đối với Medicaid).
Nếu bạn không có bảo hiểm y tế thì bạn gặp rắc rối to rồi đó. Có những bệnh viện có chương trình từ thiện. Có những tiểu bang đang tiến tới chương trình giúp đở dân của tiểu bang trả cho việc điều trị COVID-19 sau xét nghiệm (chi phí xét nghiệm do liên bang chi theo luật Families First Coronavirus Response Act). Các tiểu bang như Maryland, Massachusetts, Nevada, New York, Rhode Island và Washington đang đề ra chương trình “special enrolment periods” theo đó cho phép người dân đăng ký bảo hiểm lúc giữa năm.
Cho đến nay, các tiểu bang Maine, Maryland, Massachusetts, Nevada, New Mexico, New York and Oregon đã yêu cầu các công ty bảo hiểm không tính chi phí cho vaccine ngừa bệnh COVID-19 khi thuốc này đã sẵn sàng. Các tiểu bang Alaska, Colorado, Delaware, Florida, Maine, Maryland, New Hampshire, North Carolina and Washington thì đã nới lỏng luật lệ để giúp việc mua thuốc theo toa dễ dàng hơn.
Viện nghiên cứu Commonwealth Fund có chương trình Coronavirus Tracker để theo dõi các động thái của mỗi tiểu bang đã có cho đến nay.
Nếu như bạn không có khả năng để chi trả gì hết từ túi tiền của bạn, bạn phải làm sao?
Hệ thống y tế của Mỹ không có được một câu trả lời chính xác cho bạn và đó là một vấn đề. Dưới đây là một vài cách để bạn có thể giảm bớt chi phí:
1/ Nếu bạn nghi rằng mình bị nhiễm virus, việc trước hết là gọi bác sĩ trước khi bạn đến phòng khám, hay gọi phòng cấp cứu, nếu là trường hợp khẩn cấp, trước khi đến đó. Gọi trước như vậy để cho những nơi đó có thể chuẩn bị sẵn sàng khi bạn đến, hay cung cấp cho bạn những hướng dẫn cần thiết trước, và cũng để có thể tiết kiệm được tiền của bạn. Điều trị tại bệnh viện trước thường tốn kém hơn đi khám bác sĩ.
Ngoài ra, có nhiều bệnh viện tính “phí cơ sở vật chất” (facilities fee) mỗi khi một bệnh nhân nào chỉ cần bước qua cửa của họ. Trong trường hợp của Danni, cô ta phải trả $1.804 cho ER và $3841.07 cho dịch vụ bệnh viện (hospital service).
2/ Những chi phí khác bạn phải để mắt đến là xét nghiệm vì có khi là “ngoài mạng lưới” mặc dù bác sĩ điều trị bạn là trong mạng lưới bảo hiểm. Tốt nhất là bạn nên có các thông tin viết ra giấy để bạn có thể kháng cáo lại hóa đơn nếu cần thiết. Kháng cáo lại hóa đơn của bệnh viện cũng có ích. Thường thường, bệnh viện và công ty bảo hiểm có thể đảo ngược hay hạ thấp hóa đơn xuống khi bệnh nhân công khai về sự quá lố của hóa đơn, nhất là khi được báo chí đưa ra.
Cẩm Vân
Phần viết thêm của người viết.
Sau khi tổng hợp bài này, tôi cảm thấy may mắn là mình không được sống ở Mỹ. Tại nước Úc khiêm tốn không phải là cường quốc số một thế giới về quân sự và về kinh tế của tôi, thế mà chính phủ Úc lại có thể lo sức khỏe cho dân tốt hơn là ở nước Mỹ giàu có! Chúng tôi không phải tốn một xu, khi đi bác sĩ hay phải nhập viện vì bất cứ bệnh nào. Khi tôi viết bài luận văn để so sánh về hệ thống y tế của Úc, của Canada và của Mỹ hai mươi năm trước đây, nước Mỹ có 42 triệu người không có bảo hiểm y tế, nghĩa là khi bệnh thì chịu chết thôi. Hiện nay thì vẫn còn tới 27 triệu người không có bảo hiểm. Không biết đến bao giờ, nước Mỹ giàu có mới giải quyết được vấn đề mà hầu hết các nước đã phát triễn không giàu bằng nước này đã giải quyết được: mọi người dân của họ sẽ được chăm sóc sức khỏe.
Xin cầu nguyện cho một ngày nào đó sẽ không còn một người nào nữa ở Mỹ phải chết vì không được chửa bệnh chỉ vì 1/ họ không đủ giàu để mua bảo hiễm cho mình, 2/ họ không đủ nghèo để được chính phủ giúp đở trong chương trình Medicaid và 3/ họ không đủ già để được nhà nước lo cho trong chương trình Medicare. Hiện nay, số người lâm vào hoàn cảnh này là 27 triệu người.