Xưa có cặp vợ chồng già, bà lão đều đặn mỗi buổi chiều đều làm lễ gõ mõ tụng kinh... còn ông lão thì thích lao động và ngồi ngắm người đi qua lại !
Bà lão là một người khó tính và sạch sẽ, còn ông lão thì hiền hơn nhưng rất hay để quên và đánh rơi đồ. Bà lão ngày nào cũng nhắc ông " ông đánh rơi thứ gì kìa "....
Đôi lúc bà đang ngồi thiền hay tụng kinh thì ông lão làm rơi đồ tạo ra tiếng động lớn khiến bà giật mình và khó chịu... lúc đó bà lại quay ra khó chịu và trách mắng ông . Còn ông thì không phản ứng gì cả !
Việc đó cứ lập đi lập lại, và rồi 1 lần hai ông bà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa khi ông làm rơi đồ lần này bà lão mắng ông rất thậm tệ... ông nghe bà mắng xong liền nhẹ nhàng nói " bà đánh rơi gì kìa !"
Bà lão giật mình nhìn quanh mà không thấy rơi thứ gì ! Lại quay lại lớn tiếng với ông : " tôi rơi cái gì ! ? "
- Ông nhẹ nhàng nói: " Bà đánh rơi sự bình an, sự tĩnh lặng của bà, cuối mỗi ngày bà lại đều đặn nhặt lại sự bình an của mình bằng tụng kinh hay gõ mõ rồi sau đó bà làm đánh rơi nó ngay lập tức mà chẳng hề nhận ra ! "….
*
Một người tu và một người nông dân bình thường đều có sự bình an như nhau vì sự bình an không phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn tụng kinh hay cầu nguyện... nó không bị ảnh hưởng bởi những khó khăn hay vất vả của cuộc sống !
.... Mà sự bình an đến từ sự thực hành không phản ứng, không phản kháng, không chống đối với những cảm giác bạn ghi nhận được !
Khi chúng ta trách móc ai đó hậu đậu ...thì chính chúng ta đã hậu đậu làm rơi sự bình an của mình trước.
st