Lời giới thiệu:
Khi xã hội hiện tại, ngày có thêm nhiều người lên tiếng, đặc biệt là từ những người có tên tuổi, về thảm trạng của người dân lao động khắp nơi trên đất nước bị giới doanh nhân và nhà nước Việt Cộng bóc lột thì đời sống cơ cực của người dân may ra mới có thể được quan tâm đôi phần, như bài ý kiến dưới dây của Á Hậu H’Ăng Niê về sự kiện người nông dân Tây Nguyên, tuy phải lao động quanh năm trồng cà phê, nhưng cuộc sống vẫn chìm đắm trong nợ nần.
______________________
SỰ THẬT ĐÁNG BUỒN VỀ LỄ HỘI CÀ PHÊ
Không phủ nhận lễ hội cà phê thu hút được sự chú ý của đông đảo công chúng. Nhưng có những sự thật đau lòng vẫn diễn ra mà dù đã trải qua 7 mùa lễ hội rồi. Đó là gía cà phê không tăng, thậm chí còn giảm mạnh,đời sống của nông dân vẫn quanh quẩn nợ nần : trồng trọt cây cà phê, vay vốn để có tiền mua xăng dầu,phân bón chăm cho cây cà phê, rồi thu hoạch trả lại nợ đã vay. Nhưng vòng xoáy này diễn ra theo chiều hướng xấu khi nợ cũ chưa trả hết nợ mới lại chồng lên, họ phải vay ngân hàng,vay nặng lãi để trả nợ...tôi chứng kiến cảnh một gia đình chở cà phê trên xe máy cày đi bán, họ bán được 10 triệu, nhưng đại lý nói rằng số nợ của họ là 11 triệu bao gồm nợ phân bón, nhu yếu phẩm... cuối cùng họ phải vay thêm 5 triệu để có tiền đóng học phí cho con.Thế đó cả năm ròng rã làm cà phê nhưng họ chỉ như nô lệ đổ mồ hôi sôi nước mắt trong đau đớn...Có hộ còn bán cả lô đất để trả nợ ngân hàng,vay nặng lãi vì nợ nhiều năm mà không có khả năng trả...
Lễ hội có quảng bá du lịch văn hoá tỉnh Đăk Lăk và Tây Nguyên? Nếu bạn đến thăm các danh lam thắng cảnh của Đăk Lăk thì bạn sẽ vô cùng buồn và thất vọng, các địa điểm du lịch ngày càng xuống cấp, rừng sinh thái thì bị chặt phá nghiêm trọng, thác nước Dray Nur, Dray Sáp, thì bị chặn làm thủy điện đến nỗi dòng chảy bị cạn kiệt,cảnh hùng vĩ năm nào giờ chỉ còn là kí ức,rác thì ngỗn ngang...
Voi là linh vật của Tây Nguyên thì bị khai thác quá sức đến nỗi kiệt quệ, không thể sinh sản và bước vào bờ vực tuyệt chủng...
Khi lễ hội kết thúc ai sẽ được lời?
Sẽ chỉ là nụ cười gượng gạo hoặc vô hồn trên những tấm thân ốm yếu của những người nông dân vốn chỉ làm "không công" quanh năm suốt tháng với cái đống nợ ngày một lớn dần...vậy lễ hội có còn vui và nó được tổ chức để dành cho ai?
Pap đei Buôn Sang kâo!