Ngày 12 tháng 12 năm 2015, các quốc gia trên thế giới họp tại Paris, để tìm giải pháp đối phó với sự gia tăng nhiệt độ của bầu khí quyển, do con người gây ra. Ngày xưa , người ta dùng danh từ" tăng nhiệt độ toàn cầu" (Global warming) , nay họ nói " thay đổi khí hậu" (climate change), để diễn tả cho đúng với thực tế.
Hiệpước Paris, lần đầu tiên đạt được sự đồng thuận rất cao. 196 quốc gia trên thế giới đồng ký tênđể trở nên các thành viên của Hiệp ước Paris , trừ 2 nước là Syria và Nicaragua. Hiệp ước khí hậu Paris là sự đoàn kết hiếm hoi của các nước tư bản và Cộng Sản, các nước tiên tiến và kém phát triển, các nước giàu và nghèo, để cùng nhau bảo vệ ngôi nhà chung của toàn thế giới là bầu khí quyển.
Đại để Hiệp ước Paris gồm các điểm:
1. Hạn chế nhiệt độ khí quyển gia tăng, mà khả năng đó chỉ có thể ngăn ngừa tối đa là 2 độ C mà thôi.
2. Giảmtối đa lượng Carbon thải ra trong không khí.
3. Mỗi quốc gia không bắt buộc đặt chỉ tiêu hay thời hạn phải đạt chỉ tiêu, nhưng thành quả mỗi năm phải tiến bộ hơn năm trước. Không bị chế tài nếu không đạt mục tiêu. Thành quả đạt được, sẽ báo cáo mỗi5 năm với Tổng thư ký Liên hiệp quốc.
Hoa Kỳ, với danh nghĩa là một quốc gia phát triển, giàu có, thịnh vượng, luôn trong tư cách lãnh đạo thế giới, nên tình nguyện đóng góp nhiều nhất, trong khi nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ....tuy là giàu có, nhưngbình quân GPA trên đầu người lại thấp, nên được gọi là các nước đang phát triển, chỉ bắt đầu đóng góp vào năm 2030.
Sau khi ký Hiệp ước Paris, tất cả mọi người đều hoan hỉ.
Ngày Thứ Năm 1 tháng 6, 2017, Tổng Thống Trump đã chính thức công bố rút tên ra khỏi Hiệp ước Paris, vì ông cho là việc khoa học tiên đoán nhiệt độ của bầu khí quyển sẽ tăng lên 2 độ C vào năm 2,100 chỉ là "ba sạo". Tuy khảo cứu nói là khoa học, nhưng nhóm này nói này, nhóm kia lại nói khác, không có gì chứng minh là chính xác. Hơn nữa, việc đóng góp để bảo vệ môi trường chung không đồng đều. Nhiều quốc gia công nghiệp như Nga, Trung Quốc, Ấn Đô, Brazil là những quốc gia thải khí Carbon vào môi trường nhiều nhất, thì hiện tại không đóng góp. Riêng Ấn Độ, còn nhận được tiền viện trợ để cải tiến công nghiệp. Hiệp ước Paris đã làm nền kinh tế Mỹ bị thiệt hại, dân phải đóng thuế để viện trợ cho các nước nghèo, để cải tiến môi sinh. Trong hiệp ước lại không ghi khoản "chế tài, trong trường hợp những nước này nhận viện trợ , mà khôngchịu cải thiện, cứ tiếp tục thải khí Carbon vào trong khônggian.
Trước khi chấm dứt, Tổng Thống Trump đã nói:"Là Tổng Thống, tôi có nghĩa vụ đối với người công dân Mỹ. Hiệp ước Paris sẽ làm suy yếu nền kinh tế của chúng ta, cản trở công nhân của chúng ta, làm suy yếu chủ quyền của chúng ta, gây ra những rủi ro pháp lý không chấp nhận được, và gây bất lợi cho nhiều nước khác trên thế giới. Đây là thời điểm để rút khỏi Hiệp Ước Paris, và cũng là thời điểm để bắt đầu theo đuổi một Hiệp ước mới để bảo vệ môi trường, bảo vệ hãng xưởng của chúng ta, công dân của chúng ta, và đất nước của chúng ta."
Có lẽ ông Trump là doanh nhân, nênchỉ chú trọng tới việc đóng góp tiền bạc không đồng đều, ông đang chờ phản ứng của các nướcthành viên, nên ông nói thêm : "có thể thương thảo lại".
Nhưng quyết định này đã gây nên làn sóng phẫn nộ của Liên Âu. Bà Angela Markel phát biểu rằng: "Đã tới lúc, những quốc gia ở Châu Âu, phải tự trông cây vào mình, vì không còn trông mong gì được ở người bạn đồng minh Hoa Kỳ nữa rồi !" Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron thì dứt khoát: " Đã rút ra, thì không còn cơ hội tái thương thuyết trở lại nữa." Nguyên thủ của nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng là "thất vọng vì quyết dịnh của Hoa Kỳ" Ông Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nói: "Ông Trump đã giúp cơ hội cho Trung Quốc 2 lần để lãnh đạo thế giới."
Trong nước, nhiều người dân đã phát biểu: " bảo vệ môi trường, không phảichỉ là lo cho thế hệ hiện tại, mà còn bảo đảm đời sống cho các thế hệ con cháu trong tương lai." Dân biểu đảng Dân chủ, đã chỉ trích Tổng Thống Trump " quyết định này làm suy giảm uy tín của Hoa Kỳ, và sẽ có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia."
Nhiều người ủng hộ ông Trump, thì lý luận rằng Hoa Kỳ là nước bảo vệ môi sinh nghiêm khắc nhất trên thế giới, từ chiếc xe hơi nhả khói, tới các hệ thống công nghiệp ở nhà máy, đều phải tuân hành đúng theo tiêu chuẩn xả chất thải. Vụ tràn dầu ở vùng Vịnh Mễ Tây Cơ đã bị phạt hàng trăm tỷ đô la. Chuyện ống khói xe Audi của Đức, gian lận trong việc kiểm soát khí thải cũng bị đưa ra tòa,bị trừng phạt nặng nề. Các mẫu không khí thử nghiệm ở Hoa Kỳ, đều cho thấy kết quả trong vòng an toàn. Như vậy thì tại sao Hoa Kỳ lại phải đóng góp nhiều hơn các quốc gia khác, thải khí Carbon như.... hunkhói ? như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn độ..., làm ô nhiễm không khí có khi kéo dài cả tuần lễ.
Thực ra, không riêng việc thải nhiều khí Carbon vào không gian, làm tăng nhiệt độ bầu khí quyển, là phá hủy môi trường. Việc chặt cây xanh, đốn gỗ, phá rừng, cũng là một hình thức phá hủy môi trường. Xây nhiều đập thủy điện, lấy hết nước sông để chạy đập, cũng tàn phá môi sinh. Và hiện nay, tại Việt Nam, nhà máy bột ngọt của Đại Hàn giết chết con sông Thị Vải tại Đồng Nai, nhà máy thép Formosacủa Đài Loan, lén lút xả hóa chất độc hại xuống biển, giết chếtmôi trường sinh thái của 4 tỉnh miền Trung. Thế mà, họ vẫn ung dung tự tại, tiếp tụchoạt động, dưới sự che chở của chính quyền VN. Xem như vậy, thì ông Trump không phải là không có lý!
Việc xả thải khí Carbon ra không khí, làm nhiệt độ toàn cầu tăng cao, gây tác độnglên thiên nhiên, còn gây nhiều tranh cãi, ngay cả giữa các khoa học gia . Việc Tổng Thống Trump rút tên ra khỏi hiệp ước Paris, làm ..náo loạn khắp toàn cầu, cũng không phải là chuyện lạ! Từ hồi ông lên nhậm chức, dư luận trong nước đâu có lúc nào được ...yên!. Cứ mỗi lần chuyện này vừa dịu xuống, thì một chuyện khác lại bắt đầu. Truyền thông dòng chính khua chiêng gõ trống ỏm tỏi, theo sau những phát biểu ..nẩy lửa của đám chính trị đối đầu. Và hình như, ôngTrump cũng không nao núng , đổ thêm xăng vào đốm lửa gần tàn.
Đoan Nghi
06/2017