Tin dồn dập truyền đi trên mạng điện tử và truyền thông Việt Nam mấy ngày nay là một vụ án mạng xẩy ra tại Yên Bái khiến ba người chết. Ba mạng mất đi trong xã hội VN hỗn loạn VN hiện nay chẳng phải là con số to lớn, nhưng bàn ra tán vào nhiều, bởi vì ba mạng này là hạng lãnh đạo cao nhất trong hệ thống cai trị địa phương. Gồm bí thư tỉnh ủy Phạm duy Cường, Ngô ngọc Tuấn chủ tịch hội đồng nhân dân kiêm trưởng ban tổ chức Tình Ủy. Nhìn chức tước thì biết rằng đó là hai lãnh đạo cao nhất đảng ở địa phương. Thủ phạm là Đỗ cường Minh, chi cục trường kiểm lâm, đã dùng khẩu súng K59 hạ sát Cường và Tuấn rồi quay súng bắn vào đầu, tự sát. Diễn tiến trên truyền thông cho biết Đỗ cường Minh đã hành động bình tĩnh, bắt đầu là bắn chết tỉnh ủy trong phòng làm việc của ông này rồi sau đi sang phòng chủ tịch hội đồng nhân dân cách đó 150m ra tay tiếp. Chủ tịch tỉnh Phạm Thị Thanh Trà đã cho biết trong một cuộc họp báo rằng Minh là “người hiền lành, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”. Và “việc ông Minh xuống tay lạnh lùng với cấp trên của mình là do “diễn biến tâm lý không làm chủ được, có dấu hiệu cực đoan”.
Vụ này có thể kể như là quan trọng, động đến lãnh đạo chính phủ vì thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã về tận nơi chỉ đạo mọi việc. Lý do chính thức tại sao Minh giết người chưa được đưa ra, nhưng dù có đưa ra thì cũng chưa chắc đúng sự thực, mà chỉ là nhằm giữ ổn định tinh thần, tránh những sao động thất lợi chính trị. Dù sao người ta biết rằng đã có tin là chi cục kiểm lâm Yên Bái do Minh cầm đầu sẽ sát nhập với chi cục Lâm nghiệp Yên Bái. Chưa có tiết lộ ai sẽ trách nhiệm cơ cấu mới này, nhưng qua hành đông của Minh thì người ta cho rằng Minh đã biết số phận mình là mất quyền, tức là mất lợi, không đảo ngược được. Cho nên xuống tay hạ thủ hai kẻ kể là cao nhất trong trách nhiệm quyết định.
Có hai điều đáng chú ý là tin cơ quan điều tra không khởi tố vụ án hình sự, và tin Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh phải bảo vệ gia đình và thân nhân Phạm duy Cường với Ngô ngọc Tuấn. Hung phạm đã chết thì không có lý do gì phải có lệnh bảo vệ thân nhân nạn nhân, trừ phi rằng có một âm mưu của một nhóm chống đối. Còn tin không khởi tố hình sự thì chỉ là để yên lòng, nhưng thực ra thì không có lý do gì mà lại bỏ truy tố tức là không điều tra ngọn nguồn dù thủ phạm đã chết.
Ý nghĩa của vụ giêt người này là gì? Tối thiểu thì nó là phản ứng của một kẻ bất mãn cực độ do quyền lợi bị mất. Mà quyền lợi của chi cục kiểm lâm thì không phải là nhỏ bởi vì nó liên quan đến chuyện khai thác lâm sản, mà gỗ là một nguồn lợi lớn. Chỉ cần ngoảnh mặt đi cho chặt cây xả láng không theo luật lệ là tiền đổ vào túi vô số kể. Tóm lại thì tương tự như chuyện Đoàn Văn Vươn năm 2012 ở Tiên Lãng trước đây. Vì bị lấy đi mảnh đất mình cùng với người em đã bỏ công khai thác nhiều năm, dưới chiêu bài chính thức là cho mục đích mở mang phát triển vùng quanh một sân bay lớn sắp thành lập, mà Vươn đã dùng súng bắn lại lực lượng chính quyền đến cưỡng chế, làm một số người bị thương. Lúc đó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chủ tịch nước Lê đức Anh đã phải nhanh chóng lên tiếng xoa dịu phản ứng của dân và báo chí, về thái độ chính quyền đối với Đoàn Văn Vươn là một bộ đội về hưu được đãi ngộ và hành xử theo chính sách của chính phủ để mà khá giả. Chuyện đã yên với những mưu mánh giải quyết quanh co của chính phủ. Nay giết chóc xẩy ra ngay trong hàng ngũ lãnh đạo đảng tại một tỉnh địa đầu thì không thể không làm Nguyễn Xuân Phúc phải đích thân tham dự giải quyết.
Dù kết quả thế nào đi nữa, thì sự việc cho thấy một điều là hiện tượng tranh ăn, giật quyền lợi của nhau là điều không thể chối cãi đã lan tràn rộng rãi trong mọi cấp lãnh đạo chế độ. Tình trạng này đã lộ ra gián tiếp từ khi sau trên 10 năm nắm quyền, Nguyễn Tấn Dũng ra đì với lời nhắn nhủ bất thường và lạc lõng rằng “cần đối xử tử tế” với nhau. Tại sao Nguyễn Tấn Dũng không nói khi đang làm thủ tướng? Bởi vì Nguyễn Tấn Dũng nói thế không phải là cho đàn em hay cho quần chúng, mà là chỉ cốt bầy tỏ ít nhiều cay đắng khi mất chức, dầu rằng đã tiền rừng bạc bể, và con cháu đề huề giữ các địa vị ăn trên ngồi trốc. Sự tranh chấp giành giật này có làm cho chế độ VC sụp đổ không? Người lạc quan sẽ nói rằng sự việc chắc chắn là như thế. Nhưng thực tế hơn thì phải nói là chưa chắc chế độ sẽ sụp đổ tự nó với những đấu đá giành giật này. Nhưng mà hải ngoại thì không nói cũng đã là nơi cho những kẻ lãnh đạo cao cấp VC dù tham nhũng nhiều hay ít tá túc. Chính vì thế mà VC ngày nay không còn nhai lại câu hỏi “ai thắng ai” nữa như trong quá khứ, để mà chứng tỏ cái gọi là ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa. Con gái và con rể Nguyễn Tấn Dũng đã có vốn sống phè phỡn ở hải ngoại với độithể thao trị giá hàng trăm triệu đô la ai cũng biết, chưa kể tiền thu được do giao kèo khai thác với McDonald. Cháu ngoại NTD đẻ ở Mỹ thì dĩ nhiên là sẽ có quốc tịch Mỹ. Mà dù cho không đẻ ở Mỹ thì cũng không khó có quốc tịch Mỹ. Vì bố mẹ có cả trăm triệu đô la đầu tư ở Mỹ thì chuyện quốc tịch Mỹ dễ như thò tay vào túi.
Những nhà đấu tranh chính trị sa lông mà để ý nghĩ tới điều này sẽ khỏi mất công ca tụng quảng cáo cho NTD thân Mỹ, trong âm mưu a dua theo NTD kiếm cháo. Cũng đừng quá chửi Nguyễn Phú Trọng theo Tầu, vì viên tổng bí thư này đã “đặt cọc” với Mỹ qua giao kèo 7 tỉ đô la mua máy bay Boeing trong chuyến thăm Bạch cung năm ngoái, chưa kể những giao kèo khác trong chuyến đi VN cách đây không lâu của tổng thống Obama dắt lưng theo kế hoạch John McCain bán võ khí sát thương cho VN. Chưa cần nói võ khí sát thương này là loại gì và bao nhiêu, giúp đánh Tầu tới đâu, nhưng chắc chắn là nó không tệ hơn súng carbine và Garant M1 giúp VNCH đánh Cộng sản, viện trợ cho tổng thống Ngô đình Diệm giữa thập niên 1950.
Lâm Phong
Ngày 19 tháng 8/2016