1/Chuyến đi thăm Anh quốc làn thứ ba và kể là cuối cùng ở cương vị tổng thống của ông Obama không có mấy thông suốt hơn hai chuyến đi trước. Một lần thì bà vợ ông Michelle Obama bị chê là không biết xử đúng theo nghi lễ khi ôm lưng nữ hoàng. Còn lần này thì ông đã bị phản đối mạnh mẽ sau khi bài viết của ông được phổ biến trên tờ Daily Telegraph, góp ý về vấn đề người Anh bỏ phiếu ra sao trongcuộc trưng cầu dân ý sắp tới là nên ở lại hay là rút ra khỏi khối Liên hiệp Âu châu. Trong bài, ông viết “Ở lại hay rút ra khỏi khối Liên hiệp Âu châu là quyết định của mỗi người dân Anh quốc. Nhưng mà kết quả cuộc bỏ phiếu là điều mà Mỹ quan tâm sâu xa. Hàng chục ngàn công dân Mỹ nằm trong các nghĩa địa Âu châulà bằng chứng thầm lặng cho thấy sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta đan chen quấn quýtchặt chẽ thế nào.” Quan điểm của đương kim thủ tướng Anh David Cameron đảng bảo thủ là ở trong liên hiệp Âu châu còn phía đối lập Lao động thì chủ trương rút ra. Thị trưởng London Boris Johnson cũng thuộc đảng Bảo thủ nhưng là người chủ trương ra khỏi khối Liên hiệp Âu châu đã đả kích ông Obama mạnh mẽ, coi đó là “ngang chướng”. Ông viết “Nước Mỹ bảo nước Anh chúng ta rằng là phải trao nhiều quyền bảo vệ dân chủ của chúng ta như thế là một ví dụ rõ rệt của nguyên tắc “làm như tôi nói nhưng đừng làm những gì tôi làm. Lời khuyến cáo là không liền lạc, bất nhất và giả đạo đức trắng trợn. Người Mỹ không bao giờ nghĩ đến chuyện tương tự như khối Liên hiệp Âu châu cho họ hay là cho các nước láng giềng trong bán cầu của họ. Tại sao họ lại bảo chúng ta làm thế là phải?” Quốc hội Anh cũng phản đối dữ dội. Ông Johnson còn kể ra chuyện ông Obama đã cho bỏ một bức tượng bán thân của cố thủ tướng Anh Winston Churchill ra khỏi Bạch cung và trả lại cho tòa đại sứ Anh, và viết “đó là một biểu tượng của cái phần tổ tiên Kenyan trong người tổng thống Obama không thích đế quốc Anh”. Ông Johnson nói đến cái gốc Kenyan của ông Obama, và như thế thì kể là “hơi nặng”. Jacob Rees-Mogg, một nhân vật chống Liên hiệp Âu châu trong quốc hội cũng nói nặng không kém: “Tôi không thể nghĩ rằng người Anh lại có thể đi nghe lời khuyên của một tổng thống Mỹ ít thành công nhất trong chính sách ngoại giao”. Có người cho rằng phát biểu thẳng thừng như thế là do tâm thức kỳ thị, có người bảo rằng là do ông Obama ở vị trí tổng thông vịt què, lại có người nghĩ rằng nước Mỹ tư thế sút giảm mà chứng cớ là Anh đã âm thầm gia nhập ngân hàng phát triển hạ tầng Á Châu (AIDB) mà Tầu xướng xuất năm 2013, không hề hỏi qua Mỹ trước.
Có lẽ giải thích hợp tai người Việt nhất là ông Obama gặp năm xung tháng hạn, đi sang Cuba thì gặp trời mưa không có thảm đỏ từ phi cơ, thủ tướng Netanyahu Do Thái thì bác bỏ lời mời sang họp ở Bạch cung một cách không chinh thức qua truyền thông. Giới chức lãnh đạo quân sự và chính trị cao cấpMỹ thì cho rằng lời của ông Obama tuyên bố hy vọng huấn luyện quân Iraq đủ mạnh để lấy lại thành phố Mosul từ tay quân ISIS vào cuối năm có vẻ như là không thực tế.
2/Sau khi một chiến đấu cơ Nga được điều động phóng tới ngăn chặn một máy bay Do Thái dọc bờ biển Syria cách đây mấy ngày, thủ tướng Do Thái Netanyahu hôm thứ năm 22 tháng 4 đã sang Nga gặp tổng thống Putin thảo luận về điều ông nói qua video mà truyền thông Do Thái phóng đi là “Tôi tới đây với một mục tiêu trung tâm là tăng cường việc điều hợp an ninh giữa chúng ta để tránh những bất ngờ, ngộ nhận và đụng độ không cần thiết.” Một thỏa thuận hai bên đồng ý là tướng tư lệnh không quân Do Thái và cố vấn quân sự cao cấp của Netanyahu sẽ có cuộc họp đặc biệt với bô trưởng quốc phòng Nga và một số tướng lãnh. Netanyahu cũng nói rõ với Putin rằng cao nguyên Golan Heights là lằn ranh đỏ mà Do Thái đã vạch ra: “Do Thái sẽ không trở lại những ngày mà họ pháo kích vào thành phố của chúng ta và con cháu chúng ta”. “Do đó, có hay không có thỏa hiệp (về Syria), Golan Heights sẽ thuộc lãnh thổ Do Thái”
Nếu để ý, trong cuộc nói chuyện, khi Netanyahu ngồi phát biểu thì Putin đã nhịp nhịp hết chân nọ đến chân kia. Không hiểu đó là một dấu hiệu sốt ruột hay là thoải mái- vì không có gì khó khăn để mà phải chú ý cho lắm, ngồi nghe cho qua rồi thôi. Sau cuộc họp không có hội báo chung mà chỉ có Netanyahu cho truyền thông hay rằng ông ta đã có một buổi họp quan trọng về an ninh Do thái với Putin. Ông nói điểm chính là “chúng ta phải bảo vệ tự do hoạt động của quân lực Do thái và không quân ở những chỗ quan trọng cho chúng ta và tôi nghĩ rằng điều này đã đạt được “. Khi được hỏi thêm chi tiết rằng có khó khăn điều hợp quân lực hai bên hay không, Netanyahu nói rằng “Đã có những vấn đề được nêu ra. Từ bản chất, luôn luôn là có cọ sát, và nếu chúng ta không tìm cách giải quyết, thì có thể sẽ dẫn tới chuyện to lớn hơn và chúng ta đã thấy thế trong quá khứ”. Nghe thế, ai cũng hiểu rằng đó là một câu trả lời không trả lời. Nhưng dù sao thì người ta cũng hiểu rằng Do Thái không thể tự tung tự tác hành động bất chấp hệ quả như trong quá khứ. Người ta cũng hiểu rằng với con người như Putin thì nguyên tắc lớn có thể chấp nhận được, và luôn luôn nói ra như thế để tỏ ra mình biết điều, nhưng thi hành ra sao thì là chuyện khó biết.
3/Tân Hoa Xã vừa đưa tin với các hình ảnh, rằng các dân cử và một số bộ trưởng Nhật đã hàng loạt đi thăm và dâng lễ ở đền thờ Thần đạo nơi thờ các tử sĩ của Nhật trong đó có các nhân vật bị kết án là tội phạm chiến tranh sau khi Nhật thua trận và phải đầu hàng Mỹ năm 1945. Thủ tướng Nhật Shinto Abe đã không ở trong số các nhân vật viếng thăm này, sau khi chuyến đi lần trước của ông cách đây mấy năm bị phê bình. Trung quốc và Hàn quóc đã nhanh chóng chỉ trích cuộc thăm viếng này vì rằng quân đội Nhật đã có những hành vị tội ác bị kết án nặng nề ở Tầu và Nam Hàn, trong đó có chuyện bắt phụ nữ phục vụ sinh lý. Truyền thông Mỹ đã không có những phê phán khe khắt. Đây là chuyện có thể nói rằng là bị cấm kỵ một thời gian dài sau cuộc chiến, trong giai đoạn dưới ảnh hưởng nặng nề của Mỹ. Đồng minh Anh Mỹ Pháp vì sợ lòng ái quốc Nhật được quân phiệt thổi lên và tạo thành sức mạnh vũ bão chiến thắng ở Á Châu trong thế chiến II đã viết hiến pháp Nhật cấm tổ chức quân đội. Còn vua thì trở thành biểu tượng làm vì.
Rõ ràng là tình hình ở Nhật và thế giới đã thay đổi nhiều, trong đó có việc cho quân đội đóng một vai trò tích cực hơn. Trong thực tế ngày nay, quân đội Nhật sẽ trở thành một yếu tố cần thiết để giữ quân bình tương quan lực lượng ít ra là trong vùng Bắc Á châu, trước những đối đầu cục bộ có thể xẩy ra giữa liên minh Trung Cộng Bắc Hàn.
Thạch Trung Ẩn
Ngày 22 tháng 4/2016