Ngày thứ hai 14 tháng 3/2016 đột nhiên tin từ Nga đưa ra cho biết tổng thốngPutin ra lệnh rút “phần chính” quân lực Nga ra khỏi Syria. Tin có kèm theo hình ảnh Putin ngồi họp với ngoai trưởng Sergey Lavrov với chú thích rằng là Nga đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao để giải quyết chiến tranh Syria. Lý do là quân Nga đã hoàn thành phần chính nhiệm vụ công tác. Mà nói rõ ra là ủng hộ chế độ Syria tránh cho chính phủ Assad khỏi bị sụp đổ hồi tháng 9 năm 2015, vì bốn bề bị bao vây bởi các nhóm chống đối, do nhiều thế lực khác nhau tiếp trợ. Gồm Tây phương , các nước Ả Rập theo Mỹ, Do Thái và Thổ nhĩ Kỳ. Được nhắc nhiều là nhóm Jabhat al Nusrat, là nhánh Al Qaeda ở Syria, và nhóm lực lượng Syria Tự do, nhưng nổi bật nhất là lực lượng Hồi giáo ISIS đã chiếm được một vùng rộng lớn của Syria và Iraq. Chưa đầy 6 tháng, tính từ ngày 30 tháng 9/2015, khi không lực Nga bắt đầu chiến dịch gọi là đánh khủng bố ISIS, các nhóm chống đối đủ loại này đã bị tê liệt, quân chính phủ Syria tiến chiếm lại các vùng bị mất với sự yểm trợ của không lực Nga. Mà quan trọng nhất là thành phố Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, gần biên giới Thổ nhĩ Kỳ đã một thời gian dài kể như là vùng bản doanh của quân chống đối.
Nhìn lại vấn đề như vậy thì nếu mà Nga có nói không lực Nga hoàn thành phần chính nhiệm vụ công tác kể ra không phải là quá đáng. Lệnh rút quân của Putin đưa ra hoàn toàn không thông báo trước với Mỹ, cũng như bất cứ nước nào kể cả Syria. Những phản ứng đầu tiên là những phát biểu bàn theo, hay là nói để mà nói, tránh mất mặt, không có gi đặc biệt. Tin cho biết rằng tuần tới ngoại trưởng Mỹ Kerry rất có thể sẽ sang Nga gặp ngoại trưởng Lavrov để thảo luận giải quyết vấn đề Syria. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết rằng việc ông Kerry gặp tổng thống Nga “đang được cứu xét”.
Có người tỏ vẻ không hiểu tại sao Nga rút quân và có người bình luận cho rằng Nga rút để ép Syria phải mềm mỏng nhượng bộ tại hội nghị hòa bình, nghĩa là Assad phải ra đi. Nhưng cho tới nay thì chưa cò dấu hiêu gì như thế. Điều chắc chắn là Mỹ cho biết Nga đã rút hầu hết máy bay chiến đấu. Quân lực Syria tiến lên chiếm lại thành phố cổ Palmyria phần lớn, theo một phát ngôn viện quân lực Mỹ, là dưới sự yểm trợ của pháo binh và hải pháo.
Duyệt tất cả các bình luận thì chỉ thấy là nôi dung trong khuôn khổ tuyên vận tùy góc nhìn, chứ thực ra không chỉ thẳng ra thâm ý của Nga được. Vấn đề thực là đơn giản. Người ta có câu “cái gì nhắc lên được thì bỏ xuống được”. Putin đã nhanh chóng hạ lệnh không kích Syria, chỉ một ngày sau khi công khai tuyên bố Nga ủng hộ chinh phủ hợp pháp Syria. Thì cũng nhanh chóng một ngày sau khi tuyên bố quân lực Nga hoàn thành công tác, hình ảnh những chiến đấu cơ Nga hạ cánh ở Nga được truyền đi, cùng với những ca tụng phi công Nga anh dũng.
Tóm lại Putin đã hoàn toàn chủ động từ đầu đến cuối. Để mà tò thiện ý của Nga trong chuyên giải quyết tình hình Syria, trước thế giới và trước dân Nga. Mọi trục trặc khó khăn sẽ dể dàng đổ lỗi sang phía Tây phương, Do Thái và Ả Rập theo Mỹ. Khi đã diễn xuất tỏ được thiện ý rồi, thì can thiệptrở lại với lý do đối phương ngoan cố không phải là điều khó khăn. Hơn nữa, có thể rằng Nga đã thấy rõ lực lượng chống đối không thực tế còn sức lực, tuy phát ngôn viên phía chống đối tuyên bố sẽ tấn côngquân chinh phủ Syria ngay ngàyhôm sau khi Nga rút quân. Chuyện này đã không xẩy ra. Về phía Syria, thì quân chính phủ đã tiến lên chiếm lại Palmyria với sự ủng hộ của oanh kích Nga, cả không lực và hải pháo như trên đã nói. Cũng không phải là lạ nếu mà Putin tiếp tục được 85% dân Nga ủng hộ mặc dầu rằng kinh tế Nga khó khăn vì các biện pháp chế tài Tây phương
Nhìn sang phía Mỹ thì tổng thống Obama và ngoại trưởng Kerry có phần thụ động. Bởi vì sau khi Nga rút quân rồi mới tính chuyện sang Nga thảo luận thì không thể coi là chủ động.
Cho nên cứ công bình mà nói thì nếu mà ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump ăn nói bặm trợn hồ đồ và bị chỉ trích là không có hiểu biết về tình hình thế giới ít ra cũng nói được một điều không mấy xa sự thực là tổng thống Obama yếu hơn Putin.
Lâm Phong
(ngày 28 tháng 3/2016)