Cuộc chiến Syria trên nguyện tắc, kể như là chấm dứt với sự thoả thuận giữa Mỹ và Nga ngày 22 tháng 2/2016 và trên thực tế được thi hành bằng cuộc ngưng bắn tại thực địa chiến trường ngày 27 tháng 2/2016. Không đi vào chi tiết rắc rối vòng vo thí dụ như “không có ngưng bắn đối với những thành phần khủng bố”, mà định nghĩa thế nào là khủng bố thì cũng có những điều đình gay go. Hay là sẽ điều đình chi tiết chấm dứt chiến cuộc với những thành phần nào và bao giờ ở đâu. Chỉ biết rằng quân chính phủ và phe theo chính phủ Syria được Nga ủng hộ, chấp thuận quyết định này và phe chống đối kể là “ôn hòa” được Mỹ và các nước Ả Rập chư hầu Mỹ yểm trợ cũng tán thành. Cũng trên nguyên tắc thì ngưng bắn là đề các cơ quan từ thiện có thể tiến hành các dịch vụ nhân đạo cho các vùng đang bị vây hãm trong chiến tranh. Riêng một việc không còn bom đạn đổ xuống đầu người dân thì đã là điều sung sướng lắm cho người dân tại chỗ. Và các nhà chính trị ngoại quốc cũng có điều để mà hài lòng, ít ra là trên đầu môi chót lưỡi, vì không còn tình trạng kéo dài giết chóc, với loạn lạc, mà con số của các công chức Liên hiêp quốc đưa ra là trên 270,000 mạng vong và nhiều triệu người mất nhà mất cửa, tị nạn tứ tán.
Nhưng mà có nhiều người không vui. Nếu không muốn nói rằng “thất vọng một cách thành thực” vì cho rằng thế là không đi đến đâu. Bởi vì phong trào đấu tranh cho tự do chống độc tài đàn áp chế độ Assad của dân chúng nổ ra mùa Xuân năm 2011 trong khuôn khổ Phong trào Mùa Xuân Ả Rập với sự khuyến khích và yểm trợ của Âu Mỹ Do Thái đã phải ngưng, và Assad vẫn còn nguyên vị. Hay là nói cho chính xác thì Assad chưa thấy có dấu hiệu phải ra đi. Bởi vì những tuyên bố quyết liệt nhiều lần trong quá khứ của các lãnh tụ Anh Pháp Mỹ và Âu châu rằng “Assad phải ra đi” đã không còn được nhắc nhở.
Tuy nhiên cũng có người thở phào, vì sau chót thì dù sao dân Syria đã thấy có hy vọng không còn phải sống trong thịt rơi máu đổ. Lực lượng nhà nước Hồi giáo ISIS nhanh chóng chiếm một phần quan trọng lãnh thổ chứa dầu hỏa của Syria và Iraq từ tháng 6/2015 và tổng thống Obama đã phải tuyên bố rằng giải quyêt ISIS là một vấn đê lâu dài, nay đã không còn là một mối lo lớn. Bởi vì các thành phố ISIS chiếm cứ đã dần dần bị chiêm lại bởi quân chính phủ Syria với sự trợ giúp của không lực Nga và những quân tình nguyện Iran. Tình hình đã thay đổi nhanh chóng khi tổng thống Nga Putin quyết định cho không lực Nga oanh tạc những quân khủng bố ISIS ngày 30 tháng 9/2015, theo lời yêu cầu của tổng thống Assad để gọi là bảo vệ chính phủ hợp pháp Syria. Mở ngoặc rằng chinh phủ này hợp pháp thật, qua những cuộc bầu cử từ mấy chục năm nay, tuy rằng là cha truyền con nối, và rằng Mỹ cũng như Anh có thiết lập các tòa đai sứ. Cũng nói them rằng Assad là một bác sĩ nhãn khoa được huân luyện tại London, Anh quốc.
Bây giờ thì người ta được biết. trên các nguồn truyền thông thế giới, rằng cuôc chiến Syria không phải là một cuộc đấu tranh quần chúng nổi dậy chống độc tài đàn áp, mà là môt cuộc chiến tranh ủy nhiệm từ ngoài chống chế độ Assad thân Nga. Những nước ủng hộ và tiếp vận cho các nhóm chống đối này ngày nay có thể tạm kể là Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ả Rập theo Mỹ. Do Thái và các nước Tây phương khác., ở những vai trò và vị trí khác nhau. Như London Anh quốc thì là cái nôi cho tiếng nói chống đối là Syrian Obsrvatory for Human rights mà các tin tức được lấy phóng đi trên các cơ sở truyền thông lớn Anh Mỹ như VOA, BBC, Reuters, NPR, CNN. Thổ Nhĩ Kỳ thì tiếp trợ cho lực lượng Free Syrian Army khởi đầu là một số sĩ quan và quân lính đào ngũ Syria, nay bao gồm nhiều nhóm phức tạp, trong đó có ISIS, bị Nga coi là khủng bố, nằm trong mặt trận Jabhat al Nusra. Ngoài ra thì còn nhiều nhóm chống đối Syria do các nước Ả Rập dựng lên, mà có 18 nhóm được các nước này coi là ôn hòa. Nhóm ôn hòa lớn được nằm trong thỏa ước ngưng bắn là nhóm người Kurd Syria được Mỹ ủng hộ mà bị Thổ chống đối và nhóm Syrian Arab Army SAA. Vì thế trên truyền thông đã thấy xuất hiện sự mô tả cuộc chiến Syria là một cuộc chiến phức tạp gồm nhiều nước. Chỉ nêu vài điều như thế thôi, để thấy rút cuộc thì chiến tranh Syria được mở ra từ ngoại quốc (Âu Mỹ Do Thái Ả Rập và đóng lại bởi sự nhẩy vào can thiệp của Nga từ 30 tháng 9/2015). Những nhà chính trị các phía đối nghịch đã đổ cho nhau trách nhiệm hay là xí phần công lao. Một sô nhà bình luận thiên Nga, cho rằng Nga có công giải quyết cuôc chiến khi quyêt liệt dùng không lực tiêu diệt các nhóm chống đối đa dạng dưới cái tên ISIS phối hợp dứt điểm chế độ Assad hồi tháng 9/2015. Ngoai trưởng Anh cách đây vài tuần tuyên bố Putin là người đôc nhất có khả năng chấm dứt chiến tranh Syria bằng một cú điện thoại. Ý đổ lỗi cho Nga gây chiến. Nhưng mà nó cũng có ý nêu ra ra cái khả năng chủ động chiến trường của Nga để mà vẽ lại bản đồ địa lý chính trị, và cái ý sẵn sàng thỏa hiệp của Tây phương. Và cách đây vài ngày,thì tin cho biết là tổng thống Obama đã điện thoại cho Putin để nói về vấn đề ngưng chiến ở Syria. Và sau đó thì ngưng bắn được thi hành. Chẳng cần tranh cãi rằng chiến tranh Syria chấm dứt ở Hoa thịnh đốn hay Mạc tư khoa, vì cái đó chỉ có các nhà chính tị và tay chân quan tâm. Chỉ biết rằng diễn tiến chiến cuộc Syria kết thúc cũng không khác bao nhiêu tình hình Ukraine:
Âu Mỹ lấn lên tính xóa bỏ một chế độ chính trị thân Nga, nhưng Nga chống lại với sự tiếp tay ít nhiều của Tầu để khẳng định vị trí thế giới của mình. Cái khác chỉ là số người chết và số nhà tan cửa nát ở Syria nhiều hơn gấp bội. Nguyên do là vì tôn giáo đã được các bên đối nghịch khai thác một cách triệt để.
Bác sĩ Trần Xuân Ninh
Ngày 4 tháng 3/2016