Mới đi chơi xa về, lục chồng e-mail thấy có bài của anh Nguyễn thượng Vũ nhắc đến tôi khi viết về Bác sĩ Heautier.
Anh Vũ là bạn với tôi từ lớp cours Moyen trường Albert Sarraut. Sau đó anh lên thẳng 6eme (đệ thất), còn tôi phải qua lớp Supfrieur (lớp Nhất), nên sau nay vao Y khoa tôi dưới anh một lớp. Tôi đôi khi ghé qua chơi nhà Vũ ở phố Huế. Vũ hiện nay chấn đóng ở vùng San Francisco, hiền thê của Vũ là hiền nữ của Bác sĩ Dương cẩm Chương. Bác sĩ Chương là bạn rất thân của nhạc phụ tôi, kiến trúc sư Đào trọng Cương. Hai Cụ đều rất thọ, sống trên trăm tuổi và mới mãn phần năm qua.
Bác sĩ Heautier là Giảng sư Trường Y khoa Saigon, dậy môn Bệnh lý Hô hấp và là Bác sĩ điều trị Bệnh viện Hồng Bàng. Tôi gặp ông Heautier khi đến thực tập tại Bệnh viện này, ông thích tôi vì tôi nói tiếng Pháp lưu loát. Ông biết tôi thường hay cúp cours, nhưng không hạch sách ghi phạt gì vì mỗi khi ông tra khảo bài tôi đều trả lời đầu đuôi rành mạch !
Sau nay ông lấy một người đàn bà Việt, hai ông bà đã trông coi dùm tôi đứa con gái đầu lòng một thời gian khi tôi đi hành quân với TQLC.
Tôi cũng nghe phong phanh ông có liên hệ với Phòng Nhì của Pháp, nhưng tôi không mất thời giờ theo đuổi những lời đồn đại vô bằng chứng. Cũng như phần đông dân Pháp tại Saigon thời đó, ông Heautier không có nhiều cảm tình với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà và thường lên tiếng chỉ trích chính sách và dân Huê kỳ mà ông cho là một đám mọi rợ ồn ào ! Do vậy người ta chụp cho ông một cái mũ thân Cộng to tổ bố !
Sau nay tôi mất liên lạc với ông, nay được biết ông đã qua đời, tôi ngậm ngùi thương tiếc cho một ông Thầy tận tâm và một người bạn chí tình.
Tôi quen biết va giao thiệp với khá đông dân người quốc ở Saigon. Đấy là những nhân viên củc sứ quán, những phóng viên của Life, Time, Newsweek… và một số văn sĩ như Graham Greene (The Qiuet American) hay Frances Fitzgerald (Fire in the Lake). Frances mời tôi đi dự buổi tiếp tân ở sứ quán Huê Kỳ tổ chức tại một biệt thự riêng ở đường Phan thanh Gỉản gần cầu ra xa lộ đi Biên Hoà.
Trong các buổi tiếp tân nay thường có mặt hai người bạn khá thân với tôi, đó là Steve Young và Jean Sauvageau. Hai tên này người Huê Kỳ mà nói tiếng Việt sành sõi như ma, đủ cả ba giọng Bắc Trung Nam! Steve là nhân viên sứ quán Huê Kỳ, sau này lấy em gái một người bạn rất thân của tôi. Khi trở về Mỹ thì Steve ---bạn bè gọi là Văn---được bầu làm Khoa trưởng Luật khoa tại Minneapolis. Còn Sauvageau thì làm thông dịch viên chính thức của phái bộ Huê kỳ tại Hội nghị hoà đàm Paris. Sau nay tôi mất liên lạc với ông.
Một nhà báo khác nữa thân với tôi là nữ ký giả Oriana Fallaci. Bà làm phóng viên cho một số báo chj Ý đại lợi và đã nổi tiếng vì đã được phỏng vấn Henri Kissinger, Tướng Võ nguyên Giáp, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, Ayatollah Khomeni…Kỳ này bà sang phỏng vấn Thượng Tọa Thích trí Quang. Gặp tôi, ba nhờ tôi thông dịch bài phỏng vấn này. Bà thường bắt tôi chiều chiều ngồi xích lô đi dạo Saigon.
Bà mất năm 2006---bà phun khói thuốc lá như núi lửa!
Dân Pháp ở Saigon thời đó phần đông là dân Corse, ở lại Việt Nam sinh sống sau 1954. Họ thường là các chủ nhà hàng sang trọng ở Saigon như Givral, Brodard, La Cigale hay La Casita.
Dominique chủ tiệm giải khát Givral (quên mất họ) có một collection bộ polo Montaigu phong phú nhất Đô thành, các thanh niên thèm rỏ dãi ! Tôi có quen biết mấy người Pháp này, nhưng sau 1974 thì không biết số phận họ ra sao.
Gia đình Corse có vai vế là gia đinh họ d’Ornano .Ông anh cả là Paul, được bầu làm Sénateur des Francais d’Outre Mer. Người em là Pierre, Chủ tịch Công ty Tiramani-d’Ornano có nhiều bất động sản giá trị tại Saigon, Vũng Tầu Long Thành va Đà Lạt.
Ngoài ra ông còn là chủ nhà hàng ăn Atabea đường Nguyễn Huệ. Thỉnh thoảng chúng tôi kéo nhau đến đây ăn trưa, ra về cháy túi.
Vợ Pierre la Jolynne, người Huê kỳ gốc Ý. Bà người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn vui tươi và thích làm công tác tự nguyện xã hội.
Những ngày cuối tuần, bà cùng một đám bạn bè tổ chức đưa tôi đến trại đồng bào Thượng đang tị nạn tại Long Thành. Tại đây tôi khám bệnh và phát thuốc cho đồng bào. Thuốc men do chúng tôi đi xin của các Labo như Tenamid hay Roussel…
Một hôm , trong trại có một đứa nhỏ bị tiêu chẩy nặng, tôi khám thấy nó bị mất quá nhiều nước , tôi chuyền cho nó một chai nước biển và thu xếp chuyển nó về bệnh viện Nguyễn văn Học là nơi tôi đang làm việc.
Jolynne tự nguyện bế đứa nhỏ trong xe. Xuốt dọc đường từ Long Thành về đến Saigon, đứa nhỏ tiểu tiện đại tiện tùm lum lên quần bà Jolynne, thế mà bà vẫn thản nhiên, không hề lộ vẻ ghê tởm gớm ghiếc, thật tôi chưa hề gặp một ba đầm nào gan lì nhẫn nại như bà này ! Jolynne thường tổ chức các buổi tiếp tân hoặc cơm tối hay mời tôi tới tham dự. Khi tôi lấy vợ, Jolynne và một bà bạn mua tặng vợ chồng tôi 12 con vịt con ! Nhà tôi có một cái ao nhỏ.
Trong một bữa tiệc, bà đã giới thiệu tôi với một nhân vật là người sau nay đã xoay chuyển đời sống của tôi. Đó la bác sĩ James (Jim) Lambeth, Giáo sư Quang tuyến thuộc phái bộ AMA được biệt phái qua Trường Y khoa Đại học Saigon. Sau này ông trở thành vừa là Thầy vừa là bạn thân, như hai anh em ruột thịt. Qua Jim tôi quen biết hầu hết các nhân viên của phái bộ AMA, từ Singer qua Hoover đến Ben Begnigno giáo sư Sản khoa. Jim rất ngạc nhiên khi biết tôi là Y sĩ TQLC được giải ngũ vì bị thương trận, sống lêu bêu không vợ không phòng mạch.
Jim dụ tôi học Quang tuyến, Jolynne thúc dục, tôi chỉ ậm ừ. Thế mà sáng hôm sau Jim đã cho tài xế đến tận nhà đón tôi đi học ! Rồi ngày nào cũng thế, đi học bằng xe số bảng vàng có nữ tài xế lái! Số tôi là số bọc điều, đi đâu cũng có người đưa rước---ở Saigon tôi không biết lái xe hơi ! Tôi không có bằng lái xe màcũng chẳng có thẻ kiểm tra !
Tôi giao thiệp với đủ loại người từ dân giang hồ tứ chiếng qua công an mật vụ lính kín tình báo đến giới văn nghệ sĩ chính khách chính khứa, ai ai tôi cũng tôn trọng ôn hoà nên không mất lòng người nào.
Vì giao thiệp rộng rãi nên một số người nghi tôi hoạt động kín cho hội này đảng kia, hoặc ăn lương của Xịa ( CIA) hay Đờ Bờ (Deuxieme Bureau). Tôi nghe chỉ cười, chẳng dư hơi sức đâu mà cải chính ! Thật tình thi cũng ấp ủ mộng làm một James Bond Mít , nhưng không đủ tai cán năng lực. Mà cũng chẳng thấy ai dụ khị mời mọc !
Kể cũng nực cười, hồi đó gần như hàng ngày chiều nào cũng ngồi tán dóc với Phạm xuân Ẩn và Cao Dao , thế ma chả có ma nào--- kể cả cụ Đinh văn Thuận (nay đã mất) trùm mật thám--- nghi ngờ Phạm xuân Ẩn ! Sau 75 mới lòi ra Ẩn là một Đại tá (sau thăng Trung tướng) củaMặt Trận ! Thật ra thì cả chính quyềnVNCHthời đó đều bị xâm nhập lũng đoạn. Nhiệm vụ của Ẩn là phao tin va bán tin thất thiệt cho báo chí ngoại quốc. Muốn biết thêm về Phạm xuân Ẩn xin mời vào Google.
Dân Việt ta hay tin tưởng vào những chuyện trên trời dưới biển khó kiểm chứng , còn những sự thật ngay trước mắt thì lại xua đuổi. Nói cho cùng thi cũng như mọi người, poeple believe only in what they want to believe !
Tôi còn nhớ đến cặp vợ chồng Toby, chồng làm chef de bureau của AP ở Saigon, tôi quên mất tên họ anh chồng. Sau 75 gặp lại nhau ở Washington DC, anh chồng mua đãi tôi miếng pizza , hai thằng ngồi bệt xuống bên lề đường vừa ăn vừa nhắc tới Saigon nước mắt tuôn lã chã, nay nhớ lại chuyện xưa lòng cảm thấy bùi ngùi .
Còn một số bạn Anh Pháp Đức nay không còn nhớ tên họ vi mất liên lạc quá lâu.
Kỳ về Hà Nội thăm mồ mả các cụ, gặp một đám dân da trắng. Nghe họ xi xồ chẳng hiểu gì cả, thì ra họ nói tiếng Nga!
Ôi vang bóng một thời…
Gần khách sạn Métropole, trên đường Ngô Quyền thấy căng một biển ngữ: “Bác Hồ mãi mãi nằm trong quần chúng ta” Tôi cười hỏi đùa chú công an gác cửa:
---Bộ Bác hết chỗ rồi hay sao ma lại mò vao quần người ta mà ở ?!
Chú công an tủm tỉm quay mặt đi không trả lời. Vài ngay sau biển ngữ biến mất.
Tôn Kàn
Mạnh Đông 2015
November 30, 2014