Một khảo sát mới đây của Viện nghiên cứu PEW (Mỹ) về mức độ ủng hộ đối với Tổng thống Nga Putin đã cho kết quả mà có người cho là đáng ngạc nhiên. Người dân Việt Nam đứng đầu trong danh sách, với 70% số người có quan điểm ủng hộ, chỉ thấp hơn so với mức 88% của chính người dân Nga.
Kể thì đáng ngạc nhiên thật, khi người ta biết rằng huyền thoại thành tri cách mạng vô sản thế giới được nhồi nhét vào đầu người dân Việt nam từ suốt thời toàn trị Hồ chí Minh thập niên 1950 đã bị bể nát khi Liên sô xụp đổ nhanh chóng cùng với khối Đông Âu năm 1991. Và cũng ngạc nhiên thật đối với những tin tức tràn ngập vì sự nghèo nàn, tệ mạt của xã hội Nga thập niên 90 trong quần chúng VN cũng như thế giới, sau khi bức màn sắt sụp đổ. Mà hệ quả là ấn tượng sâu sắc cho rằng Nga chỉ còn là một đống bùng nhùng hỗn loạn, với sự phân rã đấu đá giữa các thành phần thân Tây phương đổi mới và những kẻ thủ cựu cực đoan gồm cả tả lẫn hữu, kết quả của 70 năm chuyên chính vô sản. Tất cả đã khiến Nga trở thành một con số không to tướng trên chính trường thế giới, trong khi TC ổn định đi lên.
Có người đã cố giải thích rằng đó là do tàn tích của sự nhồi sọ vào đầu đa số người VN miền Bắc lớn tuổi và trưởng thành trong chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà, mà biểu tượng nổi bật là bài thơ ca tụng Stalinecủa Tố Hữu. Luận cứ này nghe thoáng qua thì tưởng như là có lý, nhưng nếu để ý rằng trên 50% dân chúng VN hiện nay là sinh ra sau 1975, nghĩa là không biết gì bao nhiêu về tuyên truyền Liên Sô vĩ đại, nhưng biết rất rõ vì đã trải qua, tình trạng nghèo đói thống khổ VN và sự thoái trào của Liên sô thập niên 80-90 trở đi, thì thấy là không ổn.
Ngay cả trong giới lãnh đạo VC, thì Nga đã không còn là chỗ dựa. Vì thế cho nên đã quay về TQ từ đầu thập niên 1990, mà cụ thể là từ hội nghị Thành Đô và những hội họp tiếp theo, với những điều ước dâng đất nhượng biển, giữ bí mật cho tới nay, và do đó dã phải im lặng trước những biện pháp của TQ xác định chủ quyền có được từ những hiệp ước này trên vùng Hoàng Sa Trường Sa và vịnh Bắc Việt.
Những người ngạc nhiên cũng là những người được đọc những bài báo Âu Mỹ viết về Putin với những màn trình diễn khoe tài đủ kiểu cách, tới mức độ mà có thể coi là lố bịch. Như đấu nhu đạo đai đen cấp 6, lái trực thăng, lái phản lực, bắn súng, lặn dưới biển sâu thám hiểm, giúp các hoạt động khoa học theo rõi cá voi, gấu trắng bắc cực, hổ Tây bá lợi á vân vân và vân vân. Đặc biệt là những tường trình về thái độ của Putin được kể là xâm lăng bán đảo Crimea và giúp quân ly khai miền đông Ukraine.
Người ta cũng nêu ra con số người Việt có thiện cảm với Mỹ là 88% trong độ tuổi từ 18-29, 77% với nhóm tuổi 30-49, và 64% cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên, để mà củng cố cho luận cứ giải thích con số 70% người VN ủng hộ Putin không thể nào có lý do khác hơn là ảnh hường của sự thiên lệch đầu óc, đã có do sự nhồi sọ thởi toàn trị mà bỏ qua những hành động kể là độc tài của Putin.
Nếu cứ cho rằng ủng hộ Putin vì thành kiến thiên lệch có từ thời toàn trị như thế thì chưa chắc đã hẳn là đúng. Vì như trên đã nói con số người trẻ ngày nay chiếm đa số ở VN, nghĩa là có nhiều hảo cảm với Mỹ như thống kê vừa nói ở đoạn trên. Có lẽ phải nhìn dưới một khiá cạnh khác: đó là vai trò của các mạng điện tử, mà qua đây, người ta có thể có những ngưồn tin khác nhau để suy nghĩ. Putin là người trình diễn quảng cáo lố bịch, là người có các biện pháp trấn áp các thành phần đối lập quyết liệt, nhưng cũng là người quyết liệt đối với các hoạt động gọi là “dân sự” được hỗ trợ mạnh mẽ từ ngoài để lũng đoạn chính trường Nga như thập niên 1990 và 2000 cho tới khi Putin trúng cử tổng thống lần thứ hai – nói cho rõ là chống Putin. Hành động của Putin tại Ukraine bị coi là xâm lắng ở Ukraine dưới góc nhìn Tây phương, nhưng ngược lại đã được nhìn bởi dân Nga như là chống lại sự bành trướng của Âu Mỹ qua những hoạt động lật đổ tổng thống hợp pháp Yanukovych, mà sự thân Nga không thể là lý do để biện minh. Và người dân Nga cũng biết rằng Putin đã lấy lại vị trí cường quốc của Nga trên thế giới, như lời hứa hẹn lùc tranh cử tổng thống lần thứ nhất, năm 2000, dù không đứng đầu thì cũng là thứ hai thứ ba, sau Mỹ.
Người Việt nam, hay người dân nước nào trên thế giới mà không có quan điểm chính trị hay quyền lợi dính chặt với chính phủ các nước Âu Mỹ, thì cũng phải thích Putin, nếu đứng từ góc nhìn này, góc nhìn của một kẻ bàng quan trước những dữ kiện khách quan có thể thấy. Thích là thích vậy thôi, nhưng không nhất thiết là tôn thờ Putin như các lãnh tụ Liên sô Trung quốc vĩ đại thời toàn trị. Cũng tương tự như người ta có thể thích đô la Mỹ, đời sống Mỹ, tình trạng dân chủ Mỹ, nhưng không nhất thỉết thích các chính trị gia Mỹ, mà lời nói cũng như quan điểm chính trị không có gi bảo đảm rằng là đáng tin cậy, ít nhất là từ sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt tới nay, trên các vùng thế giới.
Thạch Trung Ẩn
(ngày 14 tháng 8/2015)