Ý nghĩa những thăm dò thống kê
Lâm Phong
Đài RFA (Á châu tự do) mới loan đi kết quả thăm dò của công ty thăm dò ý kiến Mỹ kỳ cựu Gallup công bố ngày 29 tháng 12, sau những hỏi ý ngẫu nhiên không chọn lựa, qua điện thoại805 người Hoa Kỳ trên 18 tuổi, để xếp hạng các nhân vật được ngưỡng mộ trên toàn thế giới. Kết quả là về phiá nam giới, tổng thống Obama đứng đầu, tiếp theo là Đức Giáo Hoàng Francisco, cựu Tổng thống Bill Clinton, Mục sư Billy Graham, và cựu Tổng thống George W. Bush. Benjamin Netanyahu đứng thứ 10, Putin thứ 11. Cũng nói thêm rằng ông Obama bẩy năm liền ở vị trí này.Về phiá nữ giới, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton đứng đầu, kế đến là nghệ sĩ Oprah Winfrey, người được giải Nobel hoà bình Malala Yousafzai, cựu ngọai trưởng Condoleeza Rice, và đệ nhất phu nhân Michelle Obama. Bà Clinton 17 trong 18 năm qua đứng thứ nhất.
Có người cho rằng tổng thống Obama được ngưỡng mộ 7 năm liền kể là hơi lạ, vì những việc ông làmkhông có gì đáng kể trong một nhiệm kỳ rưỡi tổng thống, cho tới nay. Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton 17 năm liền đứng đầu phiá nữ, cũng khó hiểu tại sao, ngay cả sau khi toà lãnhMỹ ở Bengazhi Lybia bị biểu tình tấn công và đại sứ Mỹ bị giết chết cùng mấy tùy tùng thân cận.
Tại sao như vậy? Chỉ có thể nói rằng điều tra của Gallup đã không chính xác, bởi vì số người phỏng vấn quá nhỏ, 805 người so với tổng số dân Mỹ trên 300 triệu. Nhưng còn một lý do nữa, là đa số dân Mỹ không chú ý đến các vấn đề chính trị, vì thế cho nên không cập nhật tin tức, và không chịu hợp tác trả lời. Những người trả lời là những người ít nhiều nghe tin tức, dựa trên nghe hơi loáng thoáng, hoặc định kiến sẵn có. Nói khác đi, những tên tuổi được nhắc đến nhiều trên truyền thông là những tên được chọn lựa trong thăm dò. Như bà Hillary Clinton được truyền thông Mỹ liên tục đưa tin các loại, từ chuyện lên chức bà ngoại đến chuyện diễn văn đắt giá 300,000 đô một bài, nhằm sửa soạn cho bà ra ứng cử tổng thống năm 2016. Oprah Winfrey thì khỏi nói vì là chủ là một chương trình TV đông khán giả kéo dài nhiều năm.
Malala Yousafzai là một cô gái Afghanistan 15 tuổi năm 2012 bị bắn vào đầu bởi một quân Taliban trên xe buýt, được chở sang London cứu chữa và sống sót. Truyền thông liên tục truyền đi những tin tức cho cô là một học sinh đấu tranh đòi quyền được đi học cho con gái. Cô được cho đi gặp các nhà lãnh đạo chính trị, như thủ tướng Anh, tổng thống Mỹ vân vân, và được cho ra Liên hiệp quốc đọc diễn văn. Tháng 10/2014, cô được trao giải Nobel hoà bình vì đấu tranh vô cùng can đảm.
Thủ tướng Do Thái Netanyahu thì ra vào Bạch cung như đi chợ, để áp lực đòi hỏi tổng thống Obama thay đổi điều này, bỏ vất điều kia trong chuyện điều đình với Palestine, Iran, vân vân… Và luôn luôn những phê bình của Netanyahu đối với các phát biểu của tổng thống, ngoại trưởng Mỹ được loan đi đầy đủ cũng như bình luận.
Còn tổng thống Nga Putin mà dân Mỹ không để ý đến chính trị nếu có biết và ngưỡng mộ ở hàng thứ 11 thì cũng không lạ lắm. Vì tên Putin đã không ngừng xuất hiện trên truyền thông từ tháng 6/2013 khi Ed Snowden tố giác cơ quan an ninh quốc gia NSA theo rõi dân Mỹ một cách bất hợp pháp, ra ngoài lãnh vực quyền hạn thì Putin đã khai thác chuyện này một cách linh động và thủ đoạn để đẩy các nhà chính trị Mỹ mà đứng đầu là tổng thống Obama vào thế bị động, rồi tiếp theo là khai thác vụ Mỹ và khối Nato giúp cuộc đảo chính tổng thống thân Nga Yanukovych tháng 2/2014 cho tới nay. Có ghét Putin đến mấy thì cũng phải thấy Putin là tay thủ đoạn trên cơ Obama.
Tóm lại, xét qua cuộc thăm dò Gallup này, thì người ta lại thêm một lần nữa đồng ý với cái nhận định rằng con số thống kê không nói dối, nhưng cách đặt câu hỏi để có con số và phân tích con số thống kê thì có thể là đưa ấn tượng không đúng sự thực. Đó là một kỹ thuật thường dùng để lèo lái dư luận của truyền thông Âu Mỹ.
Lâm Phong
(Ngày 1 tháng 1/2015)
-----------------------------------------------
Bàn Chuyện Thời Sự - Bác Sĩ Trần Xuân Ninh và Tuệ Vân.
TV1. Ngày 31 tháng 12/2014 tổng thống Mahmoud Abbas của chính quyền Palestine đã xin gia nhập vào Hội đồng các nước trong Toà Án Hình sự quốc tế, sau khi mà hội đồng bảo an Liên hiệp quốc bác bỏ đề nghị đòi Do Thái phải rút ra khỏi những vùng đã chiếm của Palestine trước năm 2017. Với hành động này của ông Mahmoud thì Palestine đã trở thành một quan sát viên trong hội nghị thường niên của 122 nước trong toà án quốc tế, nhưng không thuộc quyền tài phán của toà. Cũng tương tự như đại hội Liên hiệp quốc năm 2012 đã bỏ phiếu cho Palestine làm quan sát viên tại Liên hiệp quốc, nhưng không phải là hội viên. Theo các hãng truyền thông thế giới, Mỹ và Do Thái đã phản đối quyết định này của ông Mahmoud. Phát ngôn viên bộ ngoại giao Mỹ Jeff Rathke nói rằng đây là một hành động “phản tác dụng”, chỉ làm cho Do Thái và Palestine càng xa nhau. Một chuyên viên ở trung tâm Chính sách và nghiên cứu thăm dò cho rằng chắc chắn sẽ có những biện pháp chế tài của Mỹ và Do Thái làm cho chính quyền Palestine ngày càng khập khiễng yếu đi mở đầu cho sự biến mất của chính quyền này.
Bác sĩ N. nghĩ sao về tương lai của chính quyền Palestine của Mahmoud Abbas và của dân Palestine?
TXN1. Đây là một trò chính trị cho dân Palestine tiếp tục ăn bánh vẽ, và cho quần chúng thế giới vô tình tin là vấn đề Palestine tiếp tục nhúc nhích, với sự trung gian thúc đẩy của chính phủ tướng Al Sisi của Ai Cập thân Mỹ và Do Thái. Toà án hình sự quốc tế theo tôi chỉ là một cơ chế bánh vẽ không có thẩm quyền gì cả, trừ việc đem xử vài nhân vật chính trị nhược tiểu tay sai Á Phi. Các cơ quan truyền thông đã loan tin và bình luận để làm cho hành động của Abbas có vẻ như quan trọng lắm. Thí dụ như nói rằng là việc này mở ra một cái mặt trận mới trong cuộc tranh chấp Trung Đông mà cái việc này có thể dẫn tới sự truy tố các nhân vật Do Thái là những tội phạm chiến tranh và có thể tạo ra những cái biện pháp chế tài quan trọng từ Washington và từ Jerusalem. Tuyên bố của chính trị gia Mỹ Jeff Rahtke tuyên bố chỉ cốt để tạo ấn tượng rằng đây là một hành động quan trọng ghê gớm.
Theo tôi thì Abbas chẳng có cân lạng nào từ đầu đến nay và nhất là sau vụ Do Thái đánh vào Gaza mà cứ im thin thít. Cái vai trò quan sát viên ở toà án của chính quyền Palestine này chẳng khác gì vai trò quan sát viên của bộ máy hành chính Palestine (Palestine authority) ở LHQ từ năm 2012. Để kéo dài cái gọi là nỗ lực điều đình giải quyết vấn đề Palestin đã bắt đầu từ thập niên 90, sau hội nghị Oslo, và Palestine tiếp tục mất đất dài dài cho tới nay. Còn riêng về cá nhân Mahmoud có ra đi thì sẽ có người khác thay thế tiếp tục nhận tiền viện trợ của Mỹ và Do Thái để điều hành cái cơ quan hành chính Palestin bù nhìn ở Ramallah. Cho tới khi Palestine không còn đất cho Do Thái chiếm nữa.
TV2. Ngày 31 tháng 1/2014, một trái hoả tiễn đã rơi xuống nhà một thường dân đang có đám cưới làm chết 15 người và 40 người bị thương ở tỉnh Helmand, Afghanistan. Trong khi đó thì người ta biết rằng ngày 1/1/2015 thì quân lực Mỹ và khối Nato chấm dứt vai trò hành quân ở Afghanistan và sẽ chỉ còn giữ vai huấn luyện cho quân đội và Afghanistan mà thôi. Bác sĩ N. nghĩ sao về tương lai của Afghanistan, và tình hình an ninh ở đây sẽ ra sao,khi mà Mỹ và Âu châu không hành quân dẹp Taliban nữa?
TXN2. Những cuộc hành quân quy uớc trên mười năm qua tốn kém và không có bao nhiêu kết quả trong việc ổn định tình hình Afghanistan, và tạo chống đối ở Mỹ và các nước Nato khác bởi vì dân chúng ở Mỹ cũng như ở các nước Âu châu này không ai muốn chiến tranh để mà chết ở một cái vùng đất xa xôi cả. Cái vai trò mà gọi là huấn luyện thực ra là chỉ hình thức bề nổi. Cái thực là để tiến hành chiến tranh phối hợp tình báo và hành quân lực lượng đặc biệt, là chiến lược mới của Mỹ mà chúng ta đã biết. Dân Afghanistan tiếp tục chết vì chiến lược chiến tranh mới này, dưới hình thức những vụ nổ bom phá hoại tiêu diệt lẫn nhau với những chiêu bài tôn giáo và bộ lạc.
TV3. Alexei Navalny, nhân vật chống đối Putin quyết liệt qua những tố cáo tham nhũng vừa mới bị toà xử 3 năm rưỡi án treo về tội gian lận thuế má, còn em của Navalny đã bị tù ba năm. Navalny đã cho rằng chính phủ quyết định như vậy để làm áp lực lên ông ta. Hàng ngàn người đã tụ họp ở công trường đỏ ủng hộ Navalny và phản đối quyết định của toà án, Navalny đã đi thẳng từ toà sau khi được thả để ra công trường đỏ biểu tình. Nhưng đã bị bắt và sau đó thì đã được thả ra. Báo Washington Post đã có một bài viết rằng Putin năm 2015 sẽ trở thành một nhà độc tài thật sự. Trong khi đó thì các nguồn tin quốc tế khác nhauđều đồng ý rằng uy tín Putinđối với dân chúng Nga, vẫn ở mức cao, trên 80%, mặc dầu rằng đời sống khó khăn hơn vì giá dầu sút giảm trầm trọng, chỉ còn 50% giá trước đây. Tin Tây phương cho rằng Nga sẽ đi vào suy thoái năm 2015. Có thực rằng Nga sẽ đi vào lế lối độc tài toàn trị trước đây để đối phó với những chống đối của quần chúng hay không? Những phong trào chống đối Putin với cả trăm ngàn người, từ trước khi ông ứng cử tổng thống sẽ ra sao? mạnh mẽ lên vì các khó khăn đời sống hay càng ngày càng giảm, như là người ta đã thấy qua cuộc biểu tình mới rồi có chừng ngàn người ở Công trường Đỏ.
TXN3. Theo tôi thì Putin đã xử dụng rất hiệu quả khẩu hiệu lấy lại vị trí cường quốc trên thế giới của Nga, mà ông ta đưa ra từ khi bắt đầu ứng cử tổng thống đầu thế kỷ thứ 21, năm 2000. Lòng yêu nước của dân Nga khó có thể bị thách đố. Những đấu tranh biểu tình hay đòi hỏi tự do vân vân sẽ không có bao nhiêu kết quả, vì luật khai báo của Nga bắt các sinh hoạt xã hội dân sự nhận tiền thế giới phải kê khai rõ là nhận tiền ngoại quốc, và làm việc cho ngoại quốc. Thả Navalny, cho án treo là một biện pháp đối phó với đấu tranh hợp pháp của xã hội dân sự. Putin cũng xử dụng các biện pháp đối phó tương tự đã và đang dùng ở Mỹ cho các chính trị gia bất đồng qua việc thả Navalny.
TV4. Một tướng cao cấp của lực lượng bảo vệ cách mạng Iran cố vấn cho Iraq để chống lực lượng nhà nước Hồi giáo ISIS đã bị tử thương. Trường hợp ông này bị chết ra sao thì chưa rõ. Khi mà có một tướng ở Iraq như thế thì sự can dự tại đây của Iran không thể coi là nhỏ. Tại sao Mỹ không nói gì nhiều về vụ can dự này, và tại sao Mỹ đã tổ chức một liên minh chống ISIS bằng những cuộc oanh tạc, nhưng lại không phối hợp với Iran trong nỗ lực này?
TXN4. Điều này chỉ cho chúng ta thấy rõ thêm cái thành phần phức tạp của lực lượng nhà nước Hồi giáo ISIS. Trong lực lượng này thì có những thành phần do Mỹ và Do Thái và các nước Ả Rập theo Mỹ dựng nên để đánh Syria, và để áp lực lên chính quyền Shiite của Nouri al Maliki ở Iraq sau khi Mỹ rút đi, đã có khuynh hướng thân gần với Iran. Có những thành phần Sunni chống Mỹ, chống Assad, và chống chính quyền Shiite Iraq trong lực lượng ISIS. Iran thì đánh các thành phần chống Shiite, là giáo phái Hồi giáo thân Iran, và chống Syria. ISIS sẽ là yếu tố gây bất ổn ở trong vùng để cho ngư ông Do Thái và Mỹ thủ lợi. Cuộc chiến Iraq hiện nay tương tự như cuộc chiến Iraq do Mỹ và Do Thái viện trợ cho Saddam Hussein dựa trên giáo phái Sunni thiểu số để đánh trả thù Iran của giáo chủ Khomeinei đã qua cuộc đảo chính năm 1979 lật đổ chính quyền của vua Shah Reza Pahlavi, tay sai của Mỹ. Trong cuộc chiến này, giáo phái Shiite của Nouri al Maliki được Mỹ dựng lên để thay thế Saddam Hussein và phe Hồi giáo Sunni. Nay trở thành cuộc chiến Sunni mà một phần là chống Shiite. Kết quả là Iraq sẽ tiếp tục lủng củng lộn xộn, bên cạnh một điều rối loạn nữa là cái yếu tố người Kurds được quyền tự trị bởi Mỹ.
TV5. Bà Yulia Tymoshenko, một lãnh tụ cuộc cách mạng da cam ở Ukraine, đã từng làm thủ tướng Ukraine và bị tù về tội tham nhũng. Bà được thả ra sau khi tổng thống thân Nga Yanukovych bị lật đổ hồi tháng 2/2014 bằng những cuộc biểu tình kéo dài ở công trường Maidan thủ đô Kiev. Rồi sau đó sang Đức chữa bệnh. Bà mới viết một bài báo trên tờ Irish Times khẳng định quyết tâm của dân Ukraine tự định đoạt số phận của Ukraine, không chấp nhận bất cứ một thoả hiệp nào của thế giới với Nga trong hành động chiếm đoạt vùng đông nam Ukraine. Và thất bại của Nga sẽ không thể tránh, nhưng bao giờ thì không thể nói. Vì bà cho rằng khả năng của Ukraine chống cự lại Nga và khả năng của thế giới chống lại bành trướng của bạo lực là tùy theo các lãnh tụ thế giới của hiểu hay không rằng hoà dịu chỉ khuyến khích xâm lăng. Bà cũng nhắc lại vai trò của Tầu trong sự giúp Nga, nhưng cho rằng không hẳn sự giúp đỡ này là tận tình. Tương lai của Ukraine sẽ ra sao trong năm 2015, trước sự kiên quyết chống đối của dân Ukraine như bà Tymoshenko nói?
TXN5. Chính trị gia Tymoshenko là điển hình của những nhà chính trị Cộng Sản, hay là dưới chế độ Cộng sản, được biến thái bởi Mỹ và Tây phương để mà trở thành những tư bản đối tác với Mỹ và Tây phương. Cho nên bà Tymoshenko nói trên nguyên tắc thì rất là hăng nhưng mà trên thực tế thì cũng đã chỉ thẳng ra là tương lai của Ukraine sẽ tùy thuộc vào sự suy nghĩ và quyết định của những nhà lãnh đạo chính trị Tây phương và Mỹ.
TV6. Một vài bạn giang hồ điện tử gửi cho TV một mối nối (link) khuyên là “coi gấp” (có lẽ vì sợ bị lấy đi), để vào youtube xem một chương trình ca nhạc Thúy Nga Paris by night 113 kỷ niệm 30 năm hoạt động của trung tâm này. TV đã xem qua nhân mùa những ngày nghỉ cuối năm. Thì không thấy gì đặc biệt. Chỉ là những âm thanh mầu sắc xanh đỏ múa may như thường lệ. TV có chuyển cho bác sĩ N, tuy biết là bác sĩ ít có thì giờ giải trí. Nhân mùa nghỉ cuối năm. Bác sĩ đã coi chưa? Nếu có thì xin cho vài ý kiến về cái chương trình giải trí cuối năm này.
TXN6. Ngoài TV thì tôi cũng nhận được mối nối kết từ trên giang hồ điện tử để xem cái chương trình Paris 113. Tôi có vào xem nhẩy vài quãng. Mở đầu thấy một bà phì nộn với những dấu vết điển hình giải phẫu thẩm mỹ. Và một chuỗi những quảng cáo khen tặng khác từ các giới VN khác nhau, qua cách ăn mặc và phát biểu ở các miền trong nước và các cộng đồng VN trên thế giới để cho thấy sự hoan nghênh rộng rãi Paris by night trên khắp thế giới. Qua cái cuộc xem nhẩy quãng này thì tôi thấy cái chương trình này chẳng có một chút nội dung nào đáng kể. Những nhạc thì nói cho đúng chỉ là những âm thanh ồn ào nhộn nhịp. Và những múa may thì tôi cũng chẳng thấy gì là đặc biệt. Nói tóm lại là kỹ thuật thì theo cái kiểu Mỹ và Tây phương của những màn trình diễn tức là những show giải trí hàng ngày. Có một điểm đặc biệt mà tôi thấy đáng để ý là trong quảng cáo tuy nói là kỷ niệm 30 năm thành lập Thúy Nga, hoạt động Thúy Nga nhưng trong giòng quảng cáo thì đề: Chủ đề 1975-2015: tôi là người Việt Nam. Phải chăng câu này có ý rằng là tôi chỉ là người Việt Nam từ năm 1975 đến nay? Trước năm 1975 thì tôi là người gì? Sự thâm hiểm gây ấn tượng sai lạc là ở chỗ này. Nghĩ lại thì phải chăng cái loại “tôi là người VN 1975-2015” mà Paris by night 113 muốn nói là loại xuất hiện trong cuốn video từ cái gốc VC biến thái ăn mặc loè loẹt lố lăng, ồn ào theo những hình thức cặn bã Tây Mỹ trên sân khấu giải trí dựa trên âm thanh và mầu sắc với những hành động lố lăng? Ngoài ra thì còn câu viết: “Quay hình tại Casino Lagvegastl-a-g-v-e-g-a-s-t. Chữ Lagvegast này, đọc người bình thường không hiểu là ở đâu. Nghĩ mãi mới đoán ra được đó là Las Vegas, viết theo lối “đỉnh cao trí tuệ loài người” VC. Biết nguồn gốc của kẻ sản xuất rồi, tôi thấy không còn có ý kiến gì thêm nữa.
Đầu năm làm việc như thế này kể đã là nhiều. Xin quý vị thính giả cho phép chương trình bcts tạm ngưng ở đây. Xin kính chào tạm biệt quý vị thính giả. Xin cám ơn TV. Xin hẹn gặp lại quý vị và TV trong một kỳ tới.