Các quý vị vừa nghe một bài hát nổi tiếng, và hay, của Cuba, là bài Guantanamera,. Nghĩa là người con gái ở Guantanamo. Bài hát khởi thủy chi là một bài hát tình cảm lãng mạn, thập niên 1920, nhưng đã đuợc đặt cho nhiều lời khác nhau qua nhiều giai đoạn, mang tính đấu tranh và ái quốc, và được trình bầy bởi nhiều ca sĩ và ban nhạc nổi danh Cuba và thế giới. Tại Cuba dưới chế độ Công sản Fidel Castro, bài này đã được trình bày với lời kể là có tính cách ái quốc. Và âm điệu bài này ngày nay được xử dụng tại Thụy Điển trên trang điện tử Pantamera để vận động dân chúng gia tăng tái sinh vật liệu để bảo vệ môi trường. Nhưng Guantanamo còn là một địa danh nổi tiếng và được nhắc đến nhiều trên các tin thời sự Mỹ và thế giới nữa, ít nhất là trong hơn một thập niên qua. Bởi vì trước hết, Guantanamo là tên căn cử hải quân Mỹ ở Cuba mà Mỹ còn giữ lại cho tới nay, sau khi Fidel Castro chiếm được Cuba và thiết lập chế độ cộng sản tại đảo quốc cách xa Mỹ 90 dặm này. Nó là biểu tượng sức mạnh Mỹ không thể bị lấn áp ở đây.
Nhưng tại căn cứ hải quân này, Mỹ vào tháng giêng năm 2002 đã cho thành lập một trại giam những kẻ bị nghi là khủng bố bắt được trong cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu, đa số từ Afghanistan, một số là từ Iraq và các nước khác, ở vùng cực nam Phi châu và Nam Á châu vân vân…Bộ trưởng quốc phòng lúc đó là Donald Rumsfeld tuyên bố rằng những kẻ bị giam trong trại tù này là những kẻ cực kỳ nguy hiểm, cần được thẩm tra một cách gọi là “tối hảo” để lấy tin tức, và sẽ bị truy tố như những phạm nhân chiến tranh. Tối hảo có nghĩa rằng là có thể dùng đủ mọi hình thức. Trại giam này được điều hành bởi một ban đặc nhiệm (Joint Task force Guantanamo. GTMO), Những tù nhân tại đây không được hưởng sự bảo vệ của quy chế tù binh Geneva, vì họ không được kể là quân lính.
Các tin tức về sự hành hạ tàn tệ tù nhân dần dần lọt ra ngoài, và Hội Ân xá quốc tế năm 2005 đã gọi trại giam là “quần đảo Gulag của thời đại chúng ta”. Năm 2006 Liên hiệp quốc đã kêu gọi đóng cửa trại giam, một cách vô hiệu quả. Những hình thức tra tấn gồm đủ lại nhục hình có thể tưởng tượng được, hay đã được thực hiện từ lâu, gồm từ trấn nước, đến đánh đập, hành hạ vật chất và tinh thần đủ loại để bắt tù nhân cung khai. Những phương thức này đã được chấp thuân cho thi hành bời bộ trưởng Rumsfeld và tổng thống Bush con. Khi những tin tức này được loan đi thì đã có rất nhiều phê phán về chính sách đối xử tàn bạo này.
Tông thống Obama là người đã chủ trương đóng cửa trại tù này khi tranh cử nhưng đã nấn ná chần chừ cho tới nay, và đã chỉ từng bước giải quyết vấn đề theo giai đoạn tùy những đòi hỏi chính trị. Một số tù được thả. Một số được chuyển đi các nước khác để tiếp tục khai thác hay theo dõi. Hiện còn 122 người đang bị giữ trong trại, chưa biết và chưa thể chuyển đi đâu bởi vì vướng víu đủ loại quy tắc và những mâu thuẫn chính trị phe phái Mỹ. Mặt khác, vì tình trạng tiết lộ thực trạng của trại tù Guantanamo, những người tù này không thể dễ dàng cho biến mất.
Cũng vì những phương thức đối xử tàn bạo bị tiết lộ ra toàn thế giới, có thể nói dư luận đa số không đồng tình với những lý luận biện bác của Mỹ, là nước vẫn đề cao tôn trọng con người, nhưng lại đối xử với một số nghi phạm khủng bố, hay là kẻ thù của Mỹ, mộtcách khác con người. Cái phức tạp nữa là một số tù nhân, khi được thả ra, đã trở về tham gia hoạt động thánh chiến quyết liệt chống Mỹ.
Có thể vì thế, mà tổng thống Obama mới đây, ngày 19 tháng 3/2015 trong một sinh hoạt cộng đồng ở thành phố Cleveland, tiểu bang Ohio, nói rằng nghĩ lại, ông thấy nếu có thể quyết định lại thì đánglý ra ông đã phải đóng cửa trại tù Guantanamo từ ngày đầu tiên nhận chức. Ông nói “Tôi đã không đóng cửa ngay vì lúc đó cả hai đảng đều đồng ý là phải đóng cửa”. Và “tôi đã nghĩ rằng chúng tôi có sự đồng thuận để có thể làm việc này một cách chọn lựa. Nhưng mà chính trị đã trở thành khó khăn và người ta lo sợ, vì những biện thuyết hùng hồn quanh chuyện đó”. Do đó chính phủ của ông đã chọn con đường “ít chống đối nhất và để cho trại tù tiếp tục mở cửa, nhưng mà ông cũng nhận thấy rằng chuyện này không phải rằng “nước chúng ta là như thế và chuyện này đã bị những kẻ khủng bố trên thế giới xử dụng để tuyển mộ những quân thánh chiến”.
Ông Obama đã có can đảm nhìn lại cái thái độ quyết định của mình một cách thành thực. Nhưng mà ông cũng còn nhiều điều cần phải nhìn thành thực tương tự về những quyết định khác nữa trong chính sách nội trị và ngoại giao Mỹ mà ông đã thi hành cho tới nay. Tuy nhiên, nói ra như thế về một việc kể là đã qua rồi, thì cũng chẳng ích lợi gì bao nhiêu. Cái cần là trong gần hai năm còn lại, ông biết nhìn thành thực để mà có thể làm gì thực sự có ích. Chứ không phải là chờ làm xong chuyện không ra gì để rồi nhận lỗi cho qua, trong một cuốn hồi ký chẳng hạn.
Người nghĩ như thế thì sẽ không ai chờ đọc hồi ký của ông Obama, nếu có.
Originally Posted: April 6, 2015