Trong y học cổ truyền cao hổ thường được dùng làm thuốc bổ dương, vì có nhiều đạm. Ngoài ra nó còn được dùng làm thuốc giảm đau, mạnh gân cốt, trừ tê thấp.Nhưng những tác dụng này mang tính truyền thuyết nhiều hơn là thực chứng.
Read moreGÓP PHẦN GIẢI ĐÁP MỘT NGHI VẤN LIÊN QUAN ĐẾN “CANH GÀ THỌ XƯƠNG” (Trần Huy Bích)
SAI LẦM, HAY TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT CÔ GIÁO TRẺ
Ngày 12-9-2012, cô giáo Hà Thị Thu Thủy dạy tiết cuối trong đề tài ôn tập ca dao cho học sinh lớp 7A10 tại trường Trung học Phổ thông Lômônôxốp ở Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 4 tháng 10, một phụ huynh lớp ấy liên lạc với ban Giám hiệu nhà trường, phàn nàn rằng trong bài tập môn Văn của con có câu “canh gà Thọ Xương là một món ăn ngon của Hà Nội” nhưng câu ấy không được sửa và bài vẫn được cô giáo cho 8 điểm (trên 10). Sau khi tìm hiểu và nhận được thêm thông tin từ các bạn của con, vị phụ huynh ấy vừa khiếu nại với nhà trường, vừa tung tin ra trước dư luận. Sự việc sau đó được phát tán trên mạng, nhiều phụ huynh nhập cuộc, đua nhau chỉ trích cô giáo và đòi kiểm tra lại trình độ học vấn của cô. Nhà trường cho biết cô tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc loại “Giỏi,” và bảo vệ luận văn Thạc sĩ với số điểm tối đa 10/10. Cô giáo Thủy giải thích rằng khi giảng bài thơ của Dương Khuê mà cô gọi là ca dao, có học sinh hỏi, “Có phải đó là món canh của Hà Nội?” cô đã trả lời, “Cũng có nhiều người hiểu như thế, các con cảm nhận như thế nào?” nhưng sau đó không giảng lại rõ hơn cho các em. Có học sinh viết, “Hà Nội còn đặc sắc với những món ăn nổi tiếng như canh gà Thọ Xương,” cô gạch dưới những chữ ấy bằng mực đỏ và ghi nhận xét ở bên lề là “Sai.” Tuy nhiên, có lẽ vì không đủ thời giờ, cô đã không sửa lại cho tất cả các em. Điều đáng nói là sau đó cô giáo Thủy nộp đơn xin từ chức, trở nên trầm cảm nặng, phải vào bệnh viện. Sau khi ra khỏi bệnh viện, cô tắt điện thoại cá nhân vì mệt mỏi trước búa rìu dư luận, không liên lạc với ai nữa, và về quê.
Read moreV À I K Ỷ N I Ệ M V Ụ N v ớ i C Á C V Ị T H Ầ Y (Trần Trung Chính)
Cha ơi, con muốn con trở thành một người đàn ông như cha đã là ”
Kết luận của bài luận ,cậu bé viết : “ Tôi biết Cha tôi thương tôi nhiều lắm , muốn tôi trở thành một người đứng đắn . Nhưng cha ơi, cha chưa bao giờ là bạn của con”
Đọc tới đây, Sir Anthony nước mắt ràn rụa, ông cầm bàn tay của đứa con trai đặt trên vùng trái tim của mình và gật đầu nhè nhẹ biểu lộ sự thấu hiểu. Cậu con trai mỉm cười từ từ nhắm mắt ra đi trong thanh thản : Ôi những người thân thương sống cạnh nhau bao năm trời mà chẳng hiểu nhau ; đến khi hiểu nhau thì một người vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại.
Read moreHãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có (Thiện Quả Đào Văn Bình)
Là người con Phật chúng ta tuyệt đối không vay mượn giá trị, không ngụy tạo giá trị, không sống bằng giá trị giả dối và không che dấu con người thật của mình bằng những hành vi giả dối.
Hãy sống bằng sự giản dị và chân thật. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy chân thật là Niết Bàn. Chân thật giống như viên ngọc trong suốt không tỳ vết. Chân thật giống như sữa mẹ mà không cần pha chế. Chân thật giống như sen cốm, tòa hương thơm ngào ngạt, không cần thêm bất cứ một thứ hương thơm nào khác.
Read moreTâm Động
Mẹ có già, có lẫn, mẹ có thể quên đi hết mọi thứ trên đời, quên đi cả chính bản thân mình nhưng tình yêu dành cho con thì vẫn luôn hiện hữu trong trí nhớ của mẹ. Con chính là cả cuộc đời của mẹ.
Read moreChuyện “Nghề Tổ” - ( Huỳnh Văn Phú)
Có một chuyện quá sức tưởng tượng của con người thường xảy ra tại trại tù Vĩnh Quang Vĩnh Phú, nói ra không ai tin đó là chuyện có thật nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tôi không hề nói dối, cường điệu hay bi thảm hóa vấn đề đâu. Khi tôi kể lại chuyện này, tôi vẫn có đầy đủ các nhân chứng hiện đang sinh sống trên xứ Mỹ này. Đó là chuyện các người tù hình sự (những người dân ở ngoài Bắc can tội cướp của giết người hay các tội hình khác) vì đói quá đã phải ăn cứt. Chư vị có thể nào ngờ được một chuyện như vậy lại xảy ra trong xã hội Cộng Sản không? Chuyện như sau:
Read moreHỏng Rồi Tiếng Nước Tôi!!!. (Captovan)
Ngoài những ngôn ngữ kỳ cục của “BK75”, đại loại như: “ấn tượng, bộ phận người, bức xúc, cục bộ, chỉn chu, đạo cụ, khẩn trương, khống chế, mặt bằng, hồ hởi, năng nổ, phản cảm, quá trình, quỹ thời gian, rốt ráo, sự cố, tác nghiệp, tham quan, thân thương, thiếu đói” v.v.. thì nay (2020) ngôn ngữ VC theo chân ôn dịch VC đang làm đảo lộn ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng của chúng ta khiến những ai còn tha thiết với tiếng Việt phải đau lòng, than theo của cụ Tản Đà:
-“Lễ nghĩa thời nay trời thu sạch, đạo đức cương thường đảo ngược ru”.
Read moreGiấc Mơ Trung Hoa. ( Chinese dream)-Trần Mộng Lâm
Người Trung Hoa rất cay cú vì American dream nên họ bầy đặt ra Giấc Mơ Trung Hoa để đối lại, và nếu Hoa Kỳ có United States of America, thì Giấc Mơ Trung Hoa chính là Đại Trung Hoa với lá cờ 5 ngôi sao và có thể hơn nữa trong tương lai đối đầu với lá cờ của U.S.A.
Read moreHôm Nay Ăn Đồ Gì Nhẩy? (Captovan)
Anh tù ngồi xổm sát bên tôi hỏi nhỏ:
-Hôm nay ăn đồ gì nhẩy?
Tôi hiểu ý anh hỏi chiều nay trở về chuồng, mà là chuồng thật thì trại cho tù ăn cái gì? Khoai lang, củ mì, sắn lát phơi khô, bắp răng ngựa hay cơm trộn thóc? Nó mà cho ăn cơm trắng (“cơm tươi”, cơm không độn) là bỏ mẹ! Cơm chỉ được vừa bằng miệng chén đá, “và” một cái là hết, trong khi nếu bắp răng ngựa thì được một chén đầy có ngọn. Cái lợi thế ăn bắp răng ngựa là tù ta có quyền khoan thai nhai từng hạt một, nhai cho tới khi đi ngủ. Còn ăn “cơm tám giò chả” ư! Làm sao mà nhai từng hạt cơm được?
Read moreTIỄN BIỆT NGƯỜI GÓA PHỤ TRUNG KIÊN. Madam Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ Vũ Văn Lộc)
Cô đã giữ trọn đời làm vợ người lính . Từ vợ Trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân Đại tá trong dinh Tỉnh trưởng . Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến , để rồi 30 tháng 4 năm 1975 trở thành vợ người tử tội .
Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn . Dù thăng cấp , dù thắng hay bại , dù sống hay chết , chồng cô vẫn là người anh hùng . Cô mãi mãi vẫn là người vợ lính . Anh lính đầu đời chinh phu của cô , lúc lấy nhau đeo lon Trung sĩ và khi ra đi đeo lon Đại tá . Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính . Chồng của cô là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn .
Read moreKhông Phải Mọi Người Bắc Đều Giống Nhau (Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng)
Một người lớn tuổi sinh trưởng ở trong Nam đã phát biểu những nhận xét của mình sau khi đã tiếp xúc với 3 loại người Bắc
· Nhóm thứ nhất: Coolies của Pháp nói theo lối it học.
· Nhóm thứ hai: di cư năm 1954, ăn nói văn hoa.
· Nhóm thứ ba: xâm lăng năm 1975, nói năng hạ cấp, đối xử thô bạo
Mặc dầu cùng một phần đất đã sinh ra họ, nhưng sự trau đồi kiến thức, trình độ giáo dục, văn hoá, chính trị, đạo đức, phong thái và tài sản đã xác định rằng:
“KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU,,”
Read moreTÌNH YÊU hay NGƯỜI YÊU RẮC RỐI- Nguyễn Đình Liên
....Nhưng mãi đến hơn hai chục năm sau, tình cờ, tôi mới có dịp gặp lại người bạn cũ này.
Đó là một đêm Giao Thừa âm lịch tại thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah.
Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Trong một căn chung cư ẩm thấp nghèo nàn ở vùng
North Salt Lake. Ngồi trước mặt tôi là một người đàn ông ốm yếu, đầu tóc bạc
trắng, nhìn tôi qua cặp mắt ủ rủ, chính là hắn.
Tôi hỏi hắn:
Chuyện gì đã xảy ra? ông có nhớ tôi đã từng nói với ông là hãy sống hạnh phúc với Hạ và hãy biết quý trọng tấm lòng cao thượng của nàng.
Hắn nhìn tôi, với ánh mắt sáng lên chút diễu cợt, rồi biến mất, chỉ còn hai bên khóe
mắt của hắn tôi nhìn thấy những vết hằn buồn rầu ai oán.
Read moreChữ Hiếu Và Người Già Trong Xã Hội Đông Phương. (Bác Sĩ Hồ Văn Hiền)
Chuyện này nhắc nhở người trẻ hãy nhớ đến bậc sinh thành của mình. Người già cũng nên nhớ xếp lại chuyện cũ, quên bớt những hiềm khích nhỏ nhặt với con cháu, dẹp bớt tự ái, dùng email, facetime, ‘Viber’ hay ‘Zalo’, rộng mở vòng tay "welcome" chúng trở về.
Read moreCon Gái Rượu ( Vũ Thế Thành)
… Bỗng nhiên ông đứng dậy, lảo đảo, một tay vịn mép bàn, và hát:
“Ngày mai lênh đênh trên sông Hương
Theo gió mơ hồ hồn về đâu?
Sóng sầu dâng theo bao năm tháng
Ngóng về đường lối cũ tìm em…”.........
Ông hát không cần người nghe, hát cho chính ông, hát để trang trải nỗi lòng. Rồi ông thẳng người lên:
“Thương em thì thương rất nhiều
mà duyên kiếp lỡ làng rồi
Xa em, lòng anh muốn nói…”.
Read moreLÁ THƯ CUỐI CÙNG (Kính tặng đến những bậc Cha Mẹ bất hạnh)- Du Tử
Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.
Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mủi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao.
Read moreNgười Tù Chung Thân Vượt Ngục-(Tràm Cà Mau)
Tôi thao thức nghĩ đến bà nội tôi, học vấn của bà rất ít, chỉ đọc được năm ba chục chữ nho. Bà dạy con, dạy cháu qua ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ. Việc nào cũng có một câu thích ứng, khôn ngoan để nói ra. Nhắc đi nhắc lại mãi, làm nó len vào ký ức của con cháu, không thể quên, không phai được. Những câu như: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Chồng giận thì vợ làm ngơ, đừng đổ thêm dầu lửa vở nhà thiêu. Một câu nhịn chín câu lành. Thương người như thể thương thân. Điều mình không muốn đừng làm cho người khác. Anh em như thể tay chân. Được mùa chớ phụ môn khoai. Vân vân và vân vân.”
Read moreChuyện học ở miền Nam thời Đệ Nhất Cộng hòa – Những chuyện vụn vặt, kể hoài không hết… (by Biên tập viên in Sài Gòn Xưa)
Những năm thập niên 1940 tại miền Nam Việt Nam, một thế hệ nói gần không gần nhưng xa thì cũng không phải là quá xa, những người thuộc thế hệ này còn không ít nhưng cũng không tính là nhiều. Bởi có những quy luật cuộc sống phần nào đã mang họ đi, vì вệин tật, già yếu, vì những dâu bể của cuộc đời, những biến cố xảy ra trước và sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng….Những người còn trụ lại được đến ngày nay, người thì lưu vong, sống cuộc đời tha hương nơi xứ người; người ở lại đất nước những trải qua những ngày bên lề cuộc sống, họ không sống bằng bệ phóng tương lai và mượn những нồi ức quá khứ để hoài niệm về một thời gian khổ cнιếɴ chinh….
Read moreNỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM CỘNG HOÀ (Vu Tran)
Học đường miền nam Việt Nam dạy con em chúng ta: “Tiên học lễ, hậu học văn. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy”. Ai đã từng được sống thời này chắc chắn nuối tiếc một nền văn hoá NHÂN BẢN nơi học đường và những ai chưa từng được sống thì ước gì được hưởng một nền văn hoá đầy ấp TÌNH NGƯỜI VÀ DÂN TỘC.
Read moreNhớ về thầy Tôn Thất Trình (Trần trung Chính)
Thế hệ của thầy TÔN THẤT TRÌNH từ ngoại quốc về nước phục vụ lúc mới 25 tuổi đời, đã cùng nhau xây dựng và đào luyện nhân tài hữu dụng cho đất nước, nhưng tôi chưa thấy ai vỗ ngực xưng tên tự phong là ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ, nhưng ước mơ của cựu Thủ Tướng LÝ QUANG DIỆU mong rằng Singapore sẽ được ngang bằng với SÀI GÒN HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG đã là một phần thưởng quý giá mà các thành phần trí thức của VNCH rất đáng hãnh diện.
Read moreBác sĩ Vũ Thị Thoa (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Tôi đi thực tập ở Bệnh viện Nhi đồng đường Sư Vạn Hạnh Sàigòn khi học năm thứ ba y khoa đại học. Bệnh viện Nhi đồng lúc đó mới mở được vài năm gồm ba tầng lầu, môt khu hành chính, và một khu khám bệnh ngoại chẩn. Bác sĩ Vũ Thị Thoa lầu 3B, bác sĩ Phan đình Tuân lầu 2B, bác sĩ Phạm Gia Cẩn lầu 1A. Tôi tự cho là may mắn vì được thực tập ở lầu ba với bác sĩ Thoa. Bởi vì bác sĩ Thoa người đẹp đẽ trắng trẻo tươi tắn. Nói giọng Hà nội chính cống. Bác sĩ Tuân thì người Huế, tương đối là lầm lì, không có gì khác đáng chú ý. Còn bác sĩ Cẩn thì được kể là người nói năng hoạt bát, có vẻ “oai phong bậc thầy”, theo như mô tả của các bạn đồng học. Từ bấy đến nay tính ra đã cách hơn một hội (60 năm), theo lối tính thời gian tử vi Đông phương. Cho nên nếu hỏi tôi đã học được những gì trong thời gian ngắn ngủi (cũng không nhớ rõ là mấy tuần) với bác sĩ Thoa lúc đó thì chịu chết không thể nói chính xác.
Read more