Xin chào chị Hà Vũ, cảm ơn chị đã nhận lời phỏng vấn xoay quanh vấn đề “Bình Thuận phá hơn 600 ha rừng làm hồ thuỷ lợi”.
1. Với vai trò là một người khởi xướng "Hành trình 1 tỷ cây xanh”, là người tích cực trong các phong trào trồng rừng, chị nghĩ thế nào về vấn đề phá rừng làm hồ thủy lợi.
👉 Tôi cảm thấy rất xót xa và đau đớn khi nghĩ tới những cái cây hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ, muông thú bị xua đuổi và hệ sinh thái tự nhiên ít ỏi của vùng đất nắng gió Bình Thuận bị phá hủy. Theo tôi các bộ ban ngành liên quan càn xem xét kỹ khi cho phá hủy đi hệ sinh thái rừng hiện hữu. Không để xảy ra những điều hối tiếc sau này khi rừng mất, hồ cạn và nước thiếu như các hồ thủy điện vài năm gần đây.
2. Bình Thuận nói sẽ trồng gấp 3 lần diện tích đã bị phá ở những nơi khác để thay thế diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị mất. Là ng yêu cây cối, theo chị, liệu việc trồng rừng thay thế có tạo được giá trị như những cánh rừng trăm tuổi.
👉 Chắc chắn việc trồng lại gấp 3 lần diện tích rừng hiện hữu để "bù đắp" là 1 con số vô nghĩa! Vì cái cây 6 tháng - 1 năm tuổi ươm bầu không thể đem so sánh với cây thực sinh từ rừng tự nhiên, lại càng không thể đem 3 cây con so với 1 cây hàng trăm năm tuổi được! Nó quá khập khiễng và vô lý! Một cái cây già hàng năm cho ra hàng ngàn hạt giống khỏe mạnh, tương đương với hàng ngàn cây con mới được tái sinh. Còn 1 cây con trồng xuống, tỷ lệ sống chỉ 70-80% với vùng đất tốt, còn những vùng hoang mạc ở Bình Thuận thì tỉ lễ sống phụ thuộc vào việc tưới và chăm sóc. Cây 8-10 năm mới bắt đầu cho hạt thì độ trễ của rừng phục hồi phải là 10 năm mới tạo ra hệ sinh thái.
3. Chị nghĩ sao về việc đánh đổi rừng để làm kinh tế? Và hậu quả của việc phá rừng hàng trăm năm tuổi là gì?
👉 Ở Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới họ đã phát triển mô hình bệnh viện rừng, tắm rừng già tự nhiên để chữa bệnh trong nhiều năm qua! Hay việc giữ rừng, phát triển rừng để bán tín chỉ cacbon cũng là 1 nguồn lợi kinh tế lâu dài, bền vững mà rừng mang lại, nhưng ở Việt Nam chưa khai thác chiều sâu giá trị của rừng như vậy. Người ta mới chỉ nhìn vào giá trị gỗ do rừng tạo ra là chính nên đánh giá không đúng về giá trị của rừng. Chưa kể đến việc phá hủy rừng nơi nay sẽ làm mất mạch nước ngầm, biến đổi khí hậu vùng và làm xâm nhập mặt ở vùng ven biển tăng lên....
Vậy thay vì việc Bình Thuận cho phá rừng làm hồ thủy lợi theo tôi là dùng kinh phí đó phục hồi rừng khắp nơi, nhất là trên những khu đất để hoang hóa bao năm nay, giữ lại hơn 600 hecta rừng hiện hữu, cho trồng đa dạng cây vào rừng sản xuất, cho cải tạo lại hồ chứa nước tự nhiên hiện hữu bên cạnh khu rừng, làm hệ thống kênh dẫn nước hợp lý, hồ chứa nước phù hợp với quy hoạch vùng Nông nghiệp địa phương. Khi ấy sẽ tránh được hậu họa lâu dài, vừa giữ được hệ sinh thái và vẫn đảm bảo 1 phần tưới tiêu cho nông nghiệp.
4. Những cây trăm tuổi ngoài giá trị về kinh tế còn có giá trị quan trọng nhất là gì? (đối với việc giữ đất và nước)
👉 Mỗi cây rừng hàng trăm năm tuổi có bộ rễ sâu tới cả trăm mét trong lòng đất, nó tạo ra hệ thống mạch ngầm, tạo liên kết giữ đất và giữ nước vào mùa mưa, giữ ẩm vào mua nắng, cho hạt giống để tái sinh rừng và phục hồi rừng hàng năm. Nhờ đó mà hệ sinh thái được phục hồi và cân bằng. Những cây gỗ quý lâu năm ở rừng chính là linh hồn của khu rừng đó, không có gì có thể so sánh và đánh đổi được! Rừng mà không có những cây gỗ lâu năm là rừng chết.