Sáng nay một số báo đưa tin “Chính phủ Hà lan sụp đổ”. Thoạt nghe tưởng “kinh thiên động địa”. Thực tế thì chỉ vì muốn hạn chế dòng người xin tị nan đến Hà Lan, nhưng 2 trong số 4 đảng thuộc liên minh cầm quyền không đồng ý, mà Thủ tướng Mark Rutte (thủ lĩnh đảng bảo thủ) đã đệ đơn từ chức của toàn bộ nội các.
Sự tự nguyện từ chức của chính phủ khi không đạt được sự đồng thuận của các đảng phái về một vấn đề nào đó, là biểu hiện của một xã hội nhân văn, dân chủ. Quốc gia mà “Chính phủ sụp đổ” do nội các tự nguyện từ chức là quốc gia chẳng những không sụp đổ, mà trái lại, không ngừng chuyển động về phía thịnh vượng.
Nhưng tin “Chính phủ sụp đổ” thực sự sẽ là “kinh thiên động địa” nếu nó xảy ra ở một số nước khác, chứ không phải ở Hà Lan. Chẳng hạn, với 26 triệu người dân Bắc Triều Tiên thì ‘Chính phủ sụp đổ’ là ước mơ cháy bỏng của nhiều thế hệ.
Cụ Hồ nói “dân chủ là để cho dân được mở miệng”. “Chính phủ sụp đổ”cũng là dân chủ. Và không chỉ mỗi ở Bắc Triều Tiên mới có người dân ước mơ “Chính phủ sụp đổ”.
------------
Phan Châu Thành:
"Chính phủ sụp đổ" ở phương Tây là một thứ rất bình thường, khi đảng cầm quyền không có đa số, không thực thi được chính sách thì thường tự nguyện từ chức, giải tán để những người khác có khả năng hơn lên làm thay.
Đó là điều cực kỳ văn minh và có lợi cho Tổ quốc, Dân tộc, bởi chỉ có những người có khả năng thực sự mới cải tạo được xã hội, vực lại nền kinh tế để tất cả cùng tiến lên.
Qua cách giật tít của nhà báo Chiều Nay thì nghe như Hà Lan sắp loạn tới nơi. Không hề. Một quốc gia bé tý xíu, có mỗi 17,8 triệu dân mà GDP tận 1.013 tỷ usd, đứng thứ 5 EU và gấp hơn 6 lần Chiều Nay đấy.
Chê bai người khác không làm họ xấu đi hay bản thân chúng ta tốt lên đâu, bởi sự thật vẫn luôn là sự thật.