Nguyễn Phú Hải:
SAU KHI CỐ TBT NGUYỄN VĂN LINH BÍ MẬT NHỜ HOÀNG NHẬT TÂN (CON TRAI CỦA TÊN HOA NAM PHẢN BỘI TỔ QUỐC (QUÊ QUỲNH LƯU NGHỆ AN), CỰU PCT QUỐC HỘI HOÀNG VĂN HOAN, ĐÃ BỊ XỬ TỬ VẮNG MẶT VÌ ĐÀO TẨU SANG TQ, KHI TQ TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC VN 1979, LIÊN LẠC VỚI LÃNH ĐẠO TQ XIN CẦU HOÀ BẰNG HIỆP ƯỚC THÀNH ĐÔ 1990, DO NGUYỄN VĂN LINH, ĐỖ MƯỜI, PHẠM VĂN ĐỒNG KÍ VỚI TQ VÀ HIỆP ƯỚC PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI VIỆT TRUNG THÌ GOOGLE MAPS PHÁT HIỆN DIỆN TÍCH VN BỖNG NHIÊN BIẾN MẤT 20.000 km2 (TRONG ĐÓ ĐẶC BIỆT LÀ BỊ MẤT ẢI NAM QUAN VÀ THÁC BẢN GIỐC).
KHI DƯ LUẬN DẬY SÓNG PHẢN ĐỐI CÁC LÃNH ĐẠO VN ĐÃ BÁN ĐẤT CHO TQ THÌ LÊ KHẢ PHIÊU TUNG TÀI LIỆU NỘI BỘ GIÀNH CHO CÁN BỘ TRUNG CAO CẤP NÓI: HAI BÊN THOẢ THUẬN CHIA CÁC VÙNG TRANH CHẤP (THỰC CHẤT LÀ TOÀN ĐẤT VN, BỊ TQ LẤN CHIẾM) CHO VN = 51 %, TQ = 49 %.
-----------------
BỐ CÁO VỚI ĐỒNG BÀO CẢ NƯỚC ! (Chinh Bui)
Chính phủ nước VN xhcn đã chính thức công bố, giải thích và công nhận Ải Nam quan của tổ tiên người Việt nam cho đến nay đã chính thức "LÀ MỘT CỬA KHẨU BIÊN GIỚI CỦA TRUNG QUỐC".
Hôm qua, một Stt. của anh Diem Dang Huu đưa ra câu hỏi về việc liệu Ải Nam quan còn hay mất, mình có tìm đọc trên từ điển Bách khoa mở (Wikipedia) để xem tư liệu mới nhất thì kinh hãi vì tài liệu chính thức của chính quyền và đảng của Nguyễn Phú Trọng đăng trên Wikipedia tiếng Việt hiện nay đã được sửa mới và chính thức công bố như sau: "Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị" hay "Quan lâu Hữu Nghị Quan": Yǒuyǐ Guān), tên cũ là Trấn Nam quan ("cửa ải trấn giữ phương nam"), trên biên giới Trung Quốc - Việt Nam. Cửa ải này được Trung Quốc XÂY DỰNG TỪ ĐỜI HÁN, nay nằm ở thôn Ải Khẩu, trấn Hữu Nghị, thành phố Bằng Tường, địa cấp thị Sùng Tả, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, cách Bằng Tường 15 Km về phía tây và cách Đồng Đăng 5 kilômét về phía bắc.
Thời phong kiến, biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc được tính từ phía nam Ải Nam Quan một khoảng vài trăm mét. Từ ngày 26 tháng 6 năm 1887, theo "Công ước Về Hoạch định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc" ký giữa Pháp và Nhà Thanh, hai bên đã cắm mốc số 18 để cố định đường biên giới này, vị trí của mốc này cũng được mô tả là "nằm trên con đường từ Nam Quan đến Đồng Đăng". Tuy nhiên MỐC NÀY ĐÃ BỊ MẤT trên bản đồ cắm mốc Pháp - Thanh năm 1894, (nhưng ải vẫn còn sừng sững từ ngàn năm còn người Pháp sang VN từ năm nào thì đảng ta quên) Nam Quan được thể hiện ở phía Bắc đường biên giới. Tức là theo Công ước Pháp - Thanh, Ải Nam Quan được công nhận là hoàn toàn nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại khu vực này nằm về phía nam Ải Nam Quan một quãng mấy trăm mét, chứ không phải chạy cắt ngang qua Ải Nam Quan như nhiều người Việt Nam VẪN HIỂU LẦM (nguyên văn). Hay nói cách khác, từ ngàn năm trước cho đến thời ông HCM, Lê Duẩn, phía VN đã chiếm đóng trái phép ải này của Trung quốc, chỉ đến khi đám hậu thế Lê đức Anh, Nông đức Mạnh, Trần đức Lương, Lê khả Phiêu lên sửa sai, phía Trung Quốc mới ĐÒI LẠI được "hữu nghị quan" từ tay Việt nam.
Như vậy theo anh em Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh, Trần đức Lương cho đến đám đứng sau Nguyễn Phú Trọng sau này thì hàng ngàn năm qua cha ông ta đã chiếm đóng trái phép lãnh thổ Trung Nguyên, nhiều lần đem quân sang đất Hán, vi phạm biên giới Hán để mai phục đánh hoặc đón quân "bạn", sứ giả "bạn" trước khi "bạn" tiến vào xâm lược, giết hại dân ta. Đặc biệt, câu chuyện đại khai quốc công thần thời hậu Lê, Nguyễn Trãi gạt lệ tiễn cha là Nguyễn Phi Khanh tại nơi đây hóa ra là xảy ra trên đất Tàu, lịch sử VN xưa nay toàn ghi sai sự thật. (Đây là comment của mình hôm qua trên trang của anh Diem Dang Huu).
VÀ Giai thoại Nguyễn Trãi tiễn biệt phụ thân là Nguyễn Phi Khanh tại Ải Nam Quan.
Tháng 6, năm Đinh Hợi 1407.
Sau khi nhà Minh xua quân sang xâm chiếm nước Nam thì Trương Phụ sai Liễu Thăng lùng bắt thành phần trí thức, để ngăn ngừa sự kêu gọi dân chúng nổi dậy đòi lại quyền tự trị. Trong số những người bị bắt để giải về Tầu, có Nguyễn Phi Khanh.Theo sử liệu, Nguyễn Phi Khanh là một sỹ phu uyên bác, làu thông kinh sử nên được quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy kèm các cậu ấm cô chiêu trong gia tộc. Tình yêu đã nảy nở giữa thầy trò như một định mệnh sắp đặt và Nguyễn Phi Khanh sau đó kết hôn cùng Trần Thị Thái, ái nữ của quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Nguyễn Trãi là kết quả cuộc tình của đôi trai tài gái sắc.
Nguyễn Trãi lẽo đẽo theo cha từ nơi giặc Minh bắt được cha, suốt chặng đường dẫn giải về Kim Lăng. Khi đến Ải Nam Quan, giáp ranh giới Trung Hoa, Nguyễn Phi Khanh đã quyết liệt lớn tiếng, dạy con lần cuối rằng “Hãy quay về Nam, tìm đường phục hận, hơn là rỏ lệ nam nhi ủy mỵ trên đoạn đường thống hận hờn oan này! Nguyễn Trãi lấy bình nước trên vai, muốn dâng cha một ly nước tiễn biệt nhưng hỡi ơi, bình nước mang theo đã cạn!
Quá đau lòng, Nguyễn Trãi ngửa mặt nhìn trời, khóc nấc lên 3 tiếng, rồi quỳ xuống, cất tiếng bi thương: “Khấn lạy Chư Phật mười phương, khấn lạy hồn thiêng sông núi, nếu nước Nam còn có cơ hội phục hồi tự chủ, xin ban cho con bình nước ngọt, từ đất Việt thân yêu, thay nước mắt tiễn biệt cha già!” Khấn lạy xong, quá bi phẫn, Nguyễn Trãi dậm mạnh chân xuống đất. Mầu nhiệm thay, từ nền đất khô cứng đã phun lên nguồn nước mát trong. Nguyễn Trãi quỳ xụp xuống, tạ ơn trên rồi hứng nước thiêng đó, dâng cha. Dòng suối thiêng liêng từ đấy được dân chúng địa phương gọi là suối Phi Khanh.
Trong bài thơ "Hận Nam quan" của Hoàng Cầm có đoạn Nguyễn Phi Khanh dặn con:
Về ngay đi! Ghi nhớ hận Nam Quan
Bên Kim Lăng, cho đến ngày nhắm mắt
Cha nguyện cầu con lấy lại giang san.
NguyễnTrãi:
Hận Nam Quan, biết bao giờ phai nhạt,
Biết bao giờ cạn lệ khóc cha già..
Trải qua bao lần tranh chấp biên giới, các vị vua nước Nam quyết một mất một còn, giữ từng tất đất quê Cha đất Tổ. Đặc biệt, hơn 18 lần dưới triều Lý, các vị vua nước Nam đã can trường phá Tống, bình Chiêm, không để một tấc đất của nước Nam lọt vào tay phương Bắc.
LẦN NÀY THÌ ẢI NAM QUAN ĐÃ MẤT VĨNH VIỄN SAU HIỆP ĐỊNH PHÂN ĐỊNH BIÊN GIỚI GIỮA ĐCS VIỆT NAM VÀ ĐCS TRUNG QUỐC. Nói cách khác, cho đến khi hai đảng CS lên cầm quyền ở 2 nước thì phía TQ đã đoạt được Ải Nam quan mà không tốn một viên đạn do ĐCS VN dâng hiến.