Tháng 4. 2022, trước mối lo ngại về cuộc chiến tranh thế giới thứ ba có thể xảy ra, tân thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đến Nhật. Lần đầu tiên, từ sau nỗi đau của kẻ chiến bại, hai con hổ dữ lại ngồi vào bàn thương nghị.
Khác với những người tiền nhiệm, xem Trung Quốc là trọng tâm của châu Á, trong chuyến công du đầu tiên ở châu Á, Scholz không đến Trung Quốc mà đến Nhật Bản. Bước đi bất ngờ của Scholz đã khuấy động sự giận dữ của Trung Quốc và cả Nga.
Thủ tướng Đức cần một đồng minh tin cậy ở khu vực Thái Bình Dương. Nhưng, liệu Đức và Nhật có thể tin tưởng được nhau, sau những đổ vỡ quan hệ ngoại giao trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và lần thứ hai? Chung một quá khứ và hiện đang có những điểm tương đồng kỳ lạ, họ lại cùng nhau vẽ ra một thế giới mới.
https://www.facebook.com/.../pfbid02o4HeCFajVM531UFP4uJ1M...
Hôm nay, 18.03.2023, Scholz đưa bộ nội các của mình quay lại Nhật, chính thức thiết lập mối quan hệ nhị hùng.
Những ngày sắp đến, nước Đức sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trên biển Thái Bình Dương. Con hổ dữ đang chuyển mình đứng dậy, liệu nó có biến thành nỗi khiếp hãi của cả thế giới như 100 năm trước?
VTP-LTH giới thiệu bài báo mới nhất của n-tv.
*
⚡️ Mở rộng quan hệ với Nhật Bản
💥 SCHOLZ VÀ CÁC BỘ TRƯỞNG RA MẮT TẠI TOKYO
VTP-LTH dịch
18.03.2023
Thủ tướng Scholz dẫn phái đoàn sáu bộ trưởng đến Nhật Bản. Cả hai quốc gia cùng cam kết hợp tác chặt chẽ để đưa nhau "lên một tầm cao mới" – trong các vấn đề an ninh năng lượng cũng như quốc phòng.
Thủ tướng Olaf Scholz, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và một số bộ trưởng của cả hai bên đã gặp nhau tại Tokyo trong cuộc tham vấn liên chính phủ Đức - Nhật lần đầu tiên. Khi bắt đầu cuộc đàm phán, Kishida nói rằng điều này sẽ đưa mối quan hệ vốn đã thân thiết giữa hai nước "lên một tầm cao mới". Scholz cũng nói về một "dấu hiệu của những mối quan hệ rất tốt". "Các cuộc tham vấn của chính phủ sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác chiến lược của chúng tôi và đó là một đóng góp rất quan trọng, nhằm mang lại cho sự hợp tác chặt chẽ này một động lực mới mà chúng tôi muốn cùng nhau đạt đến."
Scholz đến Tokyo cùng với sáu bộ trưởng quan trọng nhất của mình. Robert Habeck (Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Kinh tế), Annalena Baerbock (Bộ trưởng Ngoại giao), Christian Lindner (Bộ trưởng Tài chính), Nancy Faeser (Bộ trưởng Nội vụ), Boris Pistorius (Bộ trưởng Quốc phòng) và Volker Wissing (Bộ trưởng Giao thông). Các cuộc tham vấn của chính phủ - tức là các cuộc họp của một số thành viên nội các từ cả hai bên - không có gì mới đối với chính phủ Liên Bang Đức. Trong quá khứ, Đức đã từng có tham vấn chính phủ với Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Israel và cho đến năm 2012, cả với Nga. Bằng cách này, mối quan hệ với các đối tác vốn đã thân thiết hoặc có tầm quan trọng chiến lược sẽ được làm sâu sắc thêm. Đối với Nhật Bản, đây là những cuộc tham vấn chính phủ đầu tiên của Đức từ trước đến nay.
Các cuộc hội đàm sẽ tập trung vào chủ đề an ninh kinh tế. Trọng tâm chính là mở rộng hợp tác quốc tế để giảm bớt sự phụ thuộc vào các cường quốc kinh tế riêng lẻ, ví dụ như khi nhập khẩu nguyên liệu thô. Đức muốn rút ra bài học từ sự phụ thuộc trước đây vào khí đốt của Nga, mà nó phải được cứu chữa khi Nga đưa quân vào xâm lược Ukraine.
Nhật Bản, quốc gia cũng nhập khẩu nguyên liệu thô trên quy mô lớn, đã ban hành luật riêng về an ninh kinh tế mà chính phủ liên bang xem là mẫu mực. Chủ đề ưu tiên là việc thành lập một cơ quan riêng biệt để liên kết giữa hai chính phủ. Cuộc họp cũng giải quyết các vấn đề về quốc phòng. Quân đội Liên Bang Đức đã gửi một tàu chiến và các máy bay chiến đấu đến khu vực Thái Bình Dương để tăng cường hợp tác với các lực lượng vũ trang đồng minh ở đó. Trong năm nay Đức muốn tham gia diễn tập quân sự tại Thái Bình Dương.
VTP-LTH dịch
https://www.n-tv.de/.../Scholz-und-Minister-feiern...
— with Nguyễn Thị Hà and Anton Lê Anh.